Trang chủChính trịChủ quyền‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (SPLOS) lần thứ 34 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York từ ngày 10-14/6. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (SPLOS) lần thứ 34 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York từ ngày 10-14/6. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Tất cả các hiệp định quốc tế đều có nguy cơ lỗi thời và UNCLOS không ngoại lệ. Làm thế nào để không bị “ngủ quên”, luôn bắt nhịp với những đổi thay của thực tại? Những trăn trở đó phần nào được các nhà ngoại giao, chuyên gia, học giả Việt Nam và quốc tế phân tích trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) chủ trì tại Quảng Ninh vừa qua.

“Hiến pháp” của đại dương

Thẩm phán Horinouchi Hidehisa, Toà án Luật Biển quốc tế (ITLOS) khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có thể được coi là bản “hiến pháp” của đại dương, bao gồm những điều khoản liên quan tới các hoạt động trên biển và đại dương. Công ước quốc tế này đưa ra nhận thức toàn diện về các khái niệm liên quan đến hàng hải, chỉ ra quyền và nghĩa vụ của các quốc gia với vùng biển, đại dương, có các điều khoản về bảo tồn nguồn cá một cách bền vững… Bên cạnh đó, UNCLOS nhấn mạnh những yếu tố liên quan đến Luật Biển như quyền tài phán, tàu bè vận hành trên biển…

Có thể nói, UNCLOS là bộ luật chung điều chỉnh các hoạt động trên biển và đại dương. Trong quá trình đàm phán ban đầu từ năm 1973, UNCLOS có những điều khoản quá lý tưởng hóa, không thực tế, do đó, khi UNCLOS có hiệu lực triển khai năm 1994 cũng là một lần UNCLOS sửa đổi một số điều khoản trong điều ước.

Tiếp tục nhấn mạnh lại vai trò như “bản hiến pháp” đại dương của UNCLOS, ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á – Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS) khẳng định UNCLOS đóng vai trò cốt yếu trong việc điều chỉnh các hoạt động trên biển giữa các quốc gia theo luật pháp quốc tế, được nhiều quốc gia nhất trí và thông qua. UNCLOS hoàn toàn có thể được coi là chìa khóa trong các vấn đề trên biển, là “la bàn” cho các quốc gia ở các vùng biển, trong đó có cả Biển Đông.

Các nhà ngoại giao, chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế trao đổi về giá trị của UNCLOS 1982. (Ảnh: PH)
Các nhà ngoại giao, chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế trao đổi về giá trị của UNCLOS 1982. (Ảnh: PH)

TS. Nguyễn Đăng Thắng, Trọng tài viên Tòa trọng tài thường trực (PCA), Trọng tài viên Toà trọng tài Phụ lục VII, UNCLOS cho rằng, tất cả các hiệp định đều có nguy cơ lỗi thời và UNCLOS không ngoại lệ. Tuy nhiên, đến nay, UNCLOS vẫn còn rất giá trị, là một “cơ chế sống”. Theo ông, các hiệp định triển khai, các cơ chế dựa trên tinh thần của UNCLOS sẽ góp phần cải thiện và khắc phục sự lỗi thời của UNCLOS.

Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski có cùng trăn trở. Mặc dù sau 30 năm, UNCLOS vẫn rất phù hợp và tiếp tục là trụ cột của hệ thống pháp lý quản lý các đại dương và biển cả. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể thực thi UNCLOS một cách hiệu quả hơn trong bối cảnh có những thách thức mới đặt ra từ công nghệ, cần được quản lý như vấn đề cáp ngầm dưới biển…

“Nếu một quốc gia chọn cách phớt lờ các quy tắc, đó thực sự là vấn đề. Nhưng điều đó không có nghĩa là các quy tắc đó sai. Những thách thức phát sinh vẫn có thể được giải quyết trong khuôn khổ của UNCLOS”, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski nói.

Dù nhiều đổi thay vẫn… hợp thời

Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế lần này, các nhà ngoại giao, chuyên gia, học giả cũng đưa ra nhiều cách tiếp cận về giải pháp xung quanh câu chuyện làm thế nào để UNCLOS đáp ứng kịp thời sự phát triển của thực tiễn sử dụng và quản lý biển hiện nay.

Tại sao việc thay đổi Công ước khó khả thi? Theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Chủ tịch Hội Luật quốc tế châu Á (AsianSIL), việc thay đổi Công ước đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS cùng tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn để đi đến hiệu lực. Do đó, quá trình này tương đối phức tạp.

Giải pháp hướng đến là trong khuôn khổ của Công ước có thêm các phụ lục, giúp phát triển và mở rộng Công ước. Việc đàm phán các phụ lục như vậy có thể không nhất thiết tất cả các quốc gia thành viên phải tham gia, phụ lục chỉ ràng buộc các nước thành viên UNCLOS đàm phán và ký kết phụ lục này.

Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Chủ tịch Hội Luật quốc tế châu Á.
Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Chủ tịch Hội Luật quốc tế châu Á.

Tiến sĩ Phạm Lan Dung nhấn mạnh, UNCLOS là một điều ước quốc tế có thể được phát triển, mở rộng và điều chỉnh để đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra trên thực tiễn. Công ước đã có các quy định rất kỹ liên quan đến điều chỉnh các tình huống tranh chấp trên biển giữa các quốc gia, đề cập rất rõ các quy định cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như cách tiếp cận các chiến dịch “vùng xám” ở khu vực chưa phân định, chồng lấn hoặc tranh chấp.

Ngoài ra, một giải pháp hợp lý, theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, là các nước có thể cùng cân nhắc là đàm phán và ký kết các công ước hay điều ước quốc tế khác phù hợp. Cụ thể, các quốc gia có thể thống nhất đàm phán với nhau và đưa vào trong khuôn khổ UNCLOS các điều ước quốc tế có liên quan, gắn với Công ước. Minh chứng cho những nỗ lực đó là việc các nước ký kết Hiệp định về bảo tồn đa dạng sinh học ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ), một trong những phát triển quan trọng gần đây trong lĩnh vực đại dương và luật biển, đi sâu vào điều chỉnh một đối tượng cụ thể.

Về Hiệp định BBNJ, PGS. TS. Takei Yoshinobu, Đại học Keio (Nhật Bản) cho biết, nếu nhìn kỹ vào UNCLOS thì không thể tìm được cụm từ nào về đa dạng sinh học. Rõ ràng, sự linh hoạt trong việc đưa ra thỏa thuận đã giúp các bên tham gia UNCLOS đối phó với thách thức mới.

Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski bổ sung thêm ý nghĩa về sự ra đời của Hiệp định: “Việc thông qua Hiệp định BBNJ chứng minh cộng đồng quốc tế có khả năng bổ sung thay vì làm suy yếu UNCLOS. Đó là một khác biệt quan trọng”.

Tiếp cận giải pháp ở nội tại trong chính khuôn khổ UNCLOS, TS. Muhammad Taufan, Phó Vụ trưởng, Vụ Các vấn đề pháp lý và điều ước lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Indonesia cho rằng chìa khóa để triển khai UNCLOS hiệu quả chính là hợp tác ở cấp độ quốc gia, song phương và đa phương.

Nhà ngoại giao Indonesia lấy ví dụ từ việc quốc gia này ban hành nhiều nghị định, nội luật hóa từ nền tảng UNCLOS hay thỏa thuận phân định biển với Việt Nam, Malaysia là minh chứng cho những “trái ngọt” của tuân thủ và hợp tác trong khuôn khổ UNCLOS.

Cam kết không lay chuyển

Sau 30 năm tham gia UNCLOS, theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực, tuân thủ những quy định của Công ước như thông qua Luật Biển Việt Nam, qua đó thể hiện quyết tâm tuân thủ Công ước của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia các diễn đàn, hoạt động của nhiều nước thành viên Công ước. Đặc biệt, gần đây, Việt Nam đã đưa ra ý tưởng thành lập Nhóm bạn bè về UNCLOS.

Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) năm 2020. Trong đó, Nhóm sáng lập gồm 12 nước là Argentina, Canada, Đan Mạch, Đức, Jamaica, Kenya, Hà Lan, New Zealand, Oman, Senegal, Nam Phi và Việt Nam. Đến nay, Nhóm bạn bè của UNCLOS có hơn 120 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý.

Theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, đây là nỗ lực chủ động, sáng tạo của Việt Nam, giúp tập hợp được tiếng nói, sự ủng hộ đông đảo của các nước có cùng cách tiếp cận, tuân thủ và giải thích Công ước một cách thiện chí.

Ngoài ra, Việt Nam vừa qua đã tuyên bố đề cử PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao là ứng cử viên của Việt Nam cho vị trí Thẩm phán Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035. Điều này thể sự chủ động hơn nữa của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên, không chỉ tuân thủ, thúc đẩy sự tuân thủ của các nước mà còn đặt ra những mục tiêu cao hơn là tham gia vào cơ quan tài phán quốc tế trong khuôn khổ Công ước.

Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski.
Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski.

Đại sứ Andrew Goledzinowski đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực của UNCLOS. “Việt Nam là quốc gia biển luôn ủng hộ luật pháp quốc tế, vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy thực thi UNCLOS rất quan trọng”, nhà ngoại giao Australia nhấn mạnh.

Theo Đại sứ, việc Việt Nam tổ chức thường niên Hội nghị quốc tế Biển Đông quy tụ nhiều học giả, chuyên gia quốc tế cho thấy Việt Nam không chỉ tuân thủ các quy tắc của UNCLOS mà còn có mục tiêu trở thành một trong những quốc gia góp phần thúc đẩy các chuẩn mực trong lĩnh vực này. Ứng cử viên của Việt Nam cho vị trí Thẩm phán ITLOS rất xuất sắc, đây là động thái rất tích cực và đáng hoan nghênh. Mọi nỗ lực đều cho thấy Việt Nam đang thực hiện rất tốt vai trò của mình.

“Giống như thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, trích lời của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt để kết lại những giá trị còn mãi với thời gian của UNCLOS. Những giá trị đó sẽ góp phần vun vén những ước vọng về hòa bình, hợp tác và phát triển của hiện tại và tương lai.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16: “Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác. Liên quan đến vấn đề này, tôi không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/30-nam-unclos-co-che-song-ben-vung-vuot-thoi-gian-292026.html

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 4: Xu hướng lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và phi...

Xu hướng này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học, có mục đích được nêu là để tái công nghiệp hóa và nỗ lực kiểm soát công nghệ then chốt. Liên minh châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu hướng này với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim chuyển thể từ truyện tranh của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả Việt yêu thích nhờ nội dung mới lạ, hấp dẫn.

Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê. Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền...

Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt...

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa lúc ông đặt nghi vấn với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về những thiết bị bay không người lái (UAV) bí ẩn.

Lo “bão” thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại

Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.

Nghi phạm bị bắt, chỉ điểm Ukraine đứng sau; Mỹ lập tức vạch ranh giới, khẳng định không ủng hộ những vụ việc tương...

Nga đã bắt giữ thủ phạm vụ tấn công khủng bố khiến Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học - cùng trợ lý tử vong.

Bài đọc nhiều

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Năm 2024, có 1.200 lượt phóng viên của 250 cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương đến thâm nhập thực tế lấy tư liệu và đăng tải hơn 11.000 tin, bài tuyên truyền về bộ đội Hải quân, các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục...

Khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản

Về giá tính thuế tài nguyên khoáng sản và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, quy định hiện hành của pháp luật về thuế tài nguyên cũng như phí bảo vệ môi trường chưa làm rõ và đưa ra mức giá cho...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Cùng chuyên mục

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

Phát triển trung tâm kinh tế

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tài nguyên và có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng. ...

Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc

(ĐCSVN) – Hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhiều đơn vị Hải quân đã tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này đã giúp lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong đông đảo giáo viên, học sinh trên địa bàn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Phạt tù thuyền trưởng khai thác hải sản bất hợp pháp

Bị cáo Nguyễn Bé bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép" ...

Mới nhất

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. ...

Khởi nghiệp từ đại học: Tại sao không?

TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐH Quốc gia Hà Nội (CSK) tổ chức lễ ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ vẫn chờ cát để tăng tốc thi công

Trên công trường tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, nhà thầu đã tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc và tổ chức nhiều mũi thi công. Tuy nhiên, cát chưa về nên việc thi công của nhà thầu vẫn đang gặp khó. ...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Mới nhất