Trang chủDestinationsThái BìnhCơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh phải...

Cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh phải đủ mạnh, vượt trội để tạo đột phá


Liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần đưa ra những cơ chế, chính sách đủ mạnh, vượt trội với thời hạn nhất định để tạo điều kiện cho TP Hồ Chí Minh có sự phát triển đột phá hơn trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Sáng 15/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Giữ thời gian áp dụng giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội chưa có tính toán, đánh giá tác động của chính sách về số thu, về kích cầu tiêu dùng, các tác động trở lại đối với tăng trưởng kinh tế và số thu ngân sách trong việc kéo dài thời gian thực hiện, mở rộng phạm vi áp dụng và việc nâng mức giảm như đề nghị của đại biểu Quốc hội.

Do vậy, trước mắt, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cho giữ phạm vi và mức độ giảm thuế giá trị gia tăng như đã quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến 31/12/2023.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết giao Chính phủ đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện mục tiêu chính sách như đã đặt ra, lượng hóa các tác động về số thu, về kích cầu tiêu dùng, các tác động trở lại đối với tăng trưởng kinh tế và số thu ngân sách từ việc thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng này, báo cáo Quốc hội chi tiết về kết quả thực hiện và tác động thực tế của việc thực hiện chính sách giảm thuế tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2023.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Về nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội, quy định các nội dung cụ thể trong dự thảo Nghị quyết nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách nhà nước.

Trong đó, bổ sung quy định giao Chính phủ nội dung: “Không trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với: các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định; các khoản thu, chi đã được Kiểm toán Nhà nước kết luận, kiến nghị xử lý trong niên độ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước thời điểm cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm và các năm trước nhưng chưa xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước”.

Để bảo đảm kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương cấp tỉnh, thành phố hằng năm, dự thảo Nghị quyết giao Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm trước thời điểm cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước cần nêu rõ các khoản không đủ điều kiện quyết toán ngân sách nhà nước làm cơ sở cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Cơ chế, chính sách đặc thù phải có trọng tâm, trọng điểm, khả thi

Liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, điểm a khoản 1 Điều 4 của dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội quy định: “Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong tổng số vốn đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, trường hợp Thành phố dự kiến có nguồn thu để bố trí tăng chi đầu tư phát triển, Hội đồng nhân dân Thành phố được phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công khác và bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn số vốn tăng thêm”.

Theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước, HĐND Thành phố có thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, trong đó bao gồm cả chi đầu tư phát triển để bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án sử dụng nguồn vốn này.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Nội dung này cũng đã được thể hiện tại Điều 49, 62, 67 và Điều 83 của Luật Đầu tư công. Khoản 6 Điều 7 Nghị quyết số 29 của Quốc hội cũng cho phép các địa phương được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương trên cơ sở khả năng thu thực tế. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang thực hiện bình thường quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước.

“Nếu quy định như dự thảo sẽ dẫn đến sự khác nhau rất lớn về nhận thức, cách hiểu quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công giữa TP Hồ Chí Minh và 62 địa phương khác trên cả nước”, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nêu rõ.

Do đó, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và thực tiễn thi hành, để hiểu thống nhất về pháp luật, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị không quy định nội dung này tại dự thảo Nghị quyết.

Tham gia thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đã phân tích liều lượng, mức độ, thời hạn của biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng, đánh giá kỹ lưỡng tình hình thực tế và tác động dự kiến tới nền kinh tế.

Đối với cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, các đại biểu cho rằng cần đưa ra những chính sách đủ mạnh, vượt trội với thời hạn nhất định để tạo điều kiện cho TP Hồ Chí Minh có sự phát triển đột phá hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng các chính sách đưa ra, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có sự kết nối đồng bộ, chặt chẽ, đảm bảo phù hợp, khả thi trong tổ chức thực hiện.

Xem xét kỹ lưỡng thời gian giảm 2% thuế VAT, bảo đảm thận trọng, chắc chắn

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội.

Một số ý kiến đề nghị nới rộng mức độ và thời gian giảm thuế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn kỹ lưỡng và có sự phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để nhìn nhận rõ tình hình kinh tế, tài chính, ngân sách để đưa ra chính sách phù hợp, thận trọng.

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

“Việc áp dụng mức giảm thuế này cho năm sau sẽ được tiếp tục xem xét kỹ lưỡng tại Kỳ họp tháng 10 để bảo đảm thận trọng, chắc chắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Về dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát kỹ lưỡng và Kiểm toán Nhà nước xem xét kết quả rà soát thu, chi ngân sách; Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước phối hợp tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao dự thảo Nghị quyết và sự chuẩn bị của các cơ quan hữu quan.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong Báo cáo tiếp thu, giải trình cần làm rõ thêm cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, quy định về hợp đồng BT phải thật sự chặt chẽ, kín kẽ để bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Theo thông báo từ Văn phòng Quốc hội, ngày 3 và 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về một số nội dung, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến với dự thảo nghị...

Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý

NDO - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã Kết luận nêu rõ, chiều 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được tăng thêm 1 thứ trưởng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1260 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm 1 thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm 1 thứ trưởng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có số lượng 6 thứ trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác điều động, bố trí, sắp xếp...

Tách phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thành 1 Điều riêng

Kinhtedothi - Sáng 1/11, tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tiếp thu ý kiến của các...

Những tư lệnh ngành nào sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8?

(VTC News) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về chương trình chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, trong đó chốt 3 tư lệnh ngành sẽ đăng đàn trả lời. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các đại biểu về chương trình chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 nêu rõ, 3 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn gồm: Ngân hàng; Y tế; Thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Hà Nam quy hoạch phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, nghành du lịch Hà Nam đã có những bứt phát vượt bậc, được vinh danh là “ Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” và “ Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu Châu Á”. Song, tỉnh Hà Nam cũng đang tập trung đầu tư nguồn lực cho hạ tầng và...

Phát hiện lỗ hổng trên chip khiến thiết bị viễn thông có thể bị xâm nhập dễ dàng

Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng từ smartphone, máy tính bảng cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông. ...

FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

NDO - FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác 3 năm với OutSystems, một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển ứng dụng nâng cao hiệu suất trong mảng lập trình. Thông qua hợp tác này, FPT chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai của OutSystems tại thị trường Hàn...

Thu hút khách quốc tế, ‘lên đời’ dịch vụ hàng không ở Việt Nam

Ngày 5-11, Trinity Forum 2024 - diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới - đã chính thức khai mạc. Nhiều cơ hội đã mở ra khi doanh nghiệp quốc tế tìm đến Việt Nam, đổ vốn vào đầu tư dịch vụ hàng...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.   Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê; trên...

Mới nhất