Trang chủNewsNhân quyềnCơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam

Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam


Khi tham gia thị trường lao động nước ngoài, lao động nữ di cư phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới.

Ngày 9/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Di cư lao động nước ngoài – Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ các hoạt động của dự án “Tăng cường di cư an toàn cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, lao động Việt Nam đang có mặt ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và khi trở về cũng góp phần nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động.

Di cư lao động nước ngoài: Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu khai mạc. (Ảnh: Lê An)

Sau khi đại dịch Covid -19 được kiểm soát, nhu cầu nhân lực tại các nước tiếp nhận lao động đang có xu hướng gia tăng.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hương, khi tham gia thị trường lao động nước ngoài, lao động nữ di cư phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới, đặc biệt là trong các thời điểm trước, trong khi đi lao động và sau khi trở về nước, cụ thể:

Trước khi đi lao động ở nước ngoài, lao động nữ có xu hướng ít được tiếp cận thông tin tuyển dụng, hạn chế trong việc được đào tạo an toàn, hiệu quả và di cư hợp pháp. Các nội dung đào tạo trước khi ra nước ngoài chưa quan tâm đến các vai trò giới đặc thù của phụ nữ.

Trong quá trình lao động ở nước ngoài, kết quả một số nghiên cứu cho thấy, lao động nữ có điều kiện lao động nặng nhọc, điều kiện sống khó khăn, có nguy cơ bị lạm dụng, bị bóc lột, bị xâm hại tình dục. Trong khi đó, họ có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm hỗ trợ pháp lý, nảy sinh tâm lý cô đơn, sợ hãi.

Sau khi lao động trở về và tái hòa nhập cộng đồng, lao động nữ gặp khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm, khó có thể phát huy được tay nghề.

Tình trạng khá phổ biến là người lao động di cư ít nhiều học được kỹ năng chuyên môn trong quá trình lao động ở nước ngoài (70%) nhưng lại ít được áp dụng ở quê nhà khi trở về (3%)…

Khi hồi hương, lao động nữ di cư còn có thể phải đối mặt với các rạn nứt trong hôn nhân và gia đình, thậm chí cả bạo lực gia đình.

Di cư lao động nước ngoài: Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam
Các đại biểu thảo luận tại sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định, những năm qua, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, phòng, chống di cư trái phép, ban hành, hướng dẫn, phổ biến thông tin về pháp luật và các chính sách thúc đẩy di cư lao động an toàn.

Đồng thời, Hội cũng xây dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, nạn nhân bị mua bán trở về và phối hợp với các cơ quan có liên quan góp ý, phản biện xã hội đối với các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ làm việc ở nước ngoài.

Hội thảo diễn ra với hai phiên thảo luận, tập trung vào nội dung “Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài – Những vấn đề đặt ra từ góc độ giới” và “Các giải pháp thúc đẩy di cư an toàn cho phụ nữ”.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là gần 38 nghìn người (trong đó nữ chiếm khoảng 21%), tăng gần 9 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tại đây, các đại biểu đến từ các bộ, ngành và địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải pháp để có góc nhìn toàn diện về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thúc đẩy quyền của lao động nữ di cư, để họ có cuộc sống an toàn trong thời đại công nghệ số.

Đặc biệt, các đại biểu cũng chia sẻ, thảo luận làm rõ vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam các cấp trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật giám sát thực hiện công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tại hội thảo, bà Vũ Hồng Minh, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, cho biết, năm 2022, cả nước có gần 143 nghìn lao động xuất cảnh (trong đó có 34% là lao động nữ) đi làm việc ở nước ngoài.

Di cư lao động nước ngoài: Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Lê An)

Bà Vũ Hồng Minh cho rằng, thời gian tới, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và các hội như Hội LHPN Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức, đơn vị để thực thi và giám sát việc thực thi các luật lên quan đến lao động di cư; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người lao động hiểu rõ được quyền lợi đi kèm trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; chia sẻ điển hình tốt, các kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, bảo hộ công dân giữa các nước gửi lao động.

Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tuy chỉ chiếm hơn 30% nhưng lại đóng góp tới 50% lượng kiều hối.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm biện pháp giảm thiểu các kênh di cư không chính thức

(NLĐO)- Cần tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu các kênh di cư không chính thức, phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép, mua bán người… ...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” – Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Theo...

Năm người chết, hàng chục người mất tích trong vụ chìm tàu tại Hy Lạp

(CLO) Một thảm kịch đã xảy ra vào sáng sớm ngày 14/12 khi một chiếc tàu chở người di cư chìm ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người khác được báo cáo là mất tích. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Theo khảo sát của Công ty Savills Việt Nam, thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ đô.

Một dự luật của ông Trump không được Hạ viện Mỹ “gật đầu”, chính phủ Mỹ lại “lung lay”

Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12 (giờ địa phương). Điều này khiến chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) và những thách thức pháp lý".

Tọa đàm Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới bàn về bình đẳng và hạnh phúc gia đình

Không ít người đàn ông từng nghĩ rằng việc “phụ giúp” vợ trong gia đình là đủ để thể hiện trách nhiệm. Nhưng điều đó có thực sự tạo nên một tổ ấm bình đẳng và hạnh phúc? Tại buổi tọa đàm “Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới” thuộc khuôn khổ chiến dịch Tô cam 2024, các diễn giả và tham dự viên đã cùng chia sẻ câu chuyện về việc sẻ chia trách...

Mỗi thành tựu, mỗi bước tiến của đất nước đều có sự đóng góp không nhỏ của quân đội ta

Quân đội ta không những có chiến công oanh liệt trong lịch sử mà còn những cống hiến thầm lặng trong công cuộc phát triển đất nước hôm nay.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Mới nhất

Giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng

Giá vàng chiều nay 20/12/2024: Giá vàng miếng trong nước chiều nay tiếp đà giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng qua, giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 20/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng...

Na Uy yêu cầu FIFA điều tra Israel trước trận đấu tại World Cup

(CLO) Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Na Uy (NFF), Lise Klaveness, đã kêu gọi FIFA tiến hành điều tra Israel về các hành vi vi phạm nhân quyền trước trận...

Quảng Nam sẽ giảm 6 sở sau sắp xếp, tinh gọn

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Quảng Nam sẽ giảm 6 sở và 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh. Ngày 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối...

Tranh Thuyền Tranh Đồng Thúc Thủ Công: Tinh Hoa Nghệ Thuật Truyền Thống.

Tranh thuyền và tranh đồng thúc thủ công là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được chế tác hoàn toàn bằng tay bởi các nghệ nhân tài hoa. Đây là một trong những biểu tượng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, mang đậm nét văn hóa và tinh hoa của dân tộc. Chất Liệu: Đồng Vàng Đồng vàng là...

Thủ phủ quất lớn nhất miền Trung tất bật vụ Tết

TPO - Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025, nhưng làng quất Cẩm Hà (TP. Hội An, Quảng Nam) đã rộn ràng, tất bật chuẩn bị hàng vụ Tết. Đây là thời điểm bận rộn nhất trong năm của các nhà vườn, bởi nhiều thương lái đã đến đặt hàng từ sớm. ...

Mới nhất