Trang chủNewsThời sựCó giải pháp kiểm soát lạm phát, tránh “lương tăng - giá...

Có giải pháp kiểm soát lạm phát, tránh “lương tăng – giá tăng”


Mức tăng đáng ghi nhận trong điều chỉnh tiền lương

Đa số các ĐBQH đều tán thành với các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024. Qua xem xét các đề xuất cụ thể của Chính phủ trong báo cáo cũng cho thấy, các nội dung cải cách đã bám sát chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW và quy định của pháp luật để thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm khả thi, hiệu quả, khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

Tránh tình trạng tăng lương nhưng cũng tăng giá -0
ĐBQH Lê Minh Nam (Hậu Giang) phát biểu tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng thời, bảo đảm tương quan cân đối, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương và trợ cấp; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát phân hóa xã hội, bảo đảm an sinh cho Nhân dân trong quá trình phát triển; cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Theo ĐBQH Lê Minh Nam (Hậu Giang), việc thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn, nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách trong thời gian hiện nay là cần thiết.

Các ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang), Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Trương Xuân Cừ (Hà Nội)… cũng cho rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

Bởi, nhìn vào Báo cáo của Chính phủ sẽ thấy, từ ngày 1.7 tới, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, trong đề xuất điều chỉnh tăng chung này, với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; nếu có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng. Trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). Tức là, các mức điều chỉnh với lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp lần này đều cao hơn so với các lần điều chỉnh trước.

Cho rằng, chúng ta có đủ điều kiện thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan, đại biểu Trần Văn Lâm nêu rõ, tổng nguồn vốn thực hiện các điều chỉnh lần này theo báo cáo của Chính phủ là 913.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nguyên tích lũy cho đến hết năm 2022 đã được 680.000 tỷ đồng; và khoản tăng thu ngân sách nhà nước trong năm 2023 được Quốc hội quyết định để lại cho các cơ quan trung ương, địa phương để phục vụ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp lần này. “Như vậy, nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương lần này hoàn toàn có thể bảo đảm được”, đại biểu nhận định.

Tất nhiên, việc đẩy một lượng tiền lớn trong 3 năm 2024, 2025 và 2026 sẽ tạo áp lực đối với công tác điều hành chỉ số giá tiêu dùng, dễ gây ra tình trạng tăng giá hàng hóa, dịch vụ. Song, một số đại biểu lưu ý, cung tiền này cũng sẽ tạo ra một “cầu kéo” để thúc tăng trưởng kinh tế, theo tính toán sẽ tăng được 0,2 điểm phần trăm tăng trưởng mỗi năm.

Tán thành với nhận định này, đại biểu Trần Văn Lâm nêu rõ, cùng với lực cầu từ tăng đầu tư công đang được Chính phủ triển khai hiện nay thì không khó để thấy khi thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp xã hội từ 1.7 tới sẽ tạo thêm lực đẩy nữa từ kích cầu tiêu dùng. “Hai lực cầu này chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, từ đó làm tăng tăng trưởng của nền kinh tế”, đại biểu nhận định.  

Tránh tình trạng tăng lương đồng thời cũng làm tăng giá

Để đạt được mục tiêu cao nhất của các nội dung cải cách lần này, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ lưu ý thực hiện các đề nghị được cơ quan thẩm tra đưa ra, gồm: tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát khác, bảo đảm chỉ tiêu tăng CPI bình quân năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2026 mà Quốc hội giao.

Trong đó, khi được Quốc hội thông qua thì Chính phủ cần có những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực, đặc biệt tránh tối đa tình trạng “tăng lương nhưng đồng thời cũng tăng giá” làm giảm ý nghĩa của việc tăng lương cũng là đề nghị được các ĐBQH Lê Minh Nam (Hậu Giang), Lý Anh Thư (Kiên Giang), Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)… đưa ra trong phiên thảo luận tại tổ chiều 25.6.

Có giải pháp kiểm soát lạm phát, tránh “lương tăng - giá tăng” -0
ĐBQH Lý Anh Thư (Kiên Giang) phát biểu tại Tổ

Đại biểu Lê Minh Nam đề nghị, Chính phủ cần xem xét, đánh giá một số tác động ảnh hưởng đến yếu tố giá và lạm phát, bởi khi tăng tiền lương có nghĩa sẽ làm tăng chi tiêu công, hoặc cũng có thể làm tăng nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng. “Trong bối cảnh hiện nay bao giờ cũng có những tác động nhất định đến quan hệ cung – cầu và làm tăng giá”, đại biểu Lê Minh Nam nói.

Cùng với đó, cần xem xét các yếu tố tác động đến giá cả các mặt hàng chiến lược, kể cả từ bên trong và bên ngoài. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có độ mở rất lớn, thì những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt khi phải nhập nhiều nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nước. Do đó, cần có những chính sách để hỗ trợ, kiểm soát nhằm hạn chế tác động của giá trên thế giới đến thị trường trong nước.

Về dài hạn, đại biểu Lê Minh Nam đề nghị, cần thực hiện tốt các chính sách về tài khóa, tiền tệ nhằm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đặc biệt là thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian sắp tới khi việc tăng trưởng đặt ra chỉ tiêu rất cao là lạm phát giảm.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp để kiểm soát, quản lý giá nhằm kiểm soát lạm phát, một số ý kiến cũng lưu ý, với những vấn đề mới, phức tạp, Chính phủ cần ban hành ngay văn bản hướng dẫn cụ thể để có cơ sở triển khai áp dụng, nhất là với quy định bổ sung quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản và giao người đứng đầu xây dựng quy định chế độ tiền thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Lý lẽ, theo đại biểu Lý Anh Thư, bởi các đơn vị, cơ quan hiện đang thực hiện chế độ lương khoán, nên nếu không có hướng dẫn sớm về nội dung này, vẫn thực hiện theo cách trích lập quỹ tiền thưởng hiện nay sẽ gây giảm phần kinh phí chi thường xuyên của mỗi đơn vị. Trong bối cảnh giá hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tăng cao hiện nay, nếu chi thường xuyên của các đơn vị giảm sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “không đủ chi”, thiếu hụt nguồn lực thực hiện công tác khen thưởng hàng năm. “Đây là một áp lực lớn với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Do đó, Chính phủ không chỉ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này mà phải ban hành ngay trong năm 2024, từ đó giúp các cơ quan, đơn vị yên tâm thực hiện”, đại biểu đề nghị.

Đồng thời, do việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội là vấn đề lớn, quan trọng, có tác động sâu sắc trong toàn xã hội, nhiều đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần tăng cường công tác truyền thông để người có công, người hưởng lương hưu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân hiểu đúng về chính sách và tạo sự đồng thuận xã hội khi tổ chức thực hiện.



Nguồn: https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/co-giai-phap-kiem-soat-lam-phat-tranh-luong-tang—gia-tang-i376915/

Cùng chủ đề

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Dân tộc Trung Quốc

Chia sẻ về công tác dân tộc của hai nước có nét tương đồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Việt Nam Hầu A Lềnh mong muốn, hai bên cụ thể hóa Thỏa thuận hợp tác thành hoạt động thiết thực. Đặc biệt là là tăng cường đối ngoại Nhân dân, trao đổi đoàn; tạo điều kiện giao thương kinh tế, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai đất nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm...

Khi nào và ai được lợi?

Phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng: Khi nào và ai được lợi?Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, thì mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này. Vậy...

Kiểm soát giá tiêu dùng, tránh tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng”

Chiều 25/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Cân nhắc áp dụng với các đơn vị sự nghiệp Thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), đại biểu Lê Quân cho rằng, bản chất của cải...

Lỡ miệng khoe mới nhận 43 triệu tiền thai sản, chồng đòi đặt ngay cho ông bà nội chuyến du lịch xuyên Việt

Tôi đi lấy chồng với hai bàn tay trắng, bố mẹ tôi ly hôn nhiều năm, hai người dần dần cũng không cảm thấy phải có trách nhiệm với đứa con chung là tôi nữa. ...

yếu tố quyết định di chứng và sự sống cho người bệnh

Thời gian vàng trong đột quỵ là yếu tố có tính quyết định đối với hiệu quả cấp cứu ngăn ngừa di chứng và tử vong ở người bệnh. Cụ thể thời gian vàng trong đột quỵ là như thế nào, có vai trò ra sao, chia sẻ sau đây từ MEDLATEC sẽ giúp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành tựu của Nam Định sau 70 năm giải phóng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài nhấn mạnh, việc trưng bày tài liệu lưu trữ là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố Nam Định (1.7.1954 - 1.7.2024); đồng thời giáo dục truyền thống...

Bộ GD-ĐT “hoả tốc” yêu cầu Trường ĐH Luật Hà Nội báo cáo quá trình đào tạo đối với tiến sĩ Vương Tấn Việt

Trong nội dung công văn hoả tốc số 3136/BGDDT-GDĐH Bộ GD-ĐT gửi Trường Đại học Luật Hà Nội nêu rõ: Hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt tại Trường Đại học Luật...

TIỂU SỬ TÓM TẮT ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THANH HẢI, ỦY VIÊN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

TIỂU SỬ TÓM TẮT ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THANH HẢI, ỦY VIÊN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - Báo Đại biểu Nhân dân ...

Đắk Lắk: Huy động 3.024 cán bộ coi thi, giám sát và phục vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ - chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Sau năm nay sẽ có lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Kỳ thi tốt nghiệp THPT...

Thành lập tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng – Hoa Kỳ

Ngày 25.6, UBND TP. Đà Nẵng và Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ ra mắt Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng - Hoa Kỳ. Việc thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng - Hoa Kỳ...

Bài đọc nhiều

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh

Với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, sáng 25.6.   CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand,...

Uniqlo đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, nâng cao năng lực sản xuất ngành dệt may

Ngày 24/6/2024, thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, từ ngày 21 - 23/6/2024, nhân chuyến công tác tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi làm việc với ông Noriaki Koyanma - Giám đốc Điều hành kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Fast Retailing tại trụ sở của Fast Retailing Nhật Bản. Tại buổi làm việc, ông...

Động viên, khích lệ Đà Nẵng chủ động, sáng tạo, phát triển nhanh và đột phá hơn

Thể hiện sự nhất quán của Đảng về vai trò, vị trí của Đà Nẵng đối với vùng và cả nước - Xin ông cho biết ý nghĩa của việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính...

Nền kinh tế chia sẻ và phát triển bền vững

Đô thị hóa nhanh chóng và những mặt trái của quá trình này khiến chất lượng sống của con người suy giảm. Từ đó dẫn đến những mối quan tâm về phát triển bền vững, về các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) dùng để đánh giá sự phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.Dự kiến đến cuối thế kỷ này 80% dân số thế giới...

Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra thông tin công nhân tưới cây giữa trời mưa tầm tã

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội việc một công nhân đang tưới cây giữa trời mưa tầm tã - Ảnh: MXH Sáng 24-6, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một công nhân đứng phía sau chiếc xe bồn chở nước đang tưới cây trên đường Nguyễn Trãi (đoạn qua quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù trời đang mưa lớn. Theo đó, chiếc xe bồn mang biển số 29H-491.xx đang chở một công nhân đội nón, dùng vòi từ bồn...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Dân tộc Trung Quốc

Chia sẻ về công tác dân tộc của hai nước có nét tương đồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Việt Nam Hầu A Lềnh mong muốn, hai bên cụ thể hóa Thỏa thuận hợp tác thành hoạt động thiết thực. Đặc biệt là là tăng cường đối ngoại Nhân dân, trao đổi đoàn; tạo điều kiện giao thương kinh tế, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai đất nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm...

Kiểm soát giá tiêu dùng, tránh tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng”

Chiều 25/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Cân nhắc áp dụng với các đơn vị sự nghiệp Thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), đại biểu Lê Quân cho rằng, bản chất của cải...

Tạm dừng khai thác cát ở khu vực nhà dân bị nứt toác

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Công ty TNHH Tiến Nga về việc tạm dừng hoạt động khai thác cát trên sông Đà (đoạn qua xã Dân Quyền, huyện Tam Nông) - khu vực giáp ranh với khu vực sạt lở tại xã Thái Hòa và xã Phong Vân (huyện Ba Vì,...

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Chiều 25/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo của Chính phủ lên quan đến các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7. Hạn chế thấp nhất việc tăng giá khi tăng lương Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thông tin, Đảng, Nhà nước rất muốn đổi mới sâu sắc chính sách...

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn cung cấp dịch vụ đường sắt giá cạnh tranh cho Việt Nam

Chiều 25.6, tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lâu Tề Lương - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) - nhà cung cấp hệ thống điều khiển vận tải đường sắt lớn nhất thế giới, theo Báo Chính phủ.Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao thành tựu hoạt...

Mới nhất

UEH công bố điểm chuẩn 3 phương thức xét tuyển sớm

Các phương thức xét tuyển sớm của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa tuyển sinh đại học chính quy 2024 bao gồm: Phương thức 3-Xét tuyển học sinh giỏi (PT3): điểm xét tuyển là điểm quy đổi từ kết quả học tập cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1...

Khai mạc cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VI

Ngày 25/6, tại Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VI, năm 2024. ...

Sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn Ba Đình, Hà Nội

Cụ thể, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Ba Đình đã hoàn thành nhập dữ liệu thí sinh dự thi tự do thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn quận; đã in đủ phiếu báo dự thi và gửi cho thí sinh tự do trên địa bàn. Quận cũng đã điều động 174 cán bộ làm...

Thành tựu của Nam Định sau 70 năm giải phóng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài nhấn mạnh, việc trưng bày tài liệu lưu trữ là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để chào...

Ông Đỗ Mạnh Tăng được bổ nhiệm làm Chánh án TAND tỉnh Thái Bình

Ngày 25/6, tại hội trường TAND tỉnh Thái Bình, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Thái Bình cho ông Đỗ Mạnh Tăng. Ông Đỗ Mạnh Tăng, Phó Chánh án TAND tỉnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án TAND tỉnh kể từ ngày 1/7,...

Mới nhất