Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô giáo chỉ lỗi sai khi làm đề thi Lịch sử tốt...

Cô giáo chỉ lỗi sai khi làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT 2024 mà 100% thí sinh mắc phải


Những nội dung cần ôn tập để làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt điểm cao 

Trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Hải Huế, giáo viên môn Lịch sử ở Hà Nội đã đưa ra những hướng dẫn giúp học sinh ôn tập để làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024 hiệu quả. 

Theo cô Huế, Kỳ thi tốt nghiệp THPT là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời học sinh, đánh dấu sự kết thúc của 12 năm chăm chỉ học tập và kiên trì nỗ lực nên chắc hẳn các bạn học sinh đều có những băn khoăn và lo lắng.

Kỳ thi tốt nghiệp năm nay là kỳ thi cuối cùng theo chương trình THPT cũ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các bạn học sinh. Cơ hội khi các bạn có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm thi cử của các anh chị trong những năm trước. Nhưng cũng là áp lực lớn cho các em khi phải đảm bảo đạt được nguyện vọng, mục tiêu của mình ngay trong kì thi năm nay vì năm sau kỳ thi sẽ thay đổi hoàn toàn từ nội dung đến hình thức thi cử.

Cô giáo chỉ lỗi sai khi làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT 2024 mà 100% thí sinh mắc phải- Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Hải Huế, giáo viên môn Lịch sử ở Hà Nội. Ảnh: NVCC

Nội dung và phương pháp ôn tập môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2024 hiệu quả

Bộ môn Lịch sử là một trong những môn học cần thiết để tham dự kỳ thi THPT với tổ hợp Khoa học xã hội. Khi ôn tập, học sinh cần chú ý bám sát vào ma trận đề thi mà Bộ đã đưa ra. Trọng tâm là phần lịch sử lớp 12, ngoài ra chú ý đọc lại các kiến thức cơ bản của lớp 11.

– Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918: Học sinh học kiến thức cơ bản về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, quá trình nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX (Cần Vương, Yên Thế), đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất; Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất; Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

– Lịch sử thế giới cận hiện đại vào cuối thế kỉ XIX đến 1945: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh; Chiến tranh thế giới; Các nước giữa hai cuộc chiến tranh thế giới; Cách mạng ở Nga – Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Lịch sử thế giới hiện đại 1945 đến 2000: Sự hình thành trật tự hai cực Yalta; Quan hệ quốc tế trước, trong và sau chiến tranh lạnh, các nước, khu vực từ 1945 đến nay (Liên Xô, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Phi, Mĩ Latinh, Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản); Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.

– Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930: Khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, phong trào dân tộc – dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1930, quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945: Phong trào cách mạng 1930 – 1931; Phong trào dân chủ 1936 – 1939, Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

– Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 1945 – 1946; cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại lần 2.

– Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975: Cuộc kháng chiến chống Mĩ và chính quyền Việt Nam cộng hòa, tổng tiến công và nổi dậy 1975.

– Lịch sử Việt Nam 1975 – 2000: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước; chiến tranh bảo vệ tổ quốc; đổi mới.

Để ôn tập hiệu quả và làm chủ bài thi tốt nghiệp các bạn học sinh nên chú ý một số các phương pháp, cách học sau:

– Làm chủ các sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử cơ bản: Các nhân vật, sự kiện lịch sử là yếu tố cơ bản của lịch sử. Khi học, cần đặt sự kiện, nhân vật vào đúng thời gian, không gian để phân tích những vai trò, tác động hoặc các sự kiện, nhân vật liên quan.

– Nắm vững các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội để có phân tích lựa chọn chính xác cho các câu hỏi.

– Làm rõ đặc điểm riêng, nổi bật của từng giai đoạn thời gian trong lịch sử.

– Học theo các từ khóa lịch sử cơ bản đặc trưng của từng chuyên đề, từng giai đoạn, từng bài.

– Học theo sơ đồ tư duy lịch sử, timeline các sự kiện, giai đoạn lịch sử. Các sự kiện, nhân vật đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, học sinh có thể áp dụng sơ đồ tư duy, kỹ thuật 5W1H để học về những sự kiện lịch sử, hoặc học theo motip nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…

– So sánh, đối chiếu điểm giống nhau và khác nhau của những nội dung lịch sử tương đồng theo nội dung và theo giai đoạn.

– Luyện tập để rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm của mình.

Cô giáo chỉ lỗi sai khi làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT 2024 mà 100% thí sinh mắc phải- Ảnh 2.

Cô Huế có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử. Ảnh: NVCC

Một số lỗi thường gặp của học sinh khi làm đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT 

– Thiếu kiến thức cơ bản: Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi điều quan trọng nhất là cần trang bị đúng, đầy đủ những kiến thức lịch sử cơ bản để tự tin làm chủ các câu hỏi. Việc nhầm lẫn, mơ hồ về các sự kiện, các nhân vật, hiện tượng lịch sử sẽ khiến học sinh đưa ra các lựa chọn sai.

– Không đọc kỹ câu hỏi: Một lỗi phổ biến là không đọc kỹ câu hỏi, dẫn đến hiểu sai yêu cầu. Khi đọc câu hỏi lịch sử các bạn cần chú ý đến các từ khóa quan trọng: Từ hỏi, từ khóa về lĩnh vực câu hỏi, từ khóa về thời gian, từ khóa về không gian. Để không nhầm lẫn, chúng ta có thể gạch chân vào những từ khóa này. Việc nắm vững yêu cầu câu hỏi sẽ giúp tìm ra phương án phù hợp tránh nhầm lẫn. Đặc biệt giúp loại trừ những phương án nhiễu không đúng về lĩnh vực, thời gian, không gian một cách dễ dàng.

– Chủ quan ở những câu hỏi dễ, cơ bản: Các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu trong đề thi chiếm khoảng 70% nhưng đôi khi vì chủ quan nên các con chưa đọc kĩ câu hỏi, đáp án mà trả lời sai, nhầm lẫn đáng tiếc. Khi làm bài thi, học sinh cần tập trung làm đúng, chắc chắn các câu hỏi kiến thức cơ bản trước sau đó còn thời gian ngồi phân tích các câu hỏi vận dụng.

 – Lựa chọn các đáp án “quen thuộc”: Đôi khi, các bạn đọc câu hỏi và đáp án không kỹ, khi thấy có một đáp án mà mình cảm thấy “quen thuộc” sẽ tự tin lựa chọn ngay mà chủ quan không đọc kỹ và phân tích.

– Không chú ý đến các câu hỏi phủ định: Khi đọc đề, các bạn bỏ qua từ “không” hoặc “sai” dẫn đến không lựa chọn được phương án hoặc lựa chọn sai.

– Phân bố thời gian làm bài thi không hợp lý giữa các câu hỏi. Có 3 lỗi thường gặp về quản lý thời gian: Thứ nhất, làm quá nhanh, nóng vội dẫn đến việc bị nhầm lẫn; thứ 2, làm quá chậm, tỉ mỉ dẫn đến không kịp làm tất cả các câu hỏi; thứ 3, quá tập trung vào các câu hỏi khó, tốn nhiều thời gian mà các câu hỏi cơ bản lại đi quá nhanh dẫn đến sai sót. Các bạn nên luyện đề nhiều hơn để có kỹ năng quản lý thời gian khi làm bài thi 40 câu trắc nghiệm lịch sử trong thời gian 50 phút.

– Không kiểm tra lại đáp án sau khi làm xong: Để khắc phục tình trạng này, cần dành ra ít nhất 5 phút cuối giờ để kiểm tra lại so sánh kỹ giữa số câu và đáp án.

– Lỗi hình thức trong phiếu trả lời trắc nghiệm: đôi khi vì chủ quan mà chúng ta mắc phải những lỗi nghiêm trọng về hình thức như: Quên tô mã đề thi; tô đáp án bằng bút mực; tô đáp án quá mờ hoặc nhòe ra ngoài; gạch xóa khi tô bị sai. Để khắc phục, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết bút chì, bút bi, tẩy khi vào phòng thi. Vì mỗi học sinh chỉ có 1 phiếu để làm bài thi, nên cần cẩn thận hơn khi làm việc với phiếu trả lời.

Lời nhắn nhủ đến học sinh trước khi bước vào bài thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024

Khi chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp, các bạn cần lưu ý:

– Tâm thế tốt, tự tin đạt được mục tiêu: Thiết lập mục tiêu rõ ràng để có động lực cố gắng hết mình cho kì thi. Tự tin vào bản thân không nên căng thẳng, bình tĩnh khi làm bài.

– Sức khoẻ tốt: Lên kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để vừa đảm bảo việc học tập vừa có thời gian thư giãn, chăm sóc bản thân, xả stress.’

– Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết khi bước vào phòng thi: Các bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ bút mực, bút chì, cục tẩy, đồng hồ thời gian để làm bài thi nhé.

– Chúc các bạn thành công trong kỳ thi của mình!

Ths Nguyễn Thị Hải Huế từng tốt nghiệp bằng Xuất sắc khoa Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô từng là thủ khoa đầu vào, Á khoa đầu ra Khoa Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thạc sĩ Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, Hiện cô là giáo viên tại một trường ở Hà Nội và Hệ thống giáo dục HOCMAI.





Nguồn: https://danviet.vn/co-giao-chi-loi-sai-khi-lam-de-thi-lich-su-tot-nghiep-thpt-2024-ma-100-thi-sinh-mac-phai-20240622061207376.htm

Cùng chủ đề

Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5%

CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HoSE) lên kế hoạch chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tháng 10 và thực hiện chi trả vào tháng 12/2024 với tổng số tiền lên tới 66,56 tỷ đồng. Ngày 14/10 tới đây, Nam Việt sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kem

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kemBộ sưu tập với hơn 40 tác phẩm thời trang là túi xách, giày, nón, đồng hồ, phụ kiện thời trang… của các thương hiệu đình đám, đã được chị Hà Hải cùng các bạn trong tiệm bánh của mình mô phỏng một cách tinh tế, vừa cho...

Tết Trung thu của cộng đồng người Việt ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Vui Tết Trung thu không chỉ là một trong những hoạt động văn hóa quen thuộc luôn được các em thiếu nhi Việt Nam mong chờ mà đây còn là cầu nối để lan tỏa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với người dân các nước trên thế giới.       Em bé mang hai dòng máu Bỉ-Việt và bố biểu diễn bài hát "Trống cơm" - Ảnh: TTXVN Mỗi dịp Trung thu, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường

(MPI) - Phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là một xu thế toàn cầu, mà còn là một ưu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam nhằm đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vừa bị bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, NSƯT Việt Hoàn vẫn tham gia đêm nhạc ủng hộ người dân vùng lũ

NSƯT Quỳnh Trang - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam chia sẻ, trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 ( bão Yagi) đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản tại các tỉnh, thành...

Ngày mai, 18/9, mạnh lên thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTin áp thấp nhiệt đới mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Hồi 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh...

Đám mây đối lưu khổng lồ đang kéo từ Bắc Ninh về Hà Nội, cảnh báo nhiều quận của Thủ đô có mưa dông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, trong 3 giờ qua: Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa, quận Ô Môn. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp các sở, ban...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Mới nhất

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay,...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa,...

Mới nhất