Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCơ hội kiếm lương nghìn USD cho sinh viên tốt nghiệp ngành...

Cơ hội kiếm lương nghìn USD cho sinh viên tốt nghiệp ngành làm đẹp


Đó là những chia sẻ của TS Lesie Đỗ (Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội) khi nói về cơ hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành làm đẹp. Đây cũng là xu hướng nghề nghiệp khá mới mẻ cho các bạn trẻ hiện nay.

Tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước

Theo Euromonitor International, ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân và làm đẹp toàn cầu sẽ hồi phục mạnh mẽ sau thời kỳ COVID-19 với mức tăng trưởng 3%. Trong đó, chăm sóc da là ngành tiên phong tăng trưởng cao trong tương lai với doanh thu toàn cầu đạt 181 tỷ USD vào năm 2025.

Đồng thời, báo cáo “Thị trường chăm sóc cá nhân và sắc đẹp toàn cầu phân loại theo loại sản phẩm, theo kênh phân phối, theo khu vực. Sự cạnh tranh, dự báo và cơ hội, 2026” của Reportlinker.com, cũng cho thấy ngành chăm sóc cá nhân và làm đẹp toàn cầu đạt trị giá 422,72 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​đạt 558,12 tỷ USD trong giai đoạn dự báo. 

Trước đây, nhu cầu làm đẹp dường như chỉ dành cho một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả hoặc tập trung chủ yếu vào phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, quan điểm này đã thay đổi. Làm đẹp đang có xu hướng trở thành nhu cầu thiết thực hàng ngày đổi với nhiều người hơn kể cả nam và nữ giới.

Minh chứng cho điều đó là ngày càng nhiều trung tâm chăm sóc sắc đẹp mọc lên khắp nơi. Từ thành thị đến nông thôn, từ những phố xá sầm uất cho tới những con ngõ nhỏ không khó để chúng ta có thể tìm kiếm tiệm làm tóc, làm móng, chăm sóc da, trang điểm… 

TS Lesie Đỗ (Đỗ Hiếu Leslie Hân), chuyên gia trong lĩnh vưc làm đẹp, tốt nghiệp chương trình Master tại Đại học Mesterbrev (Na Uy), hiện là giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công  nghệ cao Hà Nội, cũng cho biết: “Nếu chúng tôi đào tạo được một năm 100 sinh viên tốt nghiệp, thì thực tế nhu cầu thị trường cần tới 150-200 nhân sự”.

Làm đẹp hiện đang là ngành học thu hút với nhiều bạn trẻ.

Làm đẹp hiện đang là ngành học thu hút với nhiều bạn trẻ. 

Vị chuyên gia này cũng khẳng định: “Sau 4 năm được đào tạo bài bản, chắc chắn mức lương khởi điểm của các bạn khi tốt nghiệp sẽ ở ngưỡng 20 triệu đồng và còn có cơ hội phát triển hơn thế nữa trong tương lai. Chưa kể, ngay trong quá trình học tập, các bạn đã có thể ‘vừa học vừa hành’ giúp kiếm thêm thu nhập và tăng kinh nghiệm thực tế cho bản thân”.

Là người từng có hàng chục năm làm việc tại nhiều nước trên thế giới, TS Leslie Đỗ chia sẻ không chỉ ở Việt Nam, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành làm đẹp còn rất rộng mở ở các nước trên thế giới.

“Đặc thù của người Việt Nam là vóc dáng nhỏ nhắn, đôi bàn tay khéo léo và chịu được công việc chân tay kéo dài nhiều giờ. Do đó, chúng ta rất phù hợp để làm việc trong ngành chăm sóc sắc đẹp như trang điểm, chăm sóc da, làm tóc, mi, móng.

Các nước khác cũng rất ưa chuộng nhân lực của nước ta khi tuyển người làm trong lĩnh vực này”, ông Leslie Đỗ nói.

Nhân lực ngành làm đẹp ‘vừa thiếu vừa thừa’

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngành làm đẹp cũng như nhân sự trong ngành này dường như ít được coi trọng ở Việt Nam. Họ thường được gắn với danh xứng là thợ: Thợ cắt tóc, thợ trang điểm, thợ làm móng. Nhiều người còn có quan niệm “không biết làm gì thì đi làm cắt tóc, gội đầu”.

Nhận định về vấn đề này, TS Leslie Đỗ cho biết: “Yếu tố quan trọng dẫn đến thực tế đáng buồn này đó là phần lớn nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực này đều không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, không được cấp bằng như các ngành nghề khác.

Họ chỉ trải qua các khóa đào tạo theo hình thức ‘cầm tay chỉ việc’, trong thời gian rất ngắn từ 3 đến 6 tháng nhận về một giấy chứng nhận không có giá trị khi bạn muốn xuất khẩu lao động”.

Do đặc thù, tính chất công việc nên ngành làm đẹp cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Do đặc thù, tính chất công việc nên ngành làm đẹp cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. 

Lý giải nguyên nhân những khóa đào tạo này vẫn thu hút nhiều học viện, chuyên gia này đánh giá: “Sự nóng vội, muốn kiếm tiền ngay của những bạn trẻ khiến họ rơi vào “bẫy”.

Họ vừa bị bóc lột sức lao động trong quá trình học vừa không được dạy các kiến thức chuyên ngành cơ bản nhưng rất quan trọng để có thể sống lâu dài bằng nghề, thậm chí phát triển mạnh trong nghề, nên rất dễ bị đào thải khi tuổi cao”.

Vị chuyên gia này dẫn ra ví dụ: “Ở nước ta, hầu hết khách gội đầu đều được gãi tóc, thậm chí gãi rất mạnh như “lấy được”. Tuy nhiên, hành động này là sai lầm rất cơ bản vì gãi tóc nhiều sẽ khiến da đầu bị xước xát, hư tổn, mất dưỡng chất trên tóc và da đầu.

Thậm chí, nhiều cơ sở còn sử dụng hóa chất trực tiếp lên da đầu. Đó là nguyên nhân rất dễ khiến nhiều khách hàng đi salon liên tục mà vẫn rụng, khô, hư tổn. Để đưa ra cho khách hàng lời khuyên phù hợp, nhân viên phải được đào tạo và hiểu được cấu trúc da đầu”.

Ngoài ra, TS Leslie nhận thấy tại nhiều cơ sở làm đẹp ở Việt Nam, khách hàng thường không nắm rõ thông tin về loại hóa chất mình sử dụng.

Nhân viên dường như chỉ phân biệt được hóa chất là của nước ngoài hay trong nước nhưng không rõ thành phần, tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định sử dụng.

“Nếu đó là phụ nữ có bầu, khách hàng bị dị ứng với hoá chất thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Bên cạnh đó, việc dùng hóa chất không rõ nguồn gốc còn khiến cả nhân viên và khách hàng có nguy cơ tiếp xúc với chất độc mà không hay biết. Liệu người đang hành nghề làm đẹp có được dạy những kiến thức rất cơ bản này?”, ông băn khoăn.

Vì vậy, theo vị chuyên gia này, để có thể làm việc trong ngành chăm sóc sắc đẹp (bao gồm các môn chủ đạo là trang điểm, làm tóc, mi, móng, da, spa), sinh viên cần được đào tạo trong 4 năm.

Họ cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu và đầy đủ trước khi có thể hành nghề. Đồng thời, họ hoàn toàn có thể được cấp bằng từ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học như các ngành nghề khác.

Ông cũng nhấn mạnh ngoài đào tạo về chuyên môn, trong quá trình thực hành, các sinh viên còn cần được trang bị những “kỹ năng mềm” như khả năng giao tiếp, chăm sóc, am hiểu tâm lý khách hàng…

Đây là những điểm cộng quan trọng giúp họ giữ chân khách hàng và tăng giá trị của bản thân khi hành nghề.

“Tôi tin rằng với một lực lượng nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, có bằng cấp được quốc tế công nhận, chắc chắn ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Cơ hội việc làm và thu nhập là hai yếu tố giúp ngành nghề này sẽ được coi trọng trong tương lai”, TS Leslie nhận định.

Minh Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Bài phát biểu của nữ thủ khoa Trường ĐH Hoa Sen khiến nhiều người bật khóc

(NLĐO) – Chưa đầy 24 giờ đăng tải, đoạn clip quay cảnh một nữ thủ khoa chia sẻ trong lễ tốt nghiệp đã thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận. ...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ứng viên GenZ

(NLĐO) – Không chỉ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngày hội Thực tập và Việc làm TP HCM 2024 còn mở rộng cơ hội ứng tuyển là người lao động khu vực lân cận. ...

Sáng tạo vì cộng đồng

Với Lê Ngọc Kỳ Duyên (23 tuổi, ngụ TP HCM), hạnh phúc của người trẻ là được học hỏi, dám ước mơ và dám hành động ...

Sinh viên xếp hàng dài hơn 100m trước tiệm bánh, lý do gây xúc động

(Dân trí) - Hình ảnh các sinh viên của Đại học Công nghệ Phúc Kiến (thành phố Phúc Châu, Trung Quốc) xếp hàng dài trước một tiệm bánh gây xúc động dư luận nước này. Chủ tiệm bánh là ông Hu Weiguang (54 tuổi) có hoàn cảnh khá khó khăn, vợ ông vừa được chẩn đoán mắc ung thư vú. Quầy hàng của ông Hu là nguồn thu nhập duy nhất của hai vợ chồng. Trước đây, vợ chồng ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?Thời gian gần đây có nhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh có thể chữa được ung thư. Nói về vấn đề này, Báo VnExpress dẫn lời Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết, đây là phương pháp hoang đường, mê tín. Không có bất kỳ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định chỉ uống...

Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11/2024.Nhân dịp này, Thủ tướng cũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao...

Thủng lưới phút cuối, Thanh Hóa mất điểm đáng tiếc

Trận đấu giữa Thanh Hóa và Hà Nội tại vòng 6 V.League 2024-2025 diễn ra với thế trận đôi công hấp dẫn. Với lợi thế sân nhà, đại diện xứ Thanh là đội sở hữu nhiều cơ hội nguy hiểm hơn trong hiệp 1.Phút thứ 6, tiền về Nguyễn Thái Sơn nhận đường chuyền từ cánh phải, rồi xoay người dứt điểm trong vòng cấm. Bóng đập trúng chân Colonna và suýt lăn vào lưới. May mắn đã...

Tàu 20 – chiến hạm đầu tiên của Vùng 3 Hải quân đi qua đường xích đạo

Năm 2018, sau khi được biên chế cho Hải đội 132, nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân cũng như Bộ Tư lệnh Vùng 3 và Lữ đoàn 172, Tàu 20 được giao nhiều nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng quan trọng. Trong đó có các hoạt động mang tầm quốc tế như đón, giao lưu và huấn luyện chung với hải quân các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc...

Lật ngược thế cờ ở phút chót, 10X TP.HCM giành vòng nguyệt quế Olympia

Trận tuần 3 tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 diễn ra chiều nay (3/11) chứng kiến màn tranh tài của bốn thí sinh: Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam), Đinh Gia Bảo (Liên cấp thành phố Giáo dục Quốc tế IEC, Quảng Ngãi), Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM) và Đặng Ngọc Quân (THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh).Kết quả chung cuộc, Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? ...

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Mới nhất