Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChuyện thú vị đằng sau nhiều bức tranh quý được mua về...

Chuyện thú vị đằng sau nhiều bức tranh quý được mua về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


Bà Nguyễn Hải Yến (giữa) cùng đồng nghiệp nữ và nhà nhiếp ảnh Lê Vượng đi điền dã tại chùa Keo năm 1968

Bà Nguyễn Hải Yến (giữa) cùng đồng nghiệp nữ và nhà nhiếp ảnh Lê Vượng đi điền dã tại chùa Keo năm 1968

Làm việc cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ những ngày đầu thành lập (1960 – 1970), bà Nguyễn Hải Yến cùng đồng nghiệp đã đưa về bảo tàng những bức tranh quý của Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Lê Huy Miến… trong đó có những bức thành Bảo vật quốc gia.

Ái nữ của cụ Phượng

Tiếp cận các gia đình Hà Nội danh giá những năm đất nước mới hòa bình để thuyết phục họ nhượng quyền sở hữu những bức tranh quý thời Mỹ thuật Đông Dương cho bảo tàng là một việc rất khó khăn mà nếu không nhờ vào danh phận “ái nữ của cụ Phượng” thì khó lòng làm được.

Bà Nguyễn Hải Yến là con gái của nhà nghiên cứu văn học, sử học, nhà báo Nguyễn Tường Phượng (1899 – 1974) hiệu Tiên Đàm.

Ông Phượng là chủ bút tạp chí Tri Tân (tồn tại từ 1941 – 1946), chủ tịch đầu tiên của Đoàn Báo chí Việt Nam thành lập tháng 12-1945, tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay.

Ngôi nhà yên tĩnh nằm trong ngõ nhỏ của con phố trung tâm Hà Nội, cuộc trò chuyện làm bà Yến trở về với những ký ức của một thời tuổi trẻ sôi nổi và nhiệt huyết.

Năm 1962, Viện Mỹ thuật, mỹ nghệ được thành lập với mục đích để làm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Viện trưởng là họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

Năm 1964, vừa tốt nghiệp văn khoa sư phạm Hà Nội, bà Yến được tuyển về làm nghiên cứu, sưu tập hiện vật, chuẩn bị cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra đời (1966).

Công việc của bà Yến cùng các đồng nghiệp là đi điền dã các di tích, mang hiện vật về trưng bày. Sau đó bà được giao chuyên phụ trách nghiên cứu, sưu tầm tác phẩm mỹ thuật thời kỳ cận đại, thời Mỹ thuật Đông Dương.

Nhờ có kiến thức sâu rộng về văn hóa, được giáo dục cẩn thận trong một gia đình trí thức, và là con của “cụ Phượng” mà bà Yến gõ cửa nhà nào cũng được chào đón.

Từ bà Trần Bình Lộc, bà Tô Ngọc Vân, bà Thẩm Hoàng Tín, bà Tham Ý ở phố Quán Thánh, họa sĩ Nguyễn Dung, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Phan Chánh, Thang Trần Phềnh…

Hồi ấy cuộc thay đổi lớn trong xã hội khiến cho những bức tranh thời Mỹ thuật Đông Dương bị coi là thứ rơi rớt của lãng mạn tiểu tư sản, các gia đình không dám treo, càng không dám nhận mình có tranh ấy rồi chuyển nhượng cho người họ không tin tưởng.

Bà Hải Yến nhờ vào uy tín của cha và của gia đình danh giá lâu đời, bản thân vẫn giữ nếp ăn nói lễ phép thưa gửi “tiểu tư sản” mà được các gia đình ấy tin cậy.

Phần lớn các gia đình bà Yến đến gõ cửa đều thân quen với gia đình bà. Nên hầu như tới đâu bà cũng mang được tranh quý về cho bảo tàng.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến tại nhà riêng tháng 6-2024 - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến tại nhà riêng tháng 6-2024 – Ảnh: T.ĐIỂU

Một cuộc mua tranh gay cấn của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Trong số nhiều bức tranh quý mà bà Yến mua về cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bà Yến nhớ nhất chuyện mua bức tranh Bình văn của họa sĩ Lê Huy Miến vào cuối năm 1972, vì tính “gay cấn” của cuộc thương lượng kéo dài gần ba năm cũng như số phận quá may mắn của bức tranh khi tránh được trận bom B52 hủy diệt phố Khâm Thiên tháng 12-1972.

Năm 1969, bà Yến được người quen mách họa sĩ Nguyễn Mạnh Quân ở Khâm Thiên có bức tranh quý của họa sĩ Lê Huy Miến.

Đầu năm 1970, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung – giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – đề nghị phòng nghiên cứu hiện đại của bảo tàng đến xem bức tranh này và ông đi cùng nhóm nghiên cứu. Sau chuyến viếng thăm, bảo tàng quyết định mua bức tranh.

Tác phẩm Bình văn của Lê Huy Miến mà bà Hải Yến kịp mua về cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trước khi phố Khâm Thiên nơi để bức tranh bị ném bom cuối năm 1972

Tác phẩm Bình văn của Lê Huy Miến mà bà Hải Yến kịp mua về cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trước khi phố Khâm Thiên nơi để bức tranh bị ném bom cuối năm 1972

Nhưng gia đình cho biết đây là bức tranh mà bác ông Quân trước khi di cư vào Nam để lại. Năm 1956, ông bác từ Nam gửi thư ra, dặn dò em trai số tài sản ông để lại có thể bán cái gì ông muốn nhưng hãy cố giữ lại bức tranh.

Vì vậy việc thương lượng mua tranh không dễ dàng. Cha ông Quân muốn đổi bức tranh lấy một xe đạp Peugeot, tương đương hơn 1.000 đồng theo thời giá năm 1970. Bảo tàng không mua được với mức giá đó.

Hai năm sau, khi cha mất, ông Quân tìm đến bảo tàng để thương lượng lại với mức giá 900 đồng.

Nhưng lúc đó là tháng 12-1972, Bảo tàng Mỹ thuật đi sơ tán nên việc mua bán chưa hoàn thành.

Hiện vẻ hoa - tác phẩm duy nhất của Nguyễn Tường Lân có mặt trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hiện vẻ hoa – tác phẩm duy nhất của Nguyễn Tường Lân có mặt trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

May mắn, cuối tháng 12, bà Yến được gọi về Hà Nội để chuẩn bị phòng tranh chuyên đề hữu nghị – triển lãm tập hợp các tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam vẽ về các nước XHCN vào đầu năm 1973.

Trong số các tranh mượn để triển lãm có bức Đêm khuya chờ xe điện ngầm của họa sĩ Lê Thanh Đức, nhà ở Khâm Thiên. Nhân đi mượn bức tranh này, bà Yến đã thuyết phục kế toán bảo tàng giao tiền cho bà để mang bức Bình văn của Lê Huy Miến về. Đó là ngày 20-12-1972.

Chỉ vài ngày sau, bom B52 rải thảm trên phố Khâm Thiên.

Nhìn cả khu phố đổ nát, bà Yến không dám nghĩ tới chuyện nếu vài ngày trước bà không kịp mang bức Bình văn về bảo tàng thì số phận của nó sẽ ra sao.

Cũng tranh của họa sĩ Lê Huy Miến, bà Yến trước đó nhờ những mối thân quen trong gia đình đã tìm được tung tích và mua về cho bảo tàng bức Chân dung cụ Tú Mền.

Ngày khai trương Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 24-6-1966, bức chân dung được treo trang trọng ngay phòng tranh cận đại, bên cạnh những tác phẩm lộng lẫy của Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Trần Bình Lộc, Lương Xuân Nhị.

Cuộc đổi tranh của Nguyễn Gia Trí

Bà Yến không chỉ mua tranh quý cho bảo tàng từ các gia đình ở Hà Nội mà công cuộc săn lùng bảo vật còn mở rộng vào phía Nam sau ngày đất nước thống nhất.

Trong chuyến đi công tác TP.HCM năm 1978, bà cùng với đồng nghiệp không chỉ mua được bức tranh phấn màu của Mai Trung Thứ vẽ một cô gái Huế đang e lệ che nón, mà còn biết được thông tin bức bình phong quý của Nguyễn Gia Trí đang ở Đà Lạt.

Vậy là ngay mùa đông năm ấy, bà Yến cùng đoàn vào Đà Lạt đưa tác phẩm về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm lúc đó đang được trưng bày tại Nhà khách Đà Lạt (xưa là Dinh Bảo Đại). Bảo tàng không thể mua mà phải… đổi tranh.

Tác phẩm bình phong Thiếu nữ trong vườn của Nguyễn Gia Trí được mang về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt - Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tác phẩm bình phong Thiếu nữ trong vườn của Nguyễn Gia Trí được mang về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt – Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sau khi thương lượng, bảo tàng đã đổi cho nhà khách bức bình phong sơn khắc Tây Nguyên bao la – Tây Nguyên hùng vĩ do hai anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành, Nguyễn Như Huân sáng tác năm 1960 có kích cỡ tương tự bức bình phong của Nguyễn Gia Trí.

Đây là bức bình phong hai mặt. Một mặt là tác phẩm Thiếu nữ trong vườn. Mặt hai là tác phẩm Phong cảnh, mà nhiều người gọi là Khoai môn.

Lần đầu nhìn thấy, bà Yến thảng thốt vì tác phẩm hoàn hảo về kỹ thuật, nghệ thuật và chất liệu. Tuy nhiên, tranh có một lỗ thủng khoảng 5cm do đạn bắn trong thời kỳ chiến tranh. Sau này bức tranh được phục chế xóa đi vết đạn này.

Tới năm 2017, tác phẩm Thiếu nữ trong vườn được công nhận Bảo vật quốc gia.

Tranh khỏa thân của Lê Phổ được mua giá kỷ lục 1,4 triệu USDTranh khỏa thân của Lê Phổ được mua giá kỷ lục 1,4 triệu USD

TTO – Tin vui đang lan truyền trong cộng đồng họa sĩ Việt như một niềm khích lệ sáng tạo lớn cho giới hội họa trong nước: sáng nay, bức ‘Khỏa thân’ của Lê Phổ đạt mức giá kỷ lục gần 1,4 triệu USD, còn tranh của Tô Ngọc Vân lần đầu cán mốc ‘triệu đô’



Nguồn: https://tuoitre.vn/chuyen-thu-vi-dang-sau-nhieu-buc-tranh-quy-duoc-mua-ve-bao-tang-my-thuat-viet-nam-20240609093427076.htm

Cùng chủ đề

9 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được in trên áo dài lụa cao cấp

Bộ sưu tập lụa Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản vừa ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia...

Tranh, tượng bảo vật quốc gia vẽ lên áo dài sẽ ra sao?

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh ban đầu đã rất e ngại trước đề xuất đưa các tranh, tượng bảo vật quốc gia lên áo dài, khăn. ‘Tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc mà đưa lên áo dài thì ai dám mặc’. ...

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào chiều 15/11.

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thảo cầm viên mừng sinh nhật ‘công chúa Noel’

Sáng 21-12, Thảo cầm viên tổ chức mừng sinh nhật tuổi lên 4 của gấu chó Noel. Nhân viên sở thú đặt tên cho bé gấu chó là Noel vì 'cô nàng' được sinh gần đêm Giáng sinh (23-12) trong tình trạng bị suy kiệt. ...

Chương trình thạc sĩ UEF thích ứng với kỷ nguyên công nghệ

Trước sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), lao động đang chưa đáp ứng đủ kỹ năng sẽ bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cũng đặt ra yêu cầu cao hơn với đội ngũ nhân lực. ...

Vì sao vắc xin chống ung thư của Nga mới mở cổng tìm người chịu thử thì đã phải đóng?

Vắc xin chống ung thư mới của Nga có tên Enteromix, là loại vắc xin tiêu khối u, hoạt động theo nguyên lý 'ngựa thành Troy'. Theo phóng viên TTXVN tại Matxcơva ngày 21-12, mới đây Nga thông báo tuyển tình nguyện viên để...

Hoa hậu Thảo Nguyên ‘làm nóng’ phiên chợ xuyên biên giới Việt – Lào

Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên - tân hoa hậu Việt Nam thời đại - 'làm nóng' phiên chợ xuyên biên giới Việt - Lào. Tuy nhiên "điểm nóng" của phiên chợ lại nằm ở sự hiện diện của hoa hậu Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên, người...

Tuấn Hiệp thật chậm với Như gió heo may

Ca sĩ Tuấn Hiệp và nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam, một người ở Việt Nam, một người ở Đức, cùng bay sang Mỹ để thu âm đĩa than Như gió heo may. Trên nền hòa âm acoustic, Tuấn Hiệp thong dong, tự do,...

Bài đọc nhiều

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Cùng chuyên mục

Thí sinh Hoa hậu Quốc gia 2024 tri ân người lính cụ Hồ với đêm nhạc cảm xúc

Thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 vừa có màn trình diễn nghệ thuật về hình tượng người chiến sỹ cụ Hồ, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024). Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối qua (ngày 20/12), các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 vừa có màn biểu diễn văn nghệ tại đêm nhạc tri ân với chủ đề “Tự hào Việt Nam.” Đêm nhạc là sự...

Thảo cầm viên mừng sinh nhật ‘công chúa Noel’

Sáng 21-12, Thảo cầm viên tổ chức mừng sinh nhật tuổi lên 4 của gấu chó Noel. Nhân viên sở thú đặt tên cho bé gấu chó là Noel vì 'cô nàng' được sinh gần đêm Giáng sinh (23-12) trong tình trạng bị suy kiệt. ...

Di tích Hải Vân Quan chính thức hoàn thành trùng tu

(Tổ Quốc) - Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. ...

Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.

Nữ tài xế gen Z và chiếc xe tải màu hồng

Không ít người đã ngạc nhiên khi chứng kiến cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn lái chiếc xe tải 30 tấn chạy nhẹ nhàng qua những cung đường đèo dốc. Kinh nghiệm 5 năm cầm lái"Cao 1,54m, nặng gần 40kg, người nhỏ, thích màu...

Mới nhất

Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025. Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất TỵBan Chỉ...

Quyết tâm xứng đáng với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân diễn ra sáng 20.12 tại Thủ đô Hà Nội, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và đại diện thế hệ trẻ khẳng định niềm tự hào và quyết tâm xứng đáng với truyền thống quyết...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê tài sản công

(ĐCSVN) - Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. ...

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: Đưa đất nước vững bước tiến...

Kể từ khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời đến nay, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội đã được khẳng định xuyên suốt trong 80 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn...

Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thời gian tới Đà Nẵng phải phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh canh, thúc đẩy đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số để Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của khu vực miền Trung – Tây...

Mới nhất

Lãng đãng Ba Khan