Trang chủNewsThời sự‘Có dân là có tất cả’

‘Có dân là có tất cả’


Bac ho
Bác Hồ – Bác Tôn, hình ảnh cao đẹp của tình đoàn kết Bắc – Nam một nhà, biểu tượng thiêng liêng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cuộc cách mạng. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới. Việc xây dựng lực lượng trong nước có vai trò quyết định: “Để tự ta giải phóng cho ta”. Theo Người, muốn có lực lượng phải đoàn kết vì “Đoàn kết là lực lượng vô địch”. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối thống nhất.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược. Đó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt quá trình cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù và xây dựng xã hội mới. Vì vậy, Hồ Chủ tịch căn dặn mọi cán bộ đảng viên, đặc biệt là những người được phân công làm công tác Dân vận – Mặt trận, muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của tổ tiên, phải có lòng bao dung, đại độ với con người.

“Tôi khuyên đồng bào, đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi; năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn, dài đều kết hợp nhau lại ở nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên, ta phải khoan hồng, đại độ; ta phải nhận rằng: Đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Lòng khoan dung, đại độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lôi cuốn được biết bao nhân sĩ, trí thức, địa chủ, thương gia, nhà tư sản dân tộc, Việt kiều, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộc đến với Người và theo Người tiến hành kháng chiến chống hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ cho tới ngày toàn thắng.

Một sáng kiến vĩ đại, đồng thời là một cống hiến lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cho dân tộc ta, cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới là việc đề xướng thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh – hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

94 năm trôi qua kể từ ngày Hội phản đế đồng minh ra đời, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, các hình thức tổ chức với những tên gọi khác nhau đã lần lượt ra đời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Đó là Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977). Năm tháng sẽ qua đi, nhưng lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất sẽ mãi mãi gắn liền với lịch sử quang vinh của Đảng, của dân tộc.

Đó là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), là đại thắng mùa Xuân (1975), là những thành quả rất quan trọng trong công cuộc đổi mới đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, đưa nhân dân ta vững bước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa với khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”.

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ra đời theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp rất to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, một nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần làm nên những mốc son mới trong lịch sử của dân tộc.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển), trong Hiến pháp 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xuất phát từ bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước cũng như những yêu cầu cấp bách của nhân dân, trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những hạn chế, yếu kém qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung bàn các giải pháp để làm tốt vai trò nòng cốt chính trị thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc ở tầm cao mới và chiều sâu mới để nhân dân thực sự làm chủ với các nhiệm vụ cụ thể:

Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị cũng như toàn dân về truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, truyền thống đại đoàn kết dân tộc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền các cấp trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân thông qua các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước, nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và phồn vinh, cường thịnh cho xã hội

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc và tôn giáo trong cuộc vận động đồng bào dân tộc và tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ năm, đổi mới tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư. Thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội; nâng cao chất lượng, hiệp thương dân chủ, sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên.

Và quán triệt sâu sắc lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Có dân là có tất cả”.

Để các chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X đề ra trở thành hiện thực cuộc sống đòi hỏi Ủy ban MTTQ các cấp phải năng động, sáng tạo, chủ động phối hợp cùng với chính quyền cùng cấp, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia.



Nguồn: https://daidoanket.vn/co-dan-la-co-tat-ca-10292348.html

Cùng chủ đề

Bác Hồ với “Thủ đô ta”

Sinh thời, Bác nhắc: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta” nên Hà Nội phải gương mẫu ở vị trí đầu tàu để làm sao “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Tình cảm sâu nặng, dấu ấn không quên Ba chữ “Thủ đô ta” chứa đựng biết bao tình cảm sâu nặng, gần gũi và sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh...

NSNA Đinh Đăng Định – Giải thưởng Hồ Chí Minh

(NADS) - Đinh Đăng Định quê ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội, sinh trưởng trong gia đình lao động nghèo và có đông anh em. Ông có niềm đam mê chụp ảnh ngay từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi, ông...

NSNA Vũ Năng An – Giải thưởng Hồ Chí Minh

(NADS) - Năm 20 tuổi ông vào Sài Gòn tìm cách lập thân. Ông học chụp ảnh và trở thành một trong bảy người vận động thành lập "Hội Điện ảnh Việt Nam" vào năm 1937-1938. Thu hút được sự ủng hộ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thời đó như Năm Phỉ, Phùng Há, Ái Liên, Năm Châu nhưng việc không thành. Ông phải đi làm thợ ảnh trên tàu Aramis chạy từ Mác xây đi Cô-bê,...

Báo chí chống tiêu cực

Hiện tượng tiêu cực thì thời nào cũng có, bộ phận nào của xã hội đều có, nó chỉ to hay bé, nghiêm trọng hay chưa nghiêm trọng, ít hay nhiều mà thôi. Giống như quy luật của tự nhiên và xã hội về sự thống nhất những mặt đối lập: âm - dương, tốt - xấu, thiện - ác, trắng - đen, nóng - lạnh… Những năm đầu đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, đã xuất...

Xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn cho “Cát Bà Xanh 2024”

Để tổ chức tốt sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch nhằm quảng bá hình ảnh con người và TP Hải Phòng đến đông đảo nhân dân, du khách trong nước, quốc tế và ý nghĩa đặc biệt của sự kiện UNESCO chính thức công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh, TP đầu tiên của Việt Nam; UBND TP Hải Phòng xây dựng Kế hoạch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 16/11

Bản tin Mặt trận sáng 16/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân; Đại đoàn kết là giá trị tinh thần, giá trị cốt lõi; Lan tỏa uy tín, vị thế của Mặt trận tới cộng đồng dân cư… ...

Tôn vinh 25 điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình tôn vinh những điển hình trong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tên gọi Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. ...

Khởi công xây dựng nhà cho 11 hộ nghèo tại huyện Đại Từ

Chiều 15/11, Ban Chỉ đạo xoá nhà tạm, nhà dột nát huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tổ chức chương trình hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Trong đó, có 3...

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường. ...

Thanh Oai, kiến tạo làng quê người dân sống khỏe dựa trên giá trị văn hóa truyền thống

Những ngày này về Thanh Oai, nhiều người ngỡ như đang “lạc” vào khu đô thị mới với những con đường trải thảm nhựa, trải bê tông vào từng ngõ từng nhà. Giữa những cánh đồng trải rộng thẳng tắp là những mô hình sản xuất sinh thái, cụm công nghiệp đang ngày đêm thi công. Có được sự đổi thay này chính là nhờ sự nỗ lực bứt phá, dám nghĩ dám làm của tập thể lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc)​

(ĐCSVN) – Chiều 15/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu. ...

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa đơn phương

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu đã phát biểu tại Hội nghị CEO APEC trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 rằng chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ cần phải bị loại bỏ để ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế...

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

Công an huyện Đăk Glei (Kon Tum) vừa phát đi thông báo tìm người bị mất tích đối với Lê Hồ Thanh Mai (18 tuổi, trú tại thôn Broong Mỹ, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Lê Hồ Thanh Mai đã bỏ nhà đi giữa đêm khuya 1 tuần nay, gia đình không liên lạc được. Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái...

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm Cộng hòa Dominicana

(ĐCSVN) - Đây là lần thứ năm Việt Nam được mời tham dự một Hội nghị thượng đỉnh G20 và là lần đầu tiên một lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam tới thăm Cộng hòa Dominicana. ...

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng New Zealand

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Thủ đô Lima, Peru, chiều 15/11/2024 (giờ địa phương, sáng 16/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.  Lâm Khánh (TTXVN) Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-luong-cuong-gap-thu-tuong-new-zealand-20241116070125194.htm

Mới nhất

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Hội nghị có sự tham dự của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo UBND TP. Hồ...

Giá dầu giảm 2% do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn

Giá xăng dầu hôm nay 16/11/2024: Giá dầu giảm hơn 2% khi nhu cầu yếu hơn của Trung Quốc và khả năng chậm lại trong tốc độ giảm lãi suất của FED. Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/11/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 16/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu...

Giá vàng nhẫn tăng vọt, vàng miếng SJC ổn định

(NLĐO) - Giá vàng nhẫn tăng mạnh theo thế giới trong khi giá vàng miếng SJC duy trì ổn định mốc 83,5 triệu đồng/lượng. ...

Quần đảo hoang sơ từng là ‘sào huyệt’ khét tiếng của hải tặc

Do nằm trên tuyến thông thương quan trọng nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này đã trở thành nơi cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. ...

Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên?

Ngày 15/11, tại thủ đô Lima của Peru, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024.

Mới nhất