Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó mất động lực học tập?

Có mất động lực học tập?


HỌC NGOẠI NGỮ KHÔNG PHẢI CHỈ VÌ THI TỐT NGHIỆP

Phương Anh, học sinh (HS) lớp 11 Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), cho biết khi đọc tin Bộ GD-ĐT quyết định thi 4 môn, cả lớp em hò reo vui mừng. HS này chia sẻ, dù ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc nhưng hầu như cả lớp vẫn sẽ chọn môn này là môn thi thứ 3, còn môn thứ 4 thì chắc sẽ nhiều lựa chọn khác nhau.

Có mất động lực học tập ? - Ảnh 1.

Một buổi học ngoại ngữ với người nước ngoài của học sinh tại TP.HCM

Trên các nhóm, diễn đàn dành cho HS Hà Nội, không khí “rộn ràng” từ khi Bộ GD-ĐT có quyết định về số môn thi. Hầu hết các ý kiến không mấy quan tâm việc ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc vì HS TP có thế mạnh và nhu cầu học môn này, nên các em cho biết vẫn chọn tiếng Anh để thi.

Khi ngoại ngữ thành môn lựa chọn thi tốt nghiệp THPT, Lâm Vĩnh Khôn, HS lớp 9 Trường THCS Hồng Bàng (TP.HCM), nói rằng em sẽ nhẹ gánh hơn vì không cần phải vùi đầu vào ôn thi. Tuy nhiên, theo nam sinh, tiếng Anh vẫn là công cụ rất cần thiết để “truy cập” thế giới tương lai nên em sẽ tiếp tục ôn luyện năng lực này, nhất là theo hướng thực tiễn hơn.

Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, HS lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), thì băn khoăn vì cho rằng kỳ thi là cột mốc quan trọng để HS đánh giá lại trình độ tiếng Anh của bản thân sau nhiều năm đèn sách. “Nếu bỏ thi bắt buộc, trường có thể “làm thay” bằng cách thiết kế đề cuối kỳ lớp 12 môn tiếng Anh như một đề thi tốt nghiệp THPT”, nữ sinh đề xuất.

HỌC THỰC CHẤT THAY VÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI BÀI THI

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho hay khi HS trường ông biết phương án thi 4 môn, các em đều nói sẽ chọn thi ngoại ngữ bởi không chỉ để tốt nghiệp THPT mà còn đầu tư học, thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Mục đích lớn nhất của việc học là sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống, để lập nghiệp.

Bà Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên (GV) Trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội), cũng cho rằng không có nghĩa không thi thì HS sẽ không học mà các em vẫn phải học ngoại ngữ, vẫn phải hoàn thành chương trình học hằng ngày, hằng tuần theo chương trình giáo dục của nhà trường và thời khóa biểu.

Là GV tiếng Anh, cô Phạm Thị Thu Trang, Trường THPT Kim Bôi (Hòa Bình), chia sẻ mong muốn việc thi cử của HS vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài của xã hội về kiến thức, năng lực người học; vừa tránh gây nặng nề, áp lực cho HS. Đó cũng là lý do cô đồng tình với phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn. Cô Trang cho biết sẽ tăng cường tư vấn về đường hướng học tập; thực hiện dạy học phát triển đầy đủ kỹ năng nghe – nói – đọc – viết; áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực khác… Còn việc thi tốt nghiệp như lâu nay cũng chỉ đánh giá được về ngữ pháp của môn học là chủ yếu, không toàn diện so với mục tiêu của môn học.

Ngoại ngữ không là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT: Có mất động lực học tập? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc sẽ tác động lớn đến việc dạy học trong tương lai, nhưng nghiêng về hướng tích cực nhiều hơn

Ông Hà Hữu Khương, Hiệu trưởng Trường THPT Minh Hà (Hà Nội), cũng nêu quan điểm: “Không phải khi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, HS mới học ngoại ngữ và ngược lại. Thực tế, với không ít HS ngoại ngữ chính là tiếng Anh nhưng lại giỏi ngoại ngữ khác. Việc học môn nào đó không hẳn là để thi mà liên quan đến định hướng nghề nghiệp và con đường học tập sau này của các em. Nếu học chỉ để đi thi thì thái độ học của HS sẽ mang tính đối phó, không thực chất, lâu dài”.

Một chuyên gia về giảng dạy tiếng Anh (đang công tác ở các trường CĐ, ĐH tại TP.HCM) cho biết đề thi tốt nghiệp THPT không thể đánh giá toàn diện năng lực nghe – nói – đọc – viết của thí sinh. Các trường CĐ, ĐH yêu cầu trình độ tiếng Anh nhất định trong chuẩn đầu ra, xét môn tiếng Anh khi tuyển sinh hoặc yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở đầu vào.

“Thế nên, việc xem tiếng Anh là môn thi tự chọn không đồng nghĩa với trình độ tiếng Anh của HS sẽ đi lùi hay cản bước các em hội nhập quốc tế. Thực tế cũng chứng minh, chương trình GDPT hiện nay chưa thể giúp HS giỏi tiếng Anh, đặc biệt ở mảng giao tiếp. Chỉ khi nào các trường CĐ, ĐH bỏ yêu cầu về ngoại ngữ thì mới đáng báo động”, vị chuyên gia nhận xét.

Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang, Trưởng khoa Ngoại ngữ – Hợp tác quốc tế Trường CĐ Nova (TP.HCM), cho rằng bài thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ không giúp HS cải thiện năng lực ngoại ngữ vì chỉ nhằm mục đích kiểm tra lại những gì đã học, chủ yếu là ngữ pháp, từ vựng.

Theo thầy Quang, việc ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc sẽ tác động lớn đến việc dạy học trong tương lai, nhưng nghiêng về hướng tích cực nhiều hơn. Bởi lẽ, GV sẽ được “cởi trói”, không còn dạy để thi mà dạy để HS đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Về lâu dài, điều này sẽ tăng tỷ lệ học thực chất thay vì để đối phó với bài thi. “Nhưng về ngắn hạn, năng lực ngoại ngữ của HS về ngữ pháp, từ vựng sẽ giảm và nhiều trung tâm luyện thi sẽ gặp khó”, thầy Quang dự đoán.

Phải đầu tư để cải thiện chất lượng dạy, học ngoại ngữ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ của HS rất chênh lệch giữa các khu vực khác biệt về cơ sở vật chất và đầu tư học tập cho con người. Ví dụ với môn tiếng Anh, các địa phương có điểm trung bình cao nhất là TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Các địa phương có điểm trung bình thấp nhất là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Đắk Nông… Sự chênh lệch này đã được quan sát thấy trong nhiều năm, như vậy dù có là môn thi bắt buộc với mọi HS nhưng nếu không tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và con người thì kết quả học ngoại ngữ vẫn khó được cải thiện. Như vậy, để cải thiện chất lượng học tập môn ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT xác định phải dựa trên nền tảng cải thiện về cơ sở vật chất và đầu tư cho con người trong việc giảng dạy và học tập môn học này.

Ông Huỳnh Văn Chương

(Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT)

SẼ TÍCH CỰC HƠN KHI CÓ ĐỘNG LỰC TỪ BÊN TRONG

Thầy Hoàng Anh Khoa, thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh ĐH St. Andrews (Anh), hiện là Giám đốc học thuật The M-english Home (TP.HCM), cho rằng HS không có điều kiện phát triển ngoại ngữ, nhất là ở những “vùng trũng”, vẫn có thể thi tốt nghiệp THPT và học cao hơn với thế mạnh của bản thân.

Thầy Khoa cũng nhận định, việc chốt phương án 2+2 sẽ không thể dẫn đến viễn cảnh nhà nhà bỏ ngoại ngữ, mà thậm chí là ngược lại. “GV tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học tiếng Anh cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình. Bởi lẽ, việc học tiếng Anh là do họ lựa chọn, trường ĐH cũng do họ chọn. Mọi thứ sẽ tích cực hơn khi có động lực từ bên trong”, thầy Khoa nói.

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, đồng tình và nhận xét: “Việc không có môn ngoại ngữ sẽ không ảnh hưởng tới việc khuyến khích HS học tích cực ngoại ngữ để hội nhập quốc tế. Học giỏi môn học ngoại ngữ là do chủ quan HS và gia đình mà không phải do môn thi tốt nghiệp định hướng và quyết định”. 

HS miền núi, nông thôn sẽ ít chọn ngoại ngữ ?

Một GV dạy tiếng Anh ở Trường THPT Vị Xuyên (Hà Giang) tỏ ra tâm tư vì lâu nay điểm thi môn ngoại ngữ của Hà Giang vốn “đội sổ” so với cả nước, việc không bắt buộc thi ngoại ngữ chắc sẽ càng khiến HS mất động lực học tập. Nếu như ở TP, HS nhìn thấy rõ nhu cầu học ngoại ngữ để xét tuyển ĐH, để đi du học hoặc học các chương trình tiên tiến bằng tiếng Anh… thì HS ở miền núi không nhìn thấy những ý nghĩa thiết thực ấy của môn học này.

Theo GV này, tỷ lệ HS lựa chọn môn tiếng Anh để thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vẫn có nhưng sẽ rất ít. Chỉ những em thực sự thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ và có định hướng từ sớm xét tuyển ĐH vào tổ hợp có môn học này mới lựa chọn.



Source link

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh tuyên truyền các điển hình trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”

(Tổ Quốc) - Thủ tướng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng cần đẩy mạnh tuyên truyền các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, trọng tâm là tuyên truyền các điển hình trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ...

Loay hoay chờ ‘chốt’ phương án thi vào lớp 10 năm 2025

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT để lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 18/12/2024. Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT của GD&ĐT, học sinh thi vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được...

Nghị lực của cô gái trẻ

Với Phạm Ngọc Như Ý (18 tuổi, quê Bến Tre), học tập chính là con đường mở ra tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và những người thân yêu ...

ChatGPT và những hệ quả tiêu cực phát triển năng lực cho sinh viên

Hiện nay, việc sử dụng ChatGPT trong học tập đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng sinh viên, mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cá nhân hóa học tập và xử lý thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng công cụ này đang gây ra những lo ngại về sự suy giảm khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng mềm, những yếu tố thiết yếu cho sự phát...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không hay biết'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi tế bào. ...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới có thể khiến nhóm người này thay đổi suy nghĩ. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Mới nhất

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới...

Mới nhất