Trang chủChính trịNgoại giaoCơ hội để thay đổi mạnh mẽ

Cơ hội để thay đổi mạnh mẽ

Năm 2025, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng có bước tiến mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 8%.

Kinh tế Việt Nam: Cơ hội để thay đổi mạnh mẽ
Việt Nam cần thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới. (Nguồn: Vneconomy)

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra gần đây, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2024 có nhiều điểm sáng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN.

Nổi bật trong bức tranh đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục ghi dấu ấn. Trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế đến ngày 31/12, cả nước có 42.002 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD.

Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2024 của Việt Nam lên con số kỷ lục 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3%, nhập khẩu 380,76 tỷ USD, tăng 16,7%.

Những “cơn gió ngược”

Từ nền tảng tăng trưởng vững chắc năm 2024, bước sang năm 2025, các dự báo về kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế.

Chia sẻ với phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR nhận thấy, trong năm nay, nền kinh tế được “tiếp sức” bởi những động lực quan trọng như đầu tư công, đầu tư tư nhân, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Dẫu vậy, nền kinh tế đối diện không ít rủi ro và những “cơn gió ngược” tiềm ẩn. Đơn cử như biến động của kinh tế toàn cầu, xu hướng bảo hộ thương mại từ Mỹ và các nền kinh tế lớn có thể tạo áp lực lên đà tăng trưởng của đất nước hình chữ S.

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, lạm phát cơ bản năm 2024 tăng 2,71% so với 2023, dưới ngưỡng Quốc hội cho phép. Nhưng áp lực từ giá dầu, biến động giá hàng hóa toàn cầu và tỷ giá hối đoái có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua trong nước trong thời gian tới. Các xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt có nguy cơ làm phân mảnh nền kinh tế thế giới và tác động đến những quốc gia có độ mở kinh tế cao như Việt Nam.

Nhìn xa hơn, trong dài hạn, biến đổi khí hậu và tình trạng già hóa dân số nhanh chóng nổi lên như những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng phát triển bền vững của Việt Nam.

Hóa giải thách thức

Đương nhiên, trong nguy có cơ. Phó Viện trưởng VEPR khẳng định, đồng USD suy yếu và chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ góp phần hỗ trợ kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa vào Mỹ. Không chỉ thế, Việt Nam có thể tận dụng chính sách thương mại mới của nền kinh tế lớn nhất thế giới để nâng vị thế cạnh tranh toàn cầu.

Để vượt những “cơn gió ngược”, TS. Nguyễn Quốc Việt nhận thấy, Việt Nam ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn, tránh tư duy nóng vội, chủ quan. Các chính sách vĩ mô cần được ban hành một cách cẩn trọng, có đánh giá tác động đa chiều và lộ trình cụ thể.

Song song với đó là việc cải cách và tinh gọn bộ máy nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ. Đồng thời, thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới, gắn với xu hướng thương mại – đầu tư toàn cầu.

Với những rủi ro ngắn hạn, bảo đảm dư địa chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô để hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và các nhóm đối tượng dễ tổn thương.

Trong trung hạn, phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng lao động và phát triển khoa học công nghệ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh; thúc đẩy kinh doanh sáng tạo và bền vững.

Trong dài hạn, xây dựng chiến lược và thực hiện các chính sách phát triển có mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời bảo đảm việc giải ngân đầu tư công một cách có hiệu quả.

“Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra điểm nghẽn về thể chế và thể hiện quyết tâm cải cách, tinh gọn bộ máy, đưa đất nước đứng trước cơ hội thay đổi mạnh mẽ. Nếu làm tốt, có lộ trình phù hợp, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao cho giai đoạn 5 năm hay 10 năm sau nữa”. TS. Nguyễn Quốc Việt

Cần có chiến lược đột phá

Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 ban hành ngày 20/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thủ tướng yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt hơn 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).

Nhận định về mục tiêu này, TS. Nguyễn Quốc Việt đánh giá là khá thách thức. Muốn đạt được mức tăng này, bên cạnh việc thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư công, việc kích hoạt đầu tư tư nhân, tạo niềm tin để doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động là cần thiết. Cùng với đó là thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, chỉ giảm thuế là chưa đủ. Cải cách nhanh chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ mang tính động viên và cũng góp phần thúc đẩy chi tiêu của người dân. Từ đó, sẽ làm gia tăng vòng quay sản xuất của doanh nghiệp.

Về phía Chính phủ, có chiến lược đột phá, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, giảm mạnh chi phí đầu vào cũng như chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Việc gia tăng đầu tư công vào lĩnh vực hạ tầng giao thông cũng là một trong những hoạt động có thể kéo chi phí logistics giảm, giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra điểm nghẽn về thể chế và thể hiện quyết tâm cải cách, tinh gọn bộ máy, đưa đất nước đứng trước cơ hội để thay đổi mạnh mẽ. Nếu làm tốt, có lộ trình phù hợp, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao cho giai đoạn 5 năm hay 10 năm sau nữa”, TS. Nguyễn Quốc Việt tin tưởng.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, Việt Nam đã đặt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện đại. Vì vậy, năm 2025, cả nước phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn năm 2026 – 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì mục tiêu này mới trở thành hiện thực.

“Thách thức không phải không có nhưng với quyết tâm của Đảng và Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị thì Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đề ra. Như Tổng Bí thư đã nói, chúng ta sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Điều này rất khả thi nếu chúng ta quyết tâm triển khai thực hiện”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Theo đó, ông đưa ra ba đề xuất: Thứ nhất, quyết tâm cao thực hiện một cách nhanh, gọn và hiệu quả hai chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước là đột phá về thể chế và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi chúng ta cải cách tốt về thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ rất tích cực.

Thứ hai, phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng mới đến từ những lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Thứ ba, chú trọng phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh bên ngoài có rất nhiều thách thức, rủi ro về địa chính trị còn cao, căng thẳng thương mại có nguy cơ leo thang, kéo theo xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu.

Nền tảng tăng trưởng kinh tế của năm 2024 đã có. Năm nay, cả hệ thống chính quyền, người dân và doanh nghiệp Việt Nam cùng tăng tốc, bứt phá, gặt hái thêm nhiều thành tựu mới để đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-co-hoi-de-thay-doi-manh-me-300280.html

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong được Bộ Chính trị điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh: Báo Vĩnh Phúc Sáng 11-1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác...

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chuyến công tác Lào 2 ngày với 20 hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Lào diễn ra trong 2 ngày với gần 20 hoạt động phong phú, đa dạng. Chuyến công tác với các lần "đầu tiên" đặc biệt Tối 10.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày...

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ vai trò của Pháp trong vấn đề Syria, tuyên bố chỉ đối thoại với Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan ngày 10/1 đã bác bỏ vai trò của quân đội Pháp ở Syria, tuyên bố Ankara chỉ đàm phán với Mỹ - quốc gia đã tìm cách ngăn chặn hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng chiến binh người Kurd ở Syria.

Rắc rối đến với “đại gia” công nghệ Mỹ, Meta có 72 tiếng để giải trình

Ngày 10/1, Tổng chưởng lý Brazil Jorge Messias thông báo chính phủ Brazil sẽ cho tập đoàn công nghệ Meta 72 tiếng, tới ngày 13/1 tới, để giải thích về những thay đổi trong chính sách kiểm tra thông tin.

CDC Hà Nội khuyến cáo phòng chống virus gây viêm phổi trên người (hMPV)

Hà Nội đang trong giai đoạn mùa Đông Xuân, điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan như Sởi, Cúm... trong đó có cả hMPV.

Vì trật tự, an toàn giao thông

Khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, tình hình giao thông, đặc biệt là ở đô thị, đột biến trở nên trật tự.

Bài đọc nhiều

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Tạp chí Forbes phiên bản Ukraine đưa tin, nợ quốc gia của đất nước vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Dự báo toàn cầu tăng trưởng tích cực, thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia, doanh số xe điện Mỹ cao kỷ lục tại Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Cà phê rang xay Đắk Lắk lên đường sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Giá vàng chờ thời điểm “nhảy vọt”, Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc “sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất”

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng thế giới đã lần lượt trải qua giai đoạn nhảy vọt và củng cố từ mức dưới 300 USD/ounce lên trên 2.000 USD/ounce như hiện nay. Thị trường kim loại quý liệu có đang chuẩn bị cho một bước nhảy vọt trong thời gian tới? Giá vàng trong nước lại tăngdựng đứng, vọt lên 86 triệu đồng/lượng.

Mỹ ra đòn mạnh chưa từng có vào năng lượng Nga, Ukraine vui mừng nhận khoản tiền đầu tiên từ tài sản của Moscow

Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn - gồm Gazprom Neft and Surgutneftegas - cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Lào

Tối 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Chỉ trong 2 ngày công tác tại Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã...

CPTPP có thể sắp thêm thành viên mới là một quốc gia Mỹ Latinh

Bộ Ngoại thương Costa Rica ngày 10/1 thông báo nước này đã nhận được lời mời tham gia tiến trình gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Giá cà phê robusta quay đầu giảm phiên cuối tuần, dự báo giá cà phê xuất khẩu năm 2025

Lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam đang cải thiện đáng kể theo từng tháng. Điều này có thể tạm thời ngăn giá cà phê tăng vọt trong quý đầu tiên của năm 2025, trước khi các chính sách thuế và thương mại mới dưới thời Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có khả năng được áp dụng

Mỹ ra đòn mạnh chưa từng có vào năng lượng Nga, Ukraine vui mừng nhận khoản tiền đầu tiên từ tài sản của Moscow

Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn - gồm Gazprom Neft and Surgutneftegas - cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.

Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.

Mới nhất

Ánh Viên bừng sáng trong ngày vui Cúp Chiến thắng

TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt của khán giả khi xuất hiện tại Gala trao giải Cúp Chiến thắng 2024 diễn ra tối 10/1 tại Hà Nội.  TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo...

Bệnh nhi ung thư vui Tết sớm

Xuân Ất Tỵ 2025 đang cận kề, một hành trình khám phá TP.HCM bằng xe buýt hai tầng và trải nghiệm metro số 1 vừa được chương trình Ước mơ của Thúy (báo Tuổi Trẻ) thực hiện sáng 10-1 cho một số bệnh nhi ung thư tại...

Sáng nay tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, TP Vinh, TP Huế

Chuỗi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 của báo Tuổi Trẻ chính thức bắt đầu sáng nay 11-1 với ba chương trình diễn ra đồng thời tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), TP Vinh (Nghệ An) và TP Huế. ...

‘Nhận diện’ những thực phẩm gây lão hóa sớm, tránh xa để khỏe mạnh, đẹp da

Lão hóa có thể đến chậm rãi, theo những cách bất ngờ và không ai mong muốn. Các nếp nhăn bắt đầu hình thành, độ đàn hồi của da dần giảm sút. ...

Mới nhất