Trang chủNewsChính trịCơ chế đặc thù để Đà Nẵng phát triển

Cơ chế đặc thù để Đà Nẵng phát triển


anh-1(1).jpg
Quang cảnh phiên họp ngày 7/6. Ảnh: Quang Vinh.

Cần sớm áp dụng cơ chế khu thương mại tự do

Góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, bày tỏ quan điểm đồng tình với việc sớm thông qua Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, ĐB Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TPHCM) cho rằng, trong 30 chính sách, có 9 chính sách về mô hình chính quyền đô thị, 21 chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, trong đó có 5 chính sách hoàn toàn mới.

Ông Ngân đánh giá, cơ chế thành lập Khu thương mại tự do là cơ chế rất thành công trên thế giới, đặc biệt là những nước có ưu thế về cảng biển như Singapore có 9 khu thương mại tự do, Trung Quốc có 21 khu và Philippines, Malaysia, Indonesia. Hơn 30 năm qua, các khu thương mại tự do hoạt động rất hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của các nước đó. Bởi vậy thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng là cần thiết.

Theo ông Ngân, Việt Nam có bờ biển dài rất đẹp, đã quy hoạch 34 cảng biển quốc tế. Đây là những điểm rất thuận lợi nên ủng hộ Đà Nẵng đi đầu thực hiện cơ chế thí điểm. Tuy nhiên để khu thương mại tự do có thể phát triển được, điều quan trọng nhất là hạ tầng, phải kết nối được bên trong và bên ngoài khu thương mại. Đồng thời, phải phân cấp trọn gói để Đà Nẵng có thể thực hiện được.

ĐB Nguyễn Hữu Thông (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) cho rằng, đối với khu thương mại tự do, đây là mô hình kinh tế đã khá phổ biến được nhiều quốc gia áp dụng, thí điểm. Do đó việc tạo cơ chế áp dụng thí điểm tại Đà Nẵng nhằm tạo bước đột phá mới cho Đà Nẵng nói riêng, đồng thời để khảo nghiệm việc phát triển mô hình kinh tế mới đối với nước ta nói chung trong thực tiễn.

Tuy nhiên, theo ông Thông, do thể chế và đặc điểm chính trị, nhu cầu phát triển thương mại của nước ta có sự khác biệt so với các nước khác. Và đây cũng là mô hình chưa có tiền lệ ở nước ta nên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, cần phải có cơ chế giám sát đặc biệt để vừa làm, vừa kịp thời đánh giá kinh nghiệm. Đặc biệt, là định lượng được các tác động của chính sách này nhằm đảm bảo tính khách quan và bao quát từ thực tiễn đến khi triển khai thực hiện.

Cũng bày tỏ tán thành với chính sách cho phép đầu tư xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng, ĐB Trần Nhật Minh (Đoàn ĐBQH Nghệ An) cho hay, đây là một nội dung mới, chưa có quy định hay chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Vì vậy đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần đi trước một bước, nghiên cứu để có các chính sách cụ thể, ưu tiên về thương mại, thuế nhằm hoạt động có hiệu quả, đúng với tính chất và mục đích của khu thương mại tự do.

ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) cho rằng Đà Nẵng không nhiều đất đai, giá trị rất cao nên khi thu hồi đất để phục vụ cho khu trung tâm thương mại tự do thì cần tính tới vấn đề lợi ích của người dân. Đặc biệt, cần áp dụng theo giá đền bù mới theo Luật Đất đai mới. Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thu hồi đất phải tính toán làm sao cho phù hợp với điều kiện của Đà Nẵng.

Đánh giá đầy đủ về nợ xây dựng cơ bản

Cho ý kiến về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn ĐBQH Hà Nội) đề nghị phải đánh giá toàn diện đầy đủ về bức tranh nợ xây dựng cơ bản, hiện chưa có xu hướng giảm, lại xuất hiện mới. Bởi riêng năm 2022, báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy đã phát hiện thêm hơn 4.000 tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản, nếu không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới. Nhiều chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng các nhà thầu để tháo gỡ khó khăn, hoặc thúc đẩy nhanh hơn công tác này dẫn đến tình trạng cách bố trí vốn, phân bổ vốn chưa chú trọng đến xử lý nợ xây dựng cơ bản, mặc dù đây là một trong những nguyên tắc phải được ưu tiên.

Bà Mai cho rằng, phân bổ vốn có trách nhiệm của các cơ quan của Chính phủ, cũng như còn thiếu kiên quyết, còn nể nang trong phân vốn xây dựng cơ bản, đầu tư công. Chúng ta xác nhận có số nợ nhưng không ưu tiên phân loại, chú trọng vào phân loại những nội dung nào thuộc trách nhiệm của nhà nước, thuộc trách nhiệm của các bộ, ban ngành, Chính phủ, của Quốc hội để bố trí vốn, có nội dung nào thuộc trách nhiệm của các địa phương. Có những vấn đề đi giám sát thấy rằng không phải khoản nào cũng thuộc trách nhiệm của địa phương, có cả trách nhiệm của trung ương. Do đó cần giải trình rõ báo cáo nội dung này trước Quốc hội vì đây là vấn đề đang tái diễn trở lại bức tranh từ năm 2015 trở về trước khi nợ về xây dựng cơ bản rất nghiêm trọng. Khi sửa Luật Đầu tư công năm 2014 đã đưa vào hành vi cấm, nên đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ và làm rõ trách nhiệm, nếu không vấn đề này sẽ tái diễn.

“Chúng ta không thể bỏ qua những điều mà chúng ta đã ghi vào luật, nếu không pháp luật có những điều khoản không được thực thi một cách đầy đủ và không nghiêm túc” – bà Mai nói.

ĐB Đỗ Thị Lan (Đoàn ĐBQH Quảng Ninh) cho rằng, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn NSNN còn một số bất cập. Số liệu báo cáo dự toán NSNN năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách. Đặc biệt số quyết toán chi NSNN giảm 407.317 tỷ đồng, số bội chi NSNN giảm 49.317 tỷ đồng. Như vậy giảm nhiều so với dự toán.

Từ phân tích trên, bà Lan nhìn nhận rằng, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, lập dự toán NSNN các năm sau.

“Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về NSNN và các cơ quan đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện NSNN thực chất hơn” – bà Lan nói.

Bên cạnh đó, theo bà Lan, có một số khoản chi ngân sách đạt thấp so với dự toán, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương đạt thấp so với kế hoạch vốn được giao. Số chuyển nguồn sang năm sau rất lớn, quyết toán chi NSNN năm 2022 bằng 86,7% so với dự toán. Chi đầu tư phát triển đạt trên 71%, chi thường xuyên không đạt dự toán, số chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 rất lớn và tăng nhiều so với năm 2021. Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo và dạy nghề chỉ đạt 56,9% dự toán. Chi cho y tế, gia đình chỉ đạt trên 43%. Những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu do lập dự toán chi ngân sách không sát với thực tế, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, chuẩn bị dự toán đầu tư, lập kế hoạch vốn, giao vốn chậm. Nên cần có giải pháp để khắc phục.

Giải trình về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023 trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Theo ông Phớc, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật.

Đối với vấn đề chuyển nguồn, ông Phớc cho rằng, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm để số chuyển nguồn giảm đi.

THÔNG CÁO SỐ 18 KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV

Thứ sáu, ngày 7/6, Quốc hội tiếp tục làm việc ngày thứ 16 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các nội dung: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra. Sau đó Quốc hội họp riêng về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo VPQH



Nguồn: https://daidoanket.vn/co-che-dac-thu-de-da-nang-phat-trien-10282864.html

Cùng chủ đề

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Ngày 14/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền...

có kịch bản đột phá mới hoàn thành mục tiêu đề ra

Xin ông cho biết, ĐSĐT đã mang đến những lợi ích thiết thực nào cho Hà Nội? ĐSĐT của Hà Nội đã có những bước nhảy vọt, nhất là sau khi tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành khai thác. Tuyến ĐSĐT này đã mang đến cho chúng ta nhiều thành công. Chúng ta đã chứng minh trên thực tế tính ưu việt của ĐSĐT so với các phương thức vận tải khác. Hiện mỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự kiến Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Hưng Yên diễn ra trước ngày 15/7

Đại hội sẽ tập trung vào các nội dung chính như: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024; xây dựng Chương trình hành...

Thăm, tặng quà các thương bệnh binh nặng và gia đình liệt sĩ

Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024). Tham gia đoàn có Trung tướng Lưu Phước Lượng, Trưởng Ban Liên lạc Truyền thống Sư đoàn 5...

Bàn giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh quá trình giữ các chức vụ lãnh đạo Tổng cục Chính trị, trên những cương vị công tác khác nhau, bản thân luôn rèn luyện ý thức tổ chức...

Quảng Nam bổ nhiệm 2 tân Phó Giám đốc Sở Y tế

Tại hội nghị, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ công bố quyết định của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc bổ nhiệm ông Trương Quang Bình, Trưởng phòng Nghiệp vụ y...

10 thí sinh Hà Nội có vấn đề về sức khỏe được hỗ trợ thi vào lớp 10

Sáng 7/6, hơn 106.000 thí sinh trên địa bàn TP Hà Nội đã có mặt tại các điểm thi để nghe phổ biến quy chế thi, đính chính thông tin sai sót nếu có và hoàn tất những...

Bài đọc nhiều

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, UBKT Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế...

Thủ tướng nói về kế hoạch hợp tác xây cao tốc, đường sắt kết nối Việt – Lào

(Dân trí) - Đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển hạ tầng, nhất là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng - Vientiane… là định hướng được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Định hướng quan trọng này được Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở khi cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào sáng 7/1, nhân chuyến...

Kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc

Chiều 24/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Theo đó, trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban...

Nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Theo đó, một số điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhất là về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước...

Cần nhiều cán bộ tốt để đưa Lâm Đồng vượt qua khó khăn và phát triển

Ngày 31/5, tại thành phố Đà Lạt, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học chủ trì buổi gặp mặt hơn 270 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phó sở, ban, ngành và trưởng phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Tham dự, có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng phát động hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng Nguyễn Anh Tú, các cơ quan báo chí thành phố, các cấp Hội Nhà báo động viên các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024 vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm của người làm báo trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vừa là diễn...

Bàn giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh quá trình giữ các chức vụ lãnh đạo Tổng cục Chính trị, trên những cương vị công tác khác nhau, bản thân luôn rèn luyện ý thức tổ chức...

Quảng Nam bổ nhiệm 2 tân Phó Giám đốc Sở Y tế

Tại hội nghị, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ công bố quyết định của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc bổ nhiệm ông Trương Quang Bình, Trưởng phòng Nghiệp vụ y...

Còn nể nang trong phân vốn xây dựng cơ bản, đầu tư công

Giải trình về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023 trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi...

Quy định thẩm quyền người đứng đầu trong tạm đình chỉ công tác cán bộ cấp dưới

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 (Quy định số 148) về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ...

Mới nhất

"Ông lớn" anime của Nhật Bản đệ đơn xin phá sản

Ngày 7/6, Gainax, công ty có trụ sở ở Tokyo đứng sau loạt phim anime truyền hình đình đám "Evangelion" vào những năm 1990, đã tuyên bố phá sản. Thành lập năm 1984, đội ngũ ban đầu của công ty bao gồm Anno Hideaki, người đã tạo ra loạt phim truyền hình...

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), mỗi năm, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long thải ra môi trường khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ có 30% rơm (7,4 triệu tấn) được thu gom, còn 70% rơm rạ bị người dân đốt hoặc vùi vào đồng...

cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Thanh quản là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp và hệ thống phát âm của con người. Bộ phận này không chỉ chịu trách nhiệm cho việc tạo ra âm thanh mà...

Quốc hội bàn về dự án luật tư pháp người chưa thành niên, chống mua bán người

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (8/6), Quốc hội sẽ dành ngày làm việc cuối của đợt 1 kỳ họp để bàn về văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc...

Ngày hội Vườn trái cây Tân Lộc – Nơi hội tụ tinh hoa của vùng đất trù phú

Ngày hội Vườn trái cây Tân Lộc là dịp để người dân, du khách đến tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thưởng thức văn hóa ẩm thực dân gian sông nước miệt vườn của địa phương Thốt Nốt.Điểm đến tuyệt vời vào mùa Thu ở châu Á: Điểm tên Sa Pa và Cần...

Mới nhất