Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân...

Cô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân tộc thiểu số


Thiệt thòi về điều kiện học tập cũng như điều kiện địa lý, nhiều học sinh dân tộc thiểu số ít có cơ hội để cạnh tranh với học sinh vùng đồng bằng, thành thị.

Vậy mà cô giáo người Mường Hà Thị Hội (SN 1984) đã mang giấc mơ chiến thắng các kỳ thi học sinh giỏi đến với các em học sinh vùng cao ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Để từ đó, các em có động lực để vươn xa hơn trên con đường tri thức.

Cô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Cô giáo Hội có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh tại các vùng biên giới và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn

Những học sinh giỏi đầu tiên

Thời gian trôi qua rất nhanh, mới ngày nào mình còn là một cô giáo trẻ, bỡ ngỡ bước vào nghề, vậy mà cũng đã trải qua 17 năm, cô Hà Thị Hội gắn bó với ngành giáo dục và với ngôi trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Đồng Sơn. Ngần ấy năm trôi qua, với biết bao kỉ niệm vui, buồn cứ thế đầy ắp lên từng ngày.

Trong những năm học qua, khi thực hiện giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí, cô Hội cảm nhận được rằng học sinh ở vùng quê mình cũng say sưa học tập và yêu thích lịch sử. Điều đó được chứng minh bằng việc hàng năm các em theo học đội tuyển và không phụ lòng cô, cố gắng đạt những thành tích cao.

Nhớ lại khi mới về trường, vào năm học 2008, khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, một học sinh đã đạt giải cấp huyện. Đây là học sinh dân tộc thiểu số đầu tiên của trường đạt anh hiệu Học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử. Điều đó là động lực để cô Hội say mê và cố gắng hơn trong sự nghiệp trồng người của mình.

Cứ thế, mỗi năm học trôi qua, khi lên lớp, qua mỗi bài học, cô đều thấy các em rất thích thú với giờ học của mình. Điều đặc biệt khi nói đến việc ôn thi học sinh giỏi thì rất nhiều trò muốn được theo học đội tuyển của cô.

Cô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Cô Hội và nhóm học trò trong đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử

Qua mỗi năm, với kết quả dạy học trên lớp và kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc chỉ có một học sinh giỏi cấp huyện ban đầu, cô đã có nhiều học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Cô Hội hạnh phúc vì mình đã góp phần vào bảng thành tích của các em, trở thành hướng đạo sinh cho các em đi trên con thuyền đến với ước mơ, vươn xa khỏi vùng cao lam lũ.

Với những nỗ lực không ngừng của cả cô và trò, những thành tích ngày càng dày thêm. Bản thân cô cũng nhiều năm liền đạt các danh hiệu cao quý như chiến sĩ thi đua cơ sở, bằng khen của tỉnh Phú Thọ, bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kỷ niệm chương của Ủy ban dân tộc Trung ương. Đối với cô, đó thực sự là niềm vinh dự lớn lao trong cuộc đời của một nhà giáo.

Khát vọng thay đổi thế hệ trẻ ở quê hương

Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo xã Đồng Sơn, quanh năm gắn bó với đồng ruộng, núi đồi, nhìn thấy sự vất vả, cực nhọc của cha mẹ trong lao động sản xuất, cô giáo Hà Thị Hội luôn ý thức được việc học là con đường giúp cô thoát khỏi sự vất vả, cực nhọc. Cô mơ ước trở thành một cô giáo để mang kiến thức đến cho các em học sinh nơi quê hương mình.

Cô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân tộc thiểu số- Ảnh 3.

“Niềm vui của tôi là được giảng dạy các thế hệ học trò trên chính quê hương mình, từng ngày được thấy các em đổi thay và chứng kiến các em trưởng thành”, cô Hà Thị Hội chia sẻ

Năm 2006, tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, cô về nhận công tác ở Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn. Một năm sau, cô được về Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Đồng Sơn giảng dạy.

Niềm vui được nhân lên khi cô được trở về quê hương Đồng Sơn, trở về mái trường trước đó mình đã được học tập, đã được các thầy cô dìu dắt. Cô mang trong mình bao nhiêu nhiệt huyết và niềm tin với hy vọng sẽ cống hiến hết mình, để truyền thụ cho các em học sinh – thế hệ trẻ của quê hương.

“Niềm vui của tôi là được giảng dạy các thế hệ học trò trên chính quê hương mình, từng ngày được thấy các em đổi thay và chứng kiến các em trưởng thành”, cô Hà Thị Hội chia sẻ.

Cô Hội cũng cho biết, hầu hết các em học sinh ở đây đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Phụ huynh đều đi làm ăn xa nên đa số các em chưa được sự quan tâm của gia đình, chưa có ý thức tự giác và chăm ngoan trong học tập. Đa số các em là con em dân tộc Mường và Dao, tính cách nhút nhát, khó gần. Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh.

Cô giáo Mường mang giấc mơ “chiến thắng” cho học sinh dân tộc thiểu số- Ảnh 4.

Với những nỗ lực không ngừng của cả cô và trò, những thành tích ngày càng dày thêm

Cùng với đó, giao thông đi lại vẫn còn khó khăn mặc dù vừa rồi địa phương đã được xây 1 cây cầu mới. Từ các khu xóm ra học, các em vẫn phải đi qua các tràn nhỏ nên vào mùa mưa bão, nước lũ chia cắt các con suối, học sinh cũng phải nghỉ học. Nhiều em phải đi bộ vài cây số từ trong bản ra lớp học. Hơn nữa, gia đình các em còn nghèo lắm, bố mẹ phải đi làm ăn xa nên không có điều kiện để theo sát việc học hành của con. Bởi thế, cô Hội vừa là cô giáo, vừa như người mẹ chỉ bảo, dạy dỗ các em từng chút một.

Cô cũng trăn trở, trong những năm gần đây, số lượng các em học sinh thi vào đại học có tăng lên, xong các em ra trường cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định. Đây cũng là một lý do khiến tư tưởng, hoài bão của các em bị ảnh hưởng theo lối suy nghĩ học làm gì, học ra trường cũng không xin được việc làm…

“Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp được dạy học trên chính quê hương mình sinh ra. Mong muốn lớn nhất của tôi là các thế hệ mai sau của mình sẽ luôn cố gắng học tập, trưởng thành và thành công. Các em sẽ được tạo điều kiện tốt nhất trong việc học tập, định hướng, tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, để các em có động lực hơn trong học tập. Từ đó các em học sinh – các thế hệ mai sau sẽ góp phần xây dựng quê hương Đồng Sơn ngày càng phát triển hơn”, cô Hà Thị Hội chia sẻ.

Cô Hà Thị Hội hiện là Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Đồng Sơn.

– Cô có nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và danh hiệu Giáo viên giỏi cấp huyện.

– Năm học 2019 – 2020, cô nhận Bằng khen “Là người dân tộc thiểu số đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh tại các vùng biên giới và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo

– Đặc biệt, dưới sự dẫn dắt và rèn luyện của cô, từ năm 2015 đến nay, đã có gần 30 học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp huyện; 6 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/co-giao-muong-mang-giac-mo-chien-thang-cho-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-20240918161356083.htm

Cùng chủ đề

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và quản lý xây dựng McKissack & McKissack có trụ sở tại Washington (Mỹ). Để có được thành công hôm nay,...

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Nữ sinh duy nhất trong thôn được học đại học chia sẻ về hành trình “hoàn thiện bản thân”

Xuất thân từ một gia đình làm nông ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - nơi hầu hết là người dân tộc thiểu số sinh sống, dù điều kiện học hành hạn chế nhưng Nguyễn Thị Quỳnh...

Không phải là thần đồng, chúng ta vẫn có thể đạt những điều vĩ đại

Điều này được giáo sư Adam Grant khẳng định trong cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng”. ...

Bài đọc nhiều

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh giáo viên

Tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại Thông tư 13 là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ ...

Nhiều trường đại học cắt giảm tổ hợp xét tuyển năm 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) mới đây công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Điểm đáng chú ý là trường sử dụng 4 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành, tất cả các phương thức xét tuyển, gồm: Toán - tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - tiếng Anh - Vật lý; Toán - tiếng Anh - Tin học; Toán...

Đừng sáng tạo quá đà!

Việc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Mới nhất

02:00:25

Ngắm hoàng hôn cuối thu rực rỡ trên 2 cây cầu nổi tiếng nhất Hà Nội

(Dân trí) - Hai cây cầu đại diện cho mỗi thời kỳ phát triển của Hà Nội - cầu Long Biên và Nhật Tân - cùng phô bày vẻ đẹp dưới ánh hoàng hôn của mùa thu rực rỡ. Hoàng hôn mùa thu rực rỡ làm nổi bật vẻ đẹp của 2 cầu nổi tiếng nhất Hà Nội (Video: Hữu...

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 19 - 22/11 tại thành phố Hạ...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ...

Tiền Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè

Cùng với Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và Làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên-Huế, Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn.Các di tích lịch sử văn hóa tại Tiền Giang thu hút du kháchTiền Giang: Liên kết du...

Thông tin cơ bản về Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, từ 12-16/11. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa...

Mới nhất