Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đồng bộ. Đây cũng là cơ hội để điều chỉnh luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA GDNN THAY ĐỔI NHIỀU LẦN

Cùng với quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, các luật Giáo dục, luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và luật Giáo dục ĐH (GDĐH) đã được ra đời, sau thời gian được sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện và đồng bộ hơn. Riêng về trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH đã có sự thay đổi theo thời gian, được thể hiện ở bảng dưới:

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT: Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục- Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các luật Giáo dục, luật GDNN và luật GDĐH

Qua bảng trên cho thấy đã có những điểm chưa thống nhất về trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH giữa Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH.

Trước hết, về các trình độ đào tạo của GDNN không nhất quán. Cụ thể, luật Giáo dục 2005, quy định GDNN có 4 trình độ (sơ cấp, trung cấp, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp), luật Dạy nghề năm 2006 quy định GDNN có 3 trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, CĐ nghề), đến luật GDNN năm 2014 và luật Giáo dục 2019 quy định GDNN có 3 trình độ (sơ cấp, trung cấp và CĐ). Điều này làm cho người học không hiểu (sơ cấp, trung cấp, CĐ) và (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, CĐ nghề) khác nhau như thế nào.

Thứ 2, trình độ đào tạo của GDĐH cũng không nhất quán. Luật Giáo dục 2005 và luật GDĐH năm 2012 quy định GDĐH có 4 trình độ (CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ) nhưng đến luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và luật Giáo dục 2019 quy định GDĐH có 3 trình độ đào tạo (ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ). Điều này khác với thế giới, đa số các nước quy định GDĐH có 4 trình độ (CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ).

Thứ 3, luật GDNN coi GDNN là một bậc học riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân là không tương thích với thông lệ quốc tế. Đa số các nước coi GDNN đào tạo các ngành nghề là một luồng đào tạo, hòa vào các bậc học. Chẳng hạn, ở trung học bậc thấp (có 2 luồng: phổ thông là THCS, còn luồng nghề là sơ học nghề); ở trung học bậc cao (có 2 luồng: phổ thông là THPT, còn luồng nghề là trung học nghề). Việc coi GDNN là một bậc học nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và CĐ đã xóa mất ranh giới giữa GDNN và giáo dục chuyên nghiệp nên việc phân luồng học sinh (HS) sau THCS, THPT và liên thông từ trình độ trung cấp và CĐ lên ĐH có nhiều trở ngại.

Vì vậy, để đảm bảo phân luồng HS và liên thông giữa các trình độ thông suốt, cần quy định trình độ CĐ thuộc về GDĐH.

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT: Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục- Ảnh 2.

Một giờ học của học sinh trường trung cấp nghề. Hiện nay hệ thống trường này chịu sự quản lý của Bộ LĐ-TB-XH

TRUNG TÂM GDNN GDTX SẼ THUẬN LỢI

Hiện nay, các trung tâm GDNN và GDTX trực thuộc UBND cấp huyện. Hoạt động của những trung tâm này được thực hiện theo 2 văn bản khác nhau, đó là Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH ngày 16.8.2020 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN công lập cấp huyện; và Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT ngày 6.1.2023 quy định quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN – GDTX.

Ngay tại Thông tư 01 của Bộ GD-ĐT cũng thể hiện sự mâu thuẫn. Tại điều 2, quy định về vị trí pháp lý và quản lý nhà nước đối với trung tâm, khẳng định đây là cơ sở GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý nhà nước về GDTX của Bộ GD-ĐT; hoạt động GDNN của Bộ LĐ-TB-XH; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư. Điều này rất khó cho các trung tâm hoạt động.

Một khó khăn mà nhiều giám đốc các trung tâm này nêu ra là trong những năm gần đây, về thiết bị dạy nghề của trung tâm không được đầu tư, do chương trình mục tiêu quốc gia thuộc Bộ LĐ-TB-XH chỉ đầu tư thiết bị cho các cơ sở GDNN, không có mục đầu tư cho trung tâm GDNN – GDTX. Việc dạy và học chủ yếu của các trung tâm này là các lớp hệ GDTX lớp 10, 11 và 12.

Vì vậy, nói rằng HS sau THCS có 3 luồng học tập tiếp là: THPT, trung tâm GDNN – GDTX và cơ sở GDNN, nhưng thực chất chỉ có 2 luồng.

Trên thế giới không có trung tâm GDNN – GDTX như ở VN mà là một trường trung học nghề (hoặc là trung học kỹ thuật), vừa học nghề vừa học văn hóa những môn cần thiết. HS tốt nghiệp trung học nghề được cấp bằng “trung học nghề” tương đương bằng “trung học phổ thông”, có quyền tuyển sinh ĐH đối với các trường ĐH ứng dụng và thực hành.

Ở nước ta, mô hình trường trung học kỹ thuật được triển khai thí điểm ở Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng ThápCần Thơ trong giai đoạn sau năm 2001. Tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện mô hình này (HS vừa học nghề vừa học THPT), cho thấy nhiều bất cập, dẫn đến phải dừng thí điểm. Bất cập lớn nhất là thiết bị dạy nghề không được đầu tư như các trường trung cấp nghề và CĐ nghề. Tình trạng hoàn toàn giống với các trung tâm GDNN – GDTX hiện nay.

Vì vậy, khi GDNN chuyển về Bộ GD-ĐT cần đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm GDNN – GDTX, nếu không hiệu quả thì dừng hoạt động của các trung tâm này và chuyển phần dạy văn hóa cho các trường trung cấp nghề, CĐ nghề. Mỗi tỉnh chỉ giữ lại vài trung tâm GDTX làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục.

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT: Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục- Ảnh 3.

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT sẽ tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đồng bộ

ĐỂ TƯƠNG THÍCH VỚI PHÂN LOẠI GIÁO DỤC QUỐC TẾ

Nhằm đáp ứng yêu cầu phân loại và đối chiếu quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, UNESCO đã xây dựng bảng phân loại quốc tế về giáo dục (ISCED). Bảng phân loại đầu tiên được thông qua năm 1975, gọi là ISCED 1976. Từ đó đến nay, UNESCO đã công bố 2 bản tiếp theo là ISCED 1997 và ISCED 2011. Trên 160 nước, vùng lãnh thổ đã vận dụng ISCED 2011.

Theo ISCED 2011, hệ thống giáo dục chia làm 9 cấp độ. Cấp độ 0: giáo dục mầm non; cấp độ 1: giáo dục tiểu học; cấp độ 2 (THCS và sơ học nghề); cấp độ 3 (THPT và trung học nghề); cấp độ 4: sau trung học nhưng không phải là ĐH; cấp độ 5: CĐ, là ĐH ngắn hạn; cấp độ 6: cử nhân và tương đương; cấp độ 7: thạc sĩ và tương đương; cấp độ 8: tiến sĩ.

Ở nước ta, năm 2016, Chính phủ ban hành Quyết định 1982/QĐ-TTg phê duyệt khung trình độ quốc gia. Về bậc trình độ, bao gồm 8 bậc: Bậc 1 – sơ cấp I, bậc 2 – sơ cấp II, bậc 3 – sơ cấp III, bậc 4 – trung cấp, bậc 5 – CĐ, bậc 6 – ĐH, bậc 7 – thạc sĩ, bậc 8 – tiến sĩ.

Theo ISCED 2011, các cấp độ 2, 3 thuộc về giáo dục trung học, các cấp độ 5, 6, 7 và 8 thuộc về bậc GDĐH, trong khi VN coi cấp độ 5 (CĐ thuộc GDNN). Cùng đó, cấp độ 4 trong ISCED 2011 rất đa dạng, nhiều trình độ khác nhau nhưng không phải là ĐH, còn theo quy định của VN, cấp độ 4 là trung cấp.

Vì vậy, để tương thích với phân loại giáo dục quốc tế, nhằm thuận lợi trong việc tạo điều kiện cho các nước công nhận bằng cấp của VN và chuyển đổi lao động giữa VN và các nước dễ dàng, cần sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục như sau:

Sửa luật Giáo dục 2019 quy định trình độ đào tạo CĐ thuộc GDĐH.

Cần xem xét, đánh giá lại mô hình trung tâm GDNN – GDTX, nên chuyển mô hình này thành trung học nghề hay trung học kỹ thuật như nhiều nước.

Nên quy định giáo dục bắt buộc 9 năm như tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn cấp THCS; khi GDNN chuyển về Bộ GD-ĐT sẽ có điều kiện phân luồng HS sau THCS tốt hơn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chuyen-giao-duc-nghe-nghiep-ve-bo-gd-dt-co-hoi-dieu-chinh-luat-giao-duc-185241227211536304.htm

Cùng chủ đề

Hà Tĩnh tích cực đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động

Hà Tĩnh đã nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo quy mô giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm và thị trường lao động. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, thực hiện các chương trình, dự án về đào...

Phụ huynh, thí sinh lo lắng trước những thay đổi lớn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nhiều phụ huynh, thí sinh lo lắng về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Trong đó, đề thi sẽ có nhiều câu hỏi được xây dựng từ các tình huống thực tế...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Giải pháp nâng chuẩn cho hơn 8.500 giáo viên của TP.HCM

Theo quy định, đến năm 2030, TP.HCM phải hoàn tất lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên các bậc học. Sở GD-ĐT thống kê, TP hiện còn hơn 8.500 giáo viên chưa đạt chuẩn quy định. ...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ chỉ ra lượng caffeine trong từng loại cà phê, lưu ý cách dùng tốt nhất

Cà phê có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, tùy theo từng loại và cách uống mà mang lại những tác động khác nhau. Việc hiểu rõ các loại cà phê và liều lượng pha chế hợp lý sẽ có lợi cho sức...

Tập thể dục mỗi ngày, lợi ích thế nào?

'Tập thể dục quan trọng vì giúp chúng ta duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các bài tập cardio giúp cải thiện tim mạch cực kỳ hiệu quả.'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Các trường đại học Mỹ kêu gọi sinh viên quốc tế trở về trường trước khi ông Trump nhậm chức

Một số trường đại học tại Mỹ khuyến khích sinh viên quốc tế sớm quay trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, do lo ngại lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Cùng chuyên mục

Vụ cô giáo Hà Nội bị tố kéo lê học sinh: Trường thông báo kết quả trích xuất camera

Liên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo “tác động vật lý” trong giờ...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo "tác động vật lý" vào mặt, cổ, tay trong...

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. Tối 27-12, Trường đại học Luật TP.HCM...

Thực hư vụ phụ huynh Hà Nội bức xúc vì con trai lớp 3 bị giáo viên kéo ra khỏi lớp, “tác động vật...

Xác nhận với báo Dân Việt, bà Bùi Thị Chuyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, tạm thời đình chỉ cô giáo 1 tuần để phục vụ điều tra khi phụ huynh phản ánh con bị “tác động vật lý”. ...

Mới nhất

Giá trị vô hạn của mô hình nhà phố độc đáo tại Vinhomes Global Gate

Cùng với việc kiến tạo một siêu quần thể với đa dạng trải nghiệm tại Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội), Vinhomes còn mang tới đây mô hình nhà phố độc đáo, với khả năng khai thác, sử dụng linh hoạt. Giá trị vô hạn của mô hình nhà phố độc đáo tại Vinhomes Global GateCùng với việc...

Vụ cô giáo Hà Nội bị tố kéo lê học sinh: Trường thông báo kết quả trích xuất camera

Liên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp...

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác

Mới khai trương hơn 10 ngày, Công viên Logistics đã đạt kết quả ấn tượng. 90% diện tích văn phòng dịch vụ, 70% diện tích trung tâm nông sản và 40% kho bãi đã được các doanh nghiệp đăng ký thuê dài hạn. Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra...

Bất ngờ số nghị sĩ muốn hạ bệ quyền tổng thống Hàn Quốc

(NLĐO) - Bất ngờ trước tỉ lệ nhất trí đình chỉ chức vụ quyền tổng thống Hàn Quốc; Bộ Xây dựng thông tin về việc hợp nhất với Bộ Giao thông vận tải;... ...

Mới nhất