Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ” Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA? |
Theo thông tin từ Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam, Hội chợ Triển lãm quốc tế Da & Giày là sự kiện thường niên tiêu biểu của ngành da giày Việt Nam. Triển lãm đã khẳng định được vị thế là một diễn đàn uy tín, tập hợp những nhà sản xuất và cung ứng hàng đầu trong ngành.
Hội chợ Triển lãm quốc tế Da & Giày- Lần thứ 23 năm 2023 thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, công nghệ sản xuất giày dép lớn. Ảnh: TTVXN |
Triển lãm năm nay quy tụ 800 doanh nghiệp tham gia trưng bày đến từ 20 quốc gia/khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… với tổng diện tích trưng bày 20.000m2. Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày với sản phẩm trưng bày phong phú bao gồm: Máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, sản phẩm thành phẩm da và giày.
Cùng đó, trong 2 ngày 8 và 9/7 cũng tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị quốc tế ngành da giày năm 2024. Hội nghị cũng là nơi quy tụ các nhà sản xuất, các nhãn hàng nổi tiếng, các chuyên gia trong lĩnh vực da giày đến từ các nước trong khu vực và thế giới.
Tham gia hội nghị, các doanh nghiệp sẽ được khám phá những xu hướng mới nhất trong thiết kế và công nghệ sản xuất giày dép. Các phiên thảo luận sẽ tập trung vào những thách thức mà ngành đang phải đối mặt và các giải pháp sáng tạo để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động môi trường và cải thiện điều kiện làm việc trong các nhà máy.
Da giày là ngành xuất khẩu quan trọng, tuy nhiên những năm gần đây bên cạnh những khó khăn do tiêu dùng sụt giảm, doanh nghiệp trong ngành còn đang đối mặt với những quy định liên quan đến xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững.
Hội chợ Triển lãm quốc tế Da & Giày và Hội nghị quốc tế ngành da giày năm 2024 được doanh nghiệp kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về các quy định xanh, tìm hiểu và liên kết được với các đối tác nhằm ứng dụng công nghệ sản xuất phù hợp.
Nguồn: https://congthuong.vn/co-hoi-cho-doanh-nghiep-da-giay-tim-kiem-doi-tac-330722.html