Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại...

Có nên bỏ kỳ thi ‘2 trong 1’, khôi phục thi đại học?


Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Đó có phải là những bất cập đã, đang và sẽ tiếp tục nảy sinh sau 8 năm tổ chức kỳ thi “2 trong 1”, xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng?

Nhiều câu hỏi đang được đặt ra đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia? Đâu là phương án phù hợp, có thể mang lại sự thỏa đáng và khách quan nhất?

Có nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại học? - 1

Những bất cập trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức quyết định gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học vào làm một với kỳ vọng, giúp các trường đại học có thể sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để xét tuyển đại học.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng mục tiêu của kỳ thi THPT không đạt được như kỳ vọng: “Kỳ vọng về việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT cho việc xét tuyển đại học… mục tiêu không cao lắm, nhất là khi sự phân hóa không cao lắm, đặc biệt ít sự phân hóa trong kỳ thi THPT hàng năm”.

Bên cạnh đó, việc chuyển từ thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm từ năm 2017 đã tạo thành cơn mưa điểm 10 với trên 4.200 bài thi, gấp 70 lần so với năm 2016. Điểm thi cao khiến điểm chuẩn của các trường tăng cao đột biến, thậm chí vượt qua mức 30 điểm, khiến không ít thí sinh và các phụ huynh không kịp trở tay.

Đặc biệt, việc chuyển đổi môn Toán thi trắc nghiệm cũng đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi không phát huy được kỹ năng tư duy logic, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của học sinh và chưa tạo sự công bằng trong học tập và thi cử. Nhiều học sinh trông vào sự may rủi hơn là tập trung tự ôn tập.

Em Lê Đức Trí, sinh viên năm thứ nhất, Học viện Ngân hàng, Hà Nội bày tỏ: “Với cách thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, các môn đều thi bằng hình thức trắc nghiệm, ngay cả môn Toán, nên điểm thi không phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh và không phát huy tư duy logic.

Nhiều bạn trong lớp học bình thường nhưng khi thi điểm đứng đầu lớp. Hoặc điểm thi tốt nghiệp các môn quá cao dẫn đến điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đại học rất cao, 27, 28 điểm mới đỗ đại học, thậm chí, nhiều trường hợp thủ khoa thi Tốt nghiệp vẫn trượt đại học”.

Theo một số chuyên gia, kỳ thi THPT thực chất là để xem xét chất lượng dạy và học có đạt được những yêu cầu do Nhà nước đề ra trong chương trình giáo dục phổ thông. Thực tế cho thấy, hiện nay, có trên 90% học sinh đỗ tốt nghiệp, thậm chí tại nhiều địa phương con số này lên tới trên 100%.

Trong khi, Việt Nam đang hướng tới phổ cập THPT, theo một thính giả, chất lượng tốt nghiệp THPT chỉ cần yêu cầu ở mức trung bình, không nhất thiết đầu tư quá lớn cho một kỳ thi hay thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường.

Một thính giả nêu ý kiến: “Hàng năm, dù là thi theo kiểu nào tập trung hay không tập trung… đều bộc lộ những bất cập như tốn tiền, tức là chúng ta sẽ mất quá nhiều tiền, hàng nghìn tỷ rồi. Thứ hai, việc tuyển sinh đại học dựa trên điểm thi THPT cũng không khoa học chút nào, do đó nó không đạt được yêu cầu. Việc tuyển sinh đại học không ăn nhập với kỳ thi THPT. Theo tôi, không nên thi theo kiểu bây giờ tốn kém, làm sao thi được phải để đỡ tiền. Thi đại học nên tách riêng ra”.

Một số ý kiến cho rằng, cần xem xét lại cách thức tổ chức thi THPT hiện nay, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đửa giải pháp tháo gỡ, đề xuất Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cần sự đổi mới trong kỳ thi THPT

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, mặc dù, thời gian qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa đạt được kỳ vọng về việc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT cho việc xét tuyển vào đại học do thiếu sự phân hóa, nhưng nó vẫn rất cần thiết.

Kỳ thi THPT quốc gia rất quan trọng để xếp hạng các trường THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo, đồng thời đánh giá tình hình học tập của các học sinh. Những môn nào học sinh yếu để chúng ta có những chính sách phù hợp trong những năm tiếp theo. Do vậy, đây là một kỳ thi cần thiết. Tuy nhiên, cần có cách tổ chức như thế nào cho đỡ mệt mỏi thí sinh dự thi, không tạo sự tốn kém trong xã hội.

Thay vì tổ chức thi trong một ngày, học sinh tốn quá nhiều công sức, thời gian đi lại, thì có thể chia kỳ thi đó thành nhiều giai đoạn để các trường có thể thực hiện. Nếu áp dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đặc biệt phải trung thực thì chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức kỳ thi ở từng trường phổ thông dựa trên nền tảng ngân hàng đề thi quốc gia. Nếu làm được việc đó, Hiệu trưởng các trường THPT có thể cấp Giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh trong tương lai”, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nói.

Có nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại học? - 2

Hiện nay, đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, đại biểu Quốc hội, GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng, sau năm 2025 việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cần có sự cải cách cho phù hợp với tình hình thực tế:

“Còn 1 năm nữa chúng ta vẫn tiếp tục giữ kỳ thi này. Còn từ năm 2025 trở đi, theo chúng tôi vẫn tổ chức kỳ thi 2 trong 1 nhưng số môn thi tối đa chỉ 4 môn thi, trong đó 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Như vậy sẽ giảm áp lực cho học sinh. Hai môn tự chọn trong 9 môn còn lại phù hợp với chương trình, đúng với tinh thần chương trình là phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Hiện tại chúng ta đang thi 6 môn”, ông Thành nêu quan điểm.

Thầy Đinh Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng, về lâu dài, ngành giáo dục cần phải có lộ trình, chuẩn bị về nguồn nhân lực, lựa chọn các chuyên gia, từng bước xây dựng được ngân hàng đề thi để tạo sự chủ động trong việc tổ chức kỳ thi THPT: “Khi mà chúng ta đã xây dựng được một ngân hàng đủ để đáp ứng, một năm chúng ta có thể tổ chức kỳ thi từ 1- 2 lần. Trong tương lai vẫn là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng  theo từng khu vực, theo từng địa bàn tỉnh thành phố, hướng tới lâu dài. Các trường ĐH với sự tự chủ có thể có nhiều hình thức để xét tuyển phù hợp”.

Từ thực tế quá trình đi xin việc làm, theo Đinh Thế Hùng ở Hà Nội, bằng tốt nghiệp THPT chưa phải là tấm vé để xin vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nên khâu tổ chức có thể đơn giản hóa.

“Nếu như các trường đại học có thể tự tổ chức một kỳ thi mang phong cách, yêu cầu riêng, thì họ có thể tự tổ chức mà không nhất thiết phải dựa trên kết quả theo kỳ thi THPT quốc gia. Theo quan điểm của em, cái bằng cấp 3 không còn quá là đủ để có thể xin việc đi làm phục vụ cho việc đi làm nữa. Nếu như có thể tối giản, chỉ cần cấp bằng chứng nhận tốt nghiệp cho các bạn không có nhu cầu thi đại học”, Hùng chia sẻ.

PV(VOV Giao thông)



Nguồn

Cùng chủ đề

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ

Từ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng. Từ khi vào lớp 10, Nguyễn Khôi Nguyên (SN 2007, Trà Vinh) đã xác định vào đại học bằng hình thức xét học bạ. Được nhiều học sinh khoá trên tư vấn hình thức này dễ trúng tuyển đại học hơn, Nguyên đã lên kế hoạch học tập bài bản để sở hữu học bạ đẹp với...

Nộp bài thi sớm để về bê gạch thuê, nam sinh vẫn đỗ đại học top đầu thế giới

Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh đặc biệt, Lâm Vạn Đông (Vân Nam, Trung Quốc) không có tiền để đi học thêm. Suốt thời phổ thông, cậu vừa đi học vừa đi làm thêm công việc chân tay để đỡ đần bố mẹ. Có khoảng thời gian, bố ốm nặng, tiền thuốc men trở thành gánh nặng của gia đình, Đông từng nghĩ đến việc bỏ học để cùng mẹ kiếm tiền lo cho bố.Vốn tư chất thông...

Vinh danh các đề tài đạt giải cao cuộc thi ‘Ý tưởng nghiên cứu khoa học kỹ thuật’

DNVN - Sau khi kết thúc cuộc thi “Ý tưởng nghiên cứu khoa học kỹ thuật” lần thứ II năm 2024, các ý tưởng đạt giải nhất, giải nhì và giải ba sẽ được Trường Đại học Trà Vinh hỗ trợ điều kiện thực nghiệm để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các vitamin khác, trong đó vitamin D và B12 tương đối cao. Vitamin D giúp hấp thu canxi, đóng vai trò...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ...

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm

Giá xăng dầu thế giới hôm nayLúc 6h30 ngày 9/11, giá dầu WTI giảm 1,98 USD (tương đương 2,74%) xuống 70,38 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,76 USD xuống còn 73,87 USD/thùng, tương đương giảm 2,33%.Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2%. Các nhà giao dịch đã bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi...

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước: Công Phượng lại ghi bàn?

Tâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết tâm có được chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình.Nhận định Trẻ TP.HCM vs Bình...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

Sinh viên có thể “ăn Tết” tới 4 tuần

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên cả nước khá dài khi có trường cho nghỉ tới 28 ngày. Một trường ở TP.HCM cho sinh viên học online trước và sau 1 tuần để có thể ở quê tới 4 tuần. ...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất