Trang chủKinh tếNông nghiệpCó Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 3)

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 3)


Hành trình xóa tín dụng đen, chốt non, hay góp phần phát triển du lịch cộng đồng của NHCSXH cùng chính quyền và người dân đầy sinh động diễn ra trên khắp các buôn làng Đắc Lắc là nét son điểm xuyết vào bức tranh tín dụng chính sách hơn 20 năm qua đặc biệt là từ khi triển khai chỉ thị 40/CT-TW và Kết luận 06/KL-TW. Sự thay đổi từ nhận thức của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền về tín dụng chính sách và được hiện thực hóa bằng các sách lược cụ thể đã phát huy được giá trị của một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Chính phủ.

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1) Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 2)

Bước đột phá nhận thức ấy không chỉ từ việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội mà xác định tín dụng chính sách là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Là một nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, 5 năm 2021-2025.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tổ chức ký kết chương trình phối hợp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tổ chức ký kết chương trình phối hợp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Từ nhận thức rõ về vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội, ngoài cơ chế chính sách của Trung ương, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách riêng đặc thù của tỉnh đồng thời bố trí vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện, như: Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, công văn hướng dẫn xác minh người lao động thuộc đối tượng chính sách khác vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy đinh các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Đồng thời tích hợp các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn đạt 7.779 tỷ đồng, tăng 4.771 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 10,6%. Trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt hơn 502 tỷ đồng, tăng 383 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm 6,5% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 15,7%. Cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương thể hiện rõ chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực” với phương châm “nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”.

Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác phối hợp với các ngành, các cơ quan chức năng quan tâm đến công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh là 8,44 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng dư nợ tín dụng.

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk sát sao trong việc chỉ đạo, giảm sát và tháo gõ khó khăn để nâng tầm hoạt động công tác tín dụng chính đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk sát sao trong việc chỉ đạo, giảm sát và tháo gõ khó khăn để nâng tầm hoạt động công tác tín dụng chính đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác

Đồng thời, rà soát, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 39-CT/TU, ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch 186/KH-UBND của UBND tỉnh về về công tác tín dụng chính sách xã hội; tiếp tục giữ vững và duy trì chất lượng tín dụng một cách ổn định, bền vững; chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra hoạt động cho vay ủy thác của các hội, đoàn thể…

UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành Nông nghiệp, ngành Lao động – Thương binh và các cơ sở dạy nghề tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo vùng miền cũng như phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương để phân bổ nguồn vốn cho vay theo định hướng tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để từ đó nhân rộng mô hình. Đồng thời, các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh phối hợp tổ chức 887 buổi tuyên truyền tập huấn với trên 103.700 lượt hội viên và cán bộ hội tham gia học tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Những nỗ lực ấy đã đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, tận dụng 21 chương trình tín dụng chính sách và các chương trình do địa phương ủy thác để phát triển kinh tế. Với tổng doanh số cho vay từ năm 2015 đến nay đạt hơn 14.943 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt gần 10.183 tỷ đồng, ốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư đến 184/184 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, tổ dân phố, giúp gần 111 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 40 nghìn lao động (436 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); tạo điều kiện cho gần 8 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 230 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hơn 7 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, gần 66 nghìn hộ gia đình tại vùng khó khăn vay vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng gần 445 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP, hơn 4,8 nghìn hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn được vay vốn. Góp phần hoàn thành 79 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,83% năm 2016 xuống còn 6,34% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) và xuống còn 9,15% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025).

Tuy nhiên, mục tiêu đưa tỉnh Đắk Lắk “cơ bản trở thành trung tâm vùng, là tỉnh phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững khu vực Tây Nguyên, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vào năm 2030; đến năm 2045, phát triển tỉnh thành một “trung tâm của vùng Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực hay gần hơn là hướng tới xây dựng địa phương trở thành tỉnh “thuộc nhóm phát triển khá của cả nước” vào năm 2025 còn nhiều thách thức khi kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm còn cao. Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến những chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thương mại, cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo và các đối tượng chính sách, một số chính sách tín dụng chậm được điều chỉnh.

Do đó, Tỉnh ủy xác định việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong tạo nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, cần tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư. Hằng năm và trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 5 năm, các Sở, ban, ngành có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách, cân đối nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định ủy thác sang NHCSXH, để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội liên quan chương trình mục tiêu quốc gia. Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ trọng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang chi nhánh NHCSXH tỉnh đạt 15% trong tổng nguồn vốn chính sách trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk, Đào Thái Hòa cho biết, cán bộ, nhân viên, người lao động trong chi nhánh luôn xác định nhiệm vụ, sứ mệnh vì người nghèo và không để ai bị bỏ lại phía sau. Do đó, chi nhánh thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, xây dựng và ban hành các đề án, cơ chế chính sách mới, báo cáo tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh bố trí nguồn lực phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và Chiến lược phát triển NHCSXH trên địa bàn đến năm 2030. Ưu tiên tập trung vốn cho vay vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đáp ứng đủ vốn để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/co-dang-cuoc-doi-am-no-hanh-phuc-bai-3-158884.html

Cùng chủ đề

Một ngân hàng bất ngờ tung gói cho vay lãi suất 1,2%/năm

(NLĐO) – Bất chấp lãi suất huy động nhích lên, mặt bằng lãi vay vẫn giảm so với đầu năm và doanh nghiệp có thể vay đầu tư dự án với lãi suất thấp kỷ lục. ...

Có 10 triệu đồng mua trái phiếu ngân hàng nào để được lãi cao?

(NLĐO) – Một ngân hàng vừa phát hành trái phiếu dự kiến huy động 1.300 tỉ đồng với lãi suất năm đầu tiên 8,2%/năm. ...

Nhộn nhịp sinh trắc học tài khoản ngân hàng

(NLĐO) - Nhiều người đang gấp rút đăng ký sinh trắc học tài khoản ngân hàng để không sẽ bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025 ...

BIDV nhận giải thưởng quốc tế về phát hành trái phiếu bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa nhận giải thưởng Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu bền vững tốt nhất Việt Nam 2024 từ Tạp chí Global Banking and Finance Review. Giải thưởng là sự khẳng định vị thế tiên phong của BIDV trong việc phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững tại Việt Nam; đồng thời khẳng định cam kết của BIDV trong triển khai tài chính bền...

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên ban điều hành

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành nhằm củng cố đội ngũ lãnh đạo, hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực, tinh gọn, vận hành xuất sắc. Thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ  Sinh năm 1977, ông Đặng Công Hoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ngân hàng bán lẻ của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12

Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,07 điểm hay trong 15 năm hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ, Chính phủ đã huy động được 3,37 triệu tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 ...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 2)

Krông Jin chỉ là một trong thành quả của sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đặc biệt từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đi vào cuộc sống tại Đắk Lắk. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị - xã hội cũng đã tạo ra hệ thống các chính...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Mới nhất

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ...

Cận cảnh những tuyến đường ở TPHCM dự kiến mang tên các nhà lãnh đạo

TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 biểu quyết thông qua Nghị quyết về đặt tên đường, công trình công cộng và điều chỉnh lý trình trên địa bàn TPHCM. TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ...

Bên trong khu xạ trị ung thư đầu tiên ở Hà Tĩnh

TPO - Khu Xạ trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024. 18/12/2024 | 14:30 ...

MobiFone ra mắt sân chơi tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu học

Cuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

Mới nhất