Trong những ngày hè nóng bức, hoặc khi chúng ta sử dụng quá nhiều ứng dụng nặng, smartphone có thể trở nên nóng đến mức khó cầm nắm. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu cho người dùng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị.
Một số người dùng đã nghĩ đến việc đặt smartphone vào tủ lạnh. Đây có vẻ là một ý tưởng hấp dẫn vì tủ lạnh có khả năng hạ nhiệt rất nhanh. Nhưng liệu đây có phải là cách làm hiệu quả và an toàn cho chiếc điện thoại yêu quý của bạn?
Có nên đặt smartphone vào tủ lạnh để làm mát nhanh?
Trên thực tế cho thấy thì chưa từng có trường hợp nào mà điện thoại bị nổ tung gây nguy hiểm khi cho vào tủ lạnh. Vì thế việc bỏ điện thoại vào tủ lạnh rất an toàn cho người dùng. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng rất nặng nề đến thiết bị di động của bạn.
Khi điện thoại của bạn đang nóng bị bỏ vào nơi lạnh đột ngột thì các chi tiết kim loại bên trong sẽ dễ hỏng hơn bởi bị co giãn đột ngột. Ngoài ra vì môi trường bên trong tủ lạnh thường có hơi ẩm cao từ thực phẩm nên nếu như bạn bỏ điện thoại vào tủ lạnh cũng sẽ khiến máy bị nhiễm ẩm, từ đó gây ra lỗi phần mềm cũng như phần cứng.
Ngay cả khi điện thoại đã được cho vào túi chống nước thì về lâu dài điện thoại của bạn vẫn sẽ bị giảm tuổi thọ nhanh hơn.
Mẹo làm mát điện thoại an toàn
Điện thoại bị nóng sẽ chạy chậm hơn, làm bạn khó chịu. Vậy nếu bỏ điện thoại vào tủ lạnh không an toàn hoặc dùng ứng dụng làm mát cũng không hiệu quả. Vậy nên làm thế nào để làm mát điện thoại? Dưới đây là một số mẹo làm mát dành cho bạn.
Sử dụng đúng loại sạc
Để sạc nhanh thì người dùng sử dụng các loại cáp sạc và củ sạc kém chất lượng sẽ khiến dòng điện vào điện thoại không kiểm soát. Từ đó khiến điện thoại sẽ nóng lên nhanh do dòng sạc không được điều tiết. Và có thể rất dễ bị nổ tung khi nhiệt độ tăng cao. Và đây là lý do các nhà sản xuất vẫn thường khuyên người dùng nên sử dụng sạc chính hãng.
Tháo ốp điện thoại khi máy nóng
Chắc hẳn ai cũng sử dụng ốp lưng để bảo vệ điện thoại. Và ốp lưng sẽ khiến điện thoại không tỏa nhiệt được từ đó gây nên tình trạng nóng máy. Để khắc phục tình trạng này bạn nên có thể tháo ốp điện thoại khi dùng trong thời gian dài hoặc lúc đang sạc.
Cập nhật thường xuyên hệ điều hành điện thoại
Các hệ điều hành lỗi thời, không tương thích với điện thoại sẽ làm tốn nhiều thời gian để chạy các ứng dụng hơn. Và đây là nguyên nhân hàng đầu làm nóng máy. Trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý cập nhật hệ điều hành mới thường xuyên để máy chạy mượt mà hơn nhé.
Tắt bớt các ứng dụng
Nhiều người dùng có thói quen quên tắt các ứng dụng sau khi dùng xong hoặc tạm thoát ra. Sau một thời gian, các ứng dụng chạy ngầm này sẽ khiến điện thoại nóng và chạy chậm hơn. Ngoài ra điện thoại chạy nhiều ứng dụng cùng lúc cũng sẽ khiến điện thoại nhanh hết pin hơn.
Thay vì dùng mẹo bỏ điện thoại vào tủ lạnh thì người dùng chỉ cần tắt bớt các ứng dụng không cần thiết cũng để làm mát điện thoại rồi.
Độ sáng màn hình vừa phải
Tương tự các ứng dụng thừa, điện thoại có độ sáng màn hình quá cao cũng sẽ nhanh nóng lên vì phải làm việc đa nhiệm. Vì thế bạn hãy giảm độ sáng màn hình xuống khoảng 30 đến 40% để giúp điện thoại không nóng lên nhanh. Ngoài ra cũng bảo vệ đôi mắt của chính mình.
Khởi động lại thiết bị điện thoại của bạn
Trong trường hợp điện thoại có quá nhiều ứng dụng đang chạy ngầm không thể tắt hết bạn hãy khởi động lại điện thoại sẽ giúp máy giải phóng bớt RAM và giúp làm mát điện thoại.
Không đặt trực tiếp điện thoại dưới ánh nắng mặt trời
Cũng như các thiết bị khác, điện thoại đặt gần những nguồn nhiệt như mặt trời, bếp,… cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng và nhanh nóng lên hơn. Chính vì thế khi không sử dụng bạn hãy đặt điện thoại ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Mặc dù ý tưởng đặt smartphone vào tủ lạnh để làm mát nhanh có thể nghe hấp dẫn, nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây hại cho thiết bị của bạn. Sử dụng các phương pháp làm mát an toàn hơn sẽ giúp bạn bảo vệ smartphone và duy trì tuổi thọ của nó. Hãy chăm sóc thiết bị của mình một cách thông minh và an toàn!