Trang chủKinh tếNông nghiệpCó làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị...

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một


Có một làng rượu Ngâu ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. Dù đem lại giá trị kinh tế không lớn, song người dân nơi đây vẫn miệt mài, bền bỉ giữ nghề.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 1.

Bà Lục Thị Vinh, thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì bên “dây chuyền” nấu rượu Ngâu truyền thống.

Rượu hoa thật lắm công phu

Nhấp ngụm rượu thoảng mùi hoa cúc, ông Phạm Văn Ngọc – Trưởng thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì bồi hồi cho biết, không ai nhớ chính xác rượu Ngâu – món rượu được cất từ hoa cúc ở thôn Yên Ngưu có từ bao giờ, chỉ biết nó xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. Theo sử sách ghi lại, rượu Ngâu được người dân sản xuất ra từ những thế kỷ XIV, XV hoặc trước đó. Trong địa chí của Nguyễn Trãi cũng viết, đất Kinh Kỳ có 2 loại rượu ngon nổi tiếng là rượu nhụy sen và rượu hoa cúc. Rượu hoa cúc ở đây chính là rượu Ngâu, một trong những đặc sản của châu Long Đàm (nay là huyện Thanh Trì), đã từng gắn với câu ca: “Rượu hũ làng Ngâu, bánh đúc trâu làng Tó”…

Theo ông Ngọc, rượu Ngâu là sản phẩm đặc biệt, độc đáo của thôn Yên Ngưu mà không nơi nào có được. Đó là món rượu được nấu theo kiểu truyền thống, phải chưng cất 2 lần và chỉ lấy ở 45 – 50 độ C để không bị nhạt. Rượu có thể để được 5 – 10 năm không hỏng, càng để lâu càng thơm ngon. Men để ủ rượu là loại men người dân tự làm bằng gạo cũ để lâu năm, không dùng men trôi nổi. Gạo để nấu rượu là loại gạo nếp ngon, lựa chọn kỹ. Đặc biệt, loại hoa để làm nên hương vị đặc trưng của rượu Ngâu phải là hoa cúc chi trắng.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 2.

Ông Phạm Văn Ngọc – Trưởng thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp (bìa phải) kiểm tra chất lượng men rượu trước khi cho vào ủ.

Để có được loại mỹ tửu này, người dân làng Ngâu phải chuẩn bị nguyên liệu gần 1 năm, bắt đầu từ việc trồng hoa cúc. Hoa được trồng từ tháng 6 âm lịch đến cuối thu và đầu đông, tháng 11-12 khi thời tiết có gió heo may với nắng nhẹ vàng mới được thu hoạch. Vì nếu hái hoa vào ngày mưa, hoa sẽ bị dập cánh, giảm bớt mùi thơm.

Công việc hái hoa cũng hết sức tỉ mỉ và chau chuốt, phải chọn bông hoa đã đủ độ chín, tức là hoa đã nở hết nhụy vàng chuyển sang màu trắng muốt, tinh khôi nhưng chưa được rụng cánh. Việc phơi sấy hoa cũng phải chọn nắng và gió tự nhiên chứ không sấy trong lò; khi phơi hoa cúc ở những nơi có gió hanh, nắng nhẹ để hoa khô vừa đủ, không để hoa được thừa nắng hay thiếu nắng mới đạt tiêu chuẩn chưng rượu cúc…

Bằng cách nấu lên và chưng cất, rượu Ngâu là sản phẩm kết hợp tinh túy của 3 loại nguyên liệu như trên, bao gồm: gạo nếp, men rượu và hoa cúc. Khi đã cất  được những mẻ rượu hoa cúc sóng sánh, người làm rượu phải qua một công đoạn nữa là hạ thổ để âm dương hài hòa. Rượu được cho vào những chum sành bịt thật kín miệng, rồi chôn xuống đất khoảng 1 năm mới có thể đưa lên thưởng thức. Rượu càng để lâu năm thì men rượu càng thắm, hương càng thơm mà không bay mùi vị.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 3.

Nếm rượu.

Người thưởng thức rượu Ngâu cũng không thể vội vàng. Rượu sau khi hạ thổ được chiết ra nậm (bình nhỏ, cổ cao), khi rót rượu phải rót kiểu nhỏ giọt, từ từ. Chén uống rượu phải là chén nhỏ bằng ngón tay cái gọi là chén mắt trâu. Rượu vừa rót ra đã thoang thoảng một hương thơm kỳ lạ. Khi chén rượu đến kề môi, một mùi hương nhẹ của hoa cúc mùa Thu thoảng lên; nếm sẽ thấy vị cay nồng ở đầu lưỡi rồi lan nhẹ vào vòm miệng. Khi ngậm lại, một mùi hương hoa cúc thoảng nhẹ làm rung động khứu giác, khiến người thưởng rượu như có cảm giác được du ngoạn giữa ngàn hoa…

Không để mai một

Nhận thấy rượu Ngâu là đặc sản độc đáo của địa phương, những năm qua, UBND huyện Thanh Trì đã luôn quan tâm và có những chính sách hỗ trợ người dân địa phương gìn giữ, phát huy giá trị của sản phẩm.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 4.

Hoa cúc – nguyên liệu đặc trưng làm nên hồn cốt rượu Ngâu.

Theo Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp Đỗ Văn Ấu, trước kia số hộ nấu rượu Ngâu ở thôn Yên Ngưu rất nhiều, sau giảm dần theo thời gian, chỉ còn rất ít. Nhằm duy trì và phát triển nghề sản xuất rượu truyền thống, đưa sản phẩm rượu Ngâu xã Tam Hiệp trở thành sản phẩm độc đáo, có thương hiệu của huyện Thanh Trì và TP Hà Nội, năm 2019, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Thương mại rượu Ngâu đã ra đời với sự tham gia của 20 hộ. Phương thức sản xuất lúc này được nâng lên một tầm cao mới, đó là kết hợp nấu rượu thủ công với đầu tư, đổi mới thiêt bị, áp dụng công nghệ tinh chế rượu, nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất. Đồng thời, từng bước tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao hơn nữa mức sống cho các hộ sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ câu kinh tế của địa phương.

Nhờ có bước đi đúng hướng, sản phẩm rượu Ngâu xã Tam Hiệp đã dần khẳng định được thương hiệu, có chỗ đứng và uy tín trên thị trường. Năm 2020, rượu Ngâu được UBND TP Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, từ đó số hộ tham gia sản xuất đông hơn, lên khoảng 50 hộ; sản lượng rượu cũng tăng lên, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn; giá bán cao hơn, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ làm nghề. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết, sản phẩm rượu Ngâu nấu không kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 5.

Rượu Ngâu cũng đã phong phú về mẫu mã.

Năm 2023, xã Tam Hiệp được UBND TP Hà Nội công nhận là điểm du lịch TP. Với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã tiếp tục xác định phát triển du lịch tâm linh gắn với nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trong đó mô hình sản xuất và trải nghiệm quy trình nấu rượu Ngâu được xác định là một trong những sản phẩm mũi nhọn.

Mới đây, trong quá trình khảo sát xây dựng “Con đường di sản Nam Thăng Long Hà Nội”, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã thẩm định kỹ lưỡng các sản phẩm du lịch của xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, trong đó có mô hình sản xuất và trải nghiệm quy trình nấu rượu Ngâu để dự kiến ra mắt vào cuối năm 2024. Tại buổi làm việc, đại diện Sở Du lịch, huyện Thanh Trì và chuyên gia tư vấn đã đánh giá cao giá trị vật chất và tinh thần của rượu Ngâu, loại thức uống với quy trình sản xuất đặc biệt “không nơi nào có được”, như những gì mà người dân thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì vẫn tự hào.

Có làng rượu Ngâu ở đất Kinh Kỳ còn đó hương vị nồng nàn, say đắm, qua hàng thế kỷ vẫn không mai một- Ảnh 6.

Quy trình sản xuất rượu Ngâu truyền thống tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì.

Theo chuyên gia tư vấn Phùng Quang Thắng, Hà Nội có nhiều đặc sản tuyệt vời gắn với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh tới cả nước ngoài như trà sen (Tây Hồ), cốm Vòng (Cầu Giấy)… Rượu Ngâu cũng là một trong những sản phẩm như vậy, rất cần được quan tâm đầu tư, gìn giữ một cách xứng tầm.





Nguồn: https://danviet.vn/co-lang-ruou-ngau-o-dat-kinh-ky-con-do-huong-vi-nong-nan-say-dam-qua-hang-the-ky-van-khong-mai-mot-20240809153305046.htm

Cùng chủ đề

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ Quốc phòng, an ninh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng...

Ban Bí thư yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. ...

Giá vàng giảm mạnh, vàng miếng bốc hơi 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới đã bốc hơi gần 60 USD/ounce, rơi thẳng đứng từ 2.650 USD/ounce xuống sát mốc 2.590 USD/ounce sau phát biểu của chủ tịch Fed. Trong nước, giá vàng sáng nay cũng lao dốc mạnh sau ba ngày "bất động".Công ty...

Bộ GD-ĐT đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. Theo đó, đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, ngay sau khi tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày của triển lãm. ...

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mới nhất

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về...

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 vì hòa bình, hữu nghị

Theo Thủ tướng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự khẳng định cho vai trò và đóng góp của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: TTXVN) Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

Nâng cao kiến thức trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp 

Ngày 14/12, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức thành công chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục với chủ đề: “Cập nhật kiến thức và kỹ năng thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp năm 2024”. PGS.TS Nguyễn Đình Khoa - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chợ Rẫy...

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa...

Bưu điện Việt Nam nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Tối 18/12, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia - giải thưởng danh giá dành cho các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ xuất sắc nhất tại Việt Nam. Với việc đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, Bưu điện Việt Nam đã được lựa chọn để tham...

Mới nhất