Bác sĩ Nguyễn Thu Hà, Tổ trưởng tổ Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết chất béo là chất sinh nhiều năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nên ăn một lượng phù hợp với nhu cầu và khả năng ăn uống của mỗi người.
Tác hại khi ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo
Gây khó tiêu, đầy bụng: Chất béo là chất sinh nhiều năng lượng và thời gian để tiêu hóa chất béo cũng lâu hơn. Khi ăn thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn sẽ ở dạ dày lâu hơn gây cảm giác khó tiêu, nặng bụng.
Suy giảm hệ vi sinh đường ruột: Ăn nhiều chất béo có hại cho các vi khuẩn đường ruột, việc này làm giảm chức năng tiêu hóa dễ đến khó tiêu.
Tăng cân và béo phì: Ăn nhiều thực phẩm chất béo nhiều lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa. Lượng dư thừa này sẽ tích tụ lại tạo ra mỡ thừa và dẫn đến béo phì.
Tăng nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ và tiểu đường: Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc tiêu thụ nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, bệnh về mạch máu và đột quỵ. Chất béo dư thừa còn gây ra tình trạng kháng insulin (thuốc điều trị tiểu đường), làm nghiêm trọng tình trạng bệnh. Ngoài ra, còn gây ra mụn trứng cá và làm suy giảm chức năng não bộ.
“Việc ăn thực phẩm nhiều chất béo không giúp giữ ấm cơ thể vào ngày lạnh. Thay vào đó là thói quen ăn uống cân đối, đầy đủ; vận động phù hợp với khả năng; lối sống lành mạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh”, bác sĩ Hà chia sẻ.
Một số cách giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh
Theo bác sĩ Hà, có một số cách lành mạnh giúp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh mà người dân có thể tham khảo như:
– Ăn đầy đủ các nhóm chất: Ăn cân đối và đủ số lượng các nhóm thực phẩm: tinh bột, thịt cá, rau, trái cây, sữa. Có thể thêm các gia vị cay nóng vừa phải tạo cảm giác nóng ấm phù hợp.
Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh.
“Trong thời tiết lạnh nên ăn các món ăn còn ấm nóng, điều này giúp làm ấm cơ thể. Việc ăn thức ăn ấm nóng cũng hạn chế các nguy cơ rối loạn tiêu hóa và giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể”, bác sĩ Hà lưu ý.
– Tập thể dục, vận động phù hợp: Việc vận động trong những ngày lạnh cũng làm tăng thân nhiệt hiệu quả.
– Ngủ đủ giấc và hợp lý: Nên ngủ từ 7-8 giờ/ngày và giữ ấm cơ thể khi ngủ.
– Không nên tắm quá lâu: Việc tiếp xúc với nước quá lâu dù là nước nóng hay lạnh cũng dễ làm cho cơ thể mất nhiệt.
– Mặc quần áo phù hợp để giữ ấm.
– Hạn chế ra ngoài trời lúc quá sớm hoặc tối muộn: Thời gian này nhiệt độ xuống thấp nên lạnh hơn những thời điểm khác trong ngày.
Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thời điểm mùa đông thời tiết chuyển lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó việc giữ ấm và dinh dưỡng dự phòng có vai trò quan trọng giúp phòng bệnh nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp.
“Ở cả trẻ nhỏ và người lớn, cần chú ý ăn uống đa dạng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất. Chế biến thức ăn mềm, kết hợp nhiều thực phẩm để tăng hương vị thơm ngon dễ chịu. Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong chế độ ăn để tăng cường vitam
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông cần chú ý giữ ấm bàn chân. Bởi bàn chân được xem như là “trái tim thứ hai” của cơ thể với rất nhiều huyệt đạo. Khi chân bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp, dạ dày và các cơ quan nội tạng nên dễ bị cảm cúm, đau bụng… Vì thế, giữ ấm cho bàn chân là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với nhóm có sức đề kháng yếu như phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. Khi cần mặc ấm, nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì một lớp áo dày. Đây là nguyên tắc giữ ấm hiệu quả, các lớp quần áo sẽ giúp cơ thể giữ được nhiệt bên trong và ngăn cách với môi trường lạnh bên ngoài.