1. Gia đình đầy mâu thuẫn, cha mẹ bất hòa
Sự trung nghĩa của người cha, sự hòa thuận của anh em, vợ chồng là thịnh vượng của gia đình. Đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống, khó tránh khỏi những mâu thuẫn, lúc này, chỉ cần cha mẹ hòa thuận, các thành viên trong gia đình hiểu và bao dung lẫn nhau thì vấn đề đều có thể dễ dàng giải quyết.
Vì nhìn thấy được tình thương của cha mẹ nên con cái biết thương yêu người khác; vì hiểu được khuôn mẫu hạnh phúc gia đình nên con biết vận hành nó. Một gia đình hòa thuận còn có ý nghĩa hơn cả danh lợi.
Một nhà tâm lý học đã nói, tình yêu thương của cha mẹ là món quà tuyệt vời nhất dành cho con cái. Bởi cách cha mẹ hòa thuận với nhau là lối vào đầu tiên để trẻ hiểu về hôn nhân. Chất lượng hôn nhân của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu tình thương của cha mẹ, cha mẹ xung đột, thường nhạy cảm và hay nghi ngờ, cách giải quyết vấn đề cũng dễ trở nên cực đoan. Ngược lại, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình hòa thuận thường cởi mở, lạc quan và giao tiếp tốt. Bởi vì họ đã trải qua hạnh phúc và được nuôi dưỡng bởi tình yêu, họ sẵn sàng cho đi hạnh phúc và biết cảm thông.
2. Gia đình không cho con tự do, muốn kiểm soát
Nếu các bậc cha mẹ thiếu ý thức về ranh giới và có tính kiểm soát cao thì những đứa trẻ thường khó có khả năng tự lập. Cha mẹ kiểm soát có xu hướng can thiệp quá mức vào đời sống hôn nhân của con cái.
Họ có thể đưa ra nhiều yêu cầu và quan điểm khác nhau về cuộc sống, thậm chí buộc con phải sống theo mong muốn của họ. Những đứa trẻ lớn lên gia đình như vậy thường ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Những đứa trẻ có thể thiếu sự tự tin và độc lập trong giải quyết vấn đề.
Sự phụ thuộc này sẽ làm gia tăng xích mích và mâu thuẫn trong cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.
Vì vậy, đừng nghĩ chỉ cần tìm được một người bạn đời phù hợp là đủ, hôn nhân không chỉ là cuộc sống của 2 người mà còn có sự hỗ trợ của 2 bên gia đình. Lựa chọn một gia đình không kiểm soát, thoải mái và tôn trọng lẫn nhau chính là bí quyết để có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
3. Gia đình bừa bộn
Cổ nhân có câu “Sáng sớm phải dậy sớm, quét tước sân nhà cho sạch sẽ”. Một ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp có ảnh hưởng rất lớn đến một gia đình, thậm chí còn liên quan đến sự may mắn và phước lành.
Muốn sau khi kết hôn vui vẻ, hạnh phúc, phải nhìn vào điều kiện sống của đối phương. Suy cho cùng ai cũng chịu tác động của môi trường sống. Nếu gia đình siêng năng, sạch sẽ, gọn gàng, cuộc sống sẽ bình yên, tươi đẹp, có chí hướng. Nếu gia đình bừa bộn, chứng tỏ chủ nhân lười biếng, không dám nghĩ dám làm.
Khi một người sống trong một ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp, anh ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng tích cực. Trong một môi trường như vậy, vợ chồng dù có mâu thuẫn cũng sẽ nhường nhịn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không những cuộc sống ngày càng vui vẻ mà cả gia đình cũng ngày càng tốt đẹp.
Có câu nói: “Hôn nhân vội vã hiếm khi hạnh phúc”. Là cha mẹ, bạn phải học cách bảo vệ con mình.
4. Gia đình không có sức khỏe
Tài sản quý giá nhất của cuộc đời là sức khỏe. Một người mắc bệnh không chỉ đau khổ vì bệnh tật mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của những người xung quanh.
Cha mẹ không khỏe mạnh có thể mang lại gánh nặng tài chính và áp lực tinh thần lớn cho con cái. Họ có thể phải đến bệnh viện thường xuyên để điều trị, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Điều này khiến con cái vất vả, khó khăn, gây ra cảm giác tự ti, mệt mỏi.
Ngoài ra, cha mẹ không khỏe mạnh có thể di truyền một số căn bệnh hoặc thói quen xấu, sẽ mang lại gánh nặng về thể chất và áp lực tâm lý cho con.
Khi tìm bạn đời, nếu cha mẹ của đối phương không khỏe mạnh, mắc bệnh hiểm nghèo, bạn phải cân nhắc xem đối phương có thể gánh vác trách nhiệm sau này hay không. Bởi điều này có thể khiến cuộc sống của bạn kém hạnh phúc.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cha-me-khon-ngoan-dan-con-cai-co-4-kieu-gia-dinh-nen-tranh-khi-chon-ban-doi-172240609174143685.htm