Trang chủNewsThời sựChuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến...

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng


Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Chú thích ảnh
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Trung Quốc. Ảnh: Thành Dương/PV TTXVN tại Trung Quốc

Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược?

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18-20/8/2024.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm then chốt đối với mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ Việt – Trung. Việt Nam đang nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; tiến hành tổng kết 40 năm Đổi mới và từng bước triển khai công tác chuẩn bị cho Đại hội XIV. Trung Quốc đang đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển, đi sâu cải cách đã xác định tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua duy trì đà phát triển rất tích cực và đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc lần này là dịp lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước tiếp tục đi sâu trao đổi chiến lược, xác định các phương hướng, biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc phát triển ổn định, thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đại sứ có thể chia sẻ những nội dung điểm nhấn trong chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước? Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này như thế nào, thưa Đại sứ?

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc được hai bên Việt Nam và Trung Quốc hết sức coi trọng, thu xếp, chuẩn bị rất kỹ lưỡng về cả chương trình và nội dung. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ lần lượt có các cuộc hội đàm, hội kiến quan trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc. Hai bên sẽ thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, đi sâu trao đổi việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, bao gồm phát huy truyền thống giao lưu trao đổi cấp cao thường xuyên, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị, thúc đẩy triển khai hiệu quả nhận thức chung cấp cao và các thỏa thuận đã ký kết, mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các lĩnh vực hợp tác theo định hướng “6 hơn”, đưa hợp tác thực chất đi vào chiều sâu, đạt nhiều thành quả thiết thực, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước.

Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt, đúng vào năm kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Moskva đến Quảng Châu với tư cách đại diện của Quốc tế Cộng sản để hoạt động cách mạng. Đây là những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, nhất là trong việc thành lập “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” – tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1925). Thông qua chuyến thăm, hai bên cùng ôn lại lịch sử phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; đồng thời thể hiện Việt Nam luôn trân trọng, cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Trung Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũng như xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc xác định việc tham gia chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc vừa là vinh dự, vừa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong năm nay. Đại sứ quán duy trì liên hệ mật thiết với các cơ quan và địa phương liên quan hai bên để trao đổi, phối hợp xây dựng các chương trình và nội dung chuyến thăm, cùng nỗ lực đóng góp để chuyến thăm thành công tốt đẹp.

Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trong khi quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai bên còn nhiều tiềm năng để phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác mới. Đại sứ có thể cho biết hai bên cần làm gì, nỗ lực ra sao để tiếp tục đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư song phương đạt những thành tựu mới?

Thời gian qua, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là đối tác thương mại toàn cầu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 171,9 tỷ USD và 7 tháng đầu năm 2024 đạt 112,6 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục xu thế tăng nhanh, đạt 4,47 tỷ USD trong năm 2023 và 1,524 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024.

Trong bối cảnh hai nước đang tiến hành đổi mới, đi sâu cải cách mở cửa, phát triển chất lượng cao, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trên đà phát triển tích cực của quan hệ song phương, hai bên có nhiều cơ hội và tiềm năng để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư. Về thương mại, hai bên cần tiếp tục nỗ lực duy trì xu thế phát triển ổn định, cân bằng, bền vững; tích cực thúc đẩy, sớm hoàn tất các thủ tục để đưa thêm các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là sản phẩm nông, thủy sản; tăng cường khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng ở các địa phương phía Bắc, Đông Bắc, Hoa Đông, miền Trung, miền Tây của Trung Quốc; tận dụng, khai thác tốt vai trò các thỏa thuận hợp tác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc và các cơ chế Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ triển lãm ASEAN – Trung Quốc (CAEXPO), Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair)… nhằm tăng cường quảng bá, kết nối hợp tác cho doanh nghiệp hai bên. Bên cạnh đó, hai bên cần tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thương thông qua gia tăng kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, kết hợp hiệu quả với vận tải đường biển; tận dụng thương mại điện tử, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống logistics; nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa thông qua hợp tác xây dựng hạ tầng thương mại biên giới, đặc biệt là các cặp cửa khẩu thông minh; duy trì và bảo đảm thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai bên; tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, bảo đảm hài hòa về tiêu chuẩn đối với hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc.

Về đầu tư, hai bên cần tăng cường khai thác hơn nữa tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng, kinh tế số, năng lượng xanh. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định cho các doanh nghiệp có thực lực, uy tín của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Hai nước còn có những tiềm năng, thế mạnh có thể bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kết nối hạ tầng biên giới, hạ tầng đường bộ, đường sắt và dự án công nghệ cao. Ngoài ra, cần tích cực đẩy nhanh phối hợp xử lý các vướng mắc, tồn đọng trong một số dự án đầu tư trước đây nhằm tạo không khí tích cực cho các dự án hợp tác mới giữa hai nước.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển, gặt hái thêm nhiều thành tựu mới, xứng đáng hơn nữa với tầm mức quan hệ song phương Việt – Trung hiện nay.

Trong những năm gần đây, hoạt động hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng phát triển. Theo Đại sứ, sự hợp tác này có ý nghĩa như thế nào trong việc tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói riêng, cũng như thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc nói chung?

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng, ủng hộ, tạo điều kiện để các địa phương và nhân dân Việt Nam tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác với các địa phương và nhân dân Trung Quốc, góp phần thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, không ngừng nỗ lực củng cố, vun đắp vững chắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước

Có thể nói, với các ưu thế như khoảng cách địa lý gần gũi, giao thông thuận lợi, hợp tác địa phương ngày càng trở thành một phần quan trọng trong tổng thể hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước. Thời gian qua, quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các địa phương và nhân dân hai nước diễn ra rất sôi động, đạt nhiều kết quả tích cực. Các cơ chế giao lưu thường niên như Gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và Quảng Tây; Hội nghị giữa Bí thư các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên với Vân Nam; Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) với Vân Nam (Trung Quốc)… được duy trì thường xuyên. Lãnh đạo các địa phương hai nước mở rộng giao lưu, trao đổi, thăm lẫn nhau, qua đó góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương của hai bên, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Cùng với đó, giao lưu nhân dân giữa hai nước được khôi phục mạnh mẽ. Các hoạt động giao lưu định kỳ như Diễn đàn nhân dân Việt – Trung, giao lưu hữu nghị thanh niên… được tổ chức ngày một hiệu quả, thực chất đã góp phần gia tăng hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị của thế hệ trẻ, củng cố vững chắc nền tảng xã hội của quan hệ hai nước. Hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch có nhiều kết quả đáng khích lệ, hiện có hơn 23.000 du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập ở Trung Quốc; khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng gia tăng, chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2024 đã đạt khoảng 2,1 triệu lượt.

Tôi tin tưởng rằng, thời gian tới, cùng với đà phát triển ổn định, tích cực trong quan hệ hai Đảng, hai nước, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân sẽ tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương, trở thành một trong những động lực phát triển của mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Xin cảm ơn Đại sứ!



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-den-trung-quoc-co-y-nghia-het-suc-quan-trong-378404.html

Cùng chủ đề

Thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh!Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, tôi thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác...

Phong trào ‘Tham mưu giỏi, phục vụ tốt’ góp phần nâng cao đạo đức công vụ

Khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, nghiên cứu đổi mới chế độ chính sách tiền lương, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc, cống hiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn với những kết quả đã đạt được, các gương mặt tiêu biểu tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi...

Việt Nam – Hàn Quốc nhất trí nỗ lực nâng kim ngạch thương mại song phương

Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng tiến hành cuộc điện đàm cấp cao để cùng trao đổi ý kiến về việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc và các vấn đề hai bên cùng quan tâm.Tổng thống Yoon Suk Yeol bày tỏ chia buồn sâu sắc về việc cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần; tin tưởng Đảng, Nhà nước Việt...

Việt Nam – Nhật Bản nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ hai nước

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng - an ninh theo hướng thực chất, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết; làm sâu sắc hơn kết nối nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân, hợp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các ban đảng, các bộ, ngành có liên quan.Báo cáo chính trị kết tinh toàn bộ tinh hoa giá trị quá khứ, hiện tại và tương laiBên cạnh đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu cân nhắc làm rõ, sâu sắc hơn một số vấn đề cụ thể; đồng thời cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công...

Thái Bình tập trung tiêu úng, giảm thiểu thiệt hại về lúa và hoa màu

Rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại diện tích lúa mùa, hoa màu, thủy sản, chủ động các biện pháp khắc phục, phục hồi sản xuất. Có phương án để kịp thời hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục và phát...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Đến 18h ngày 8/9, nhiều địa phương ở Hải Dương thông tin sẽ cho toàn bộ học sinh nghỉ học ngày 9/9 để các trường khắc phục hậu quả sau bão số 3.Theo khảo sát nhanh trên địa bàn toàn tỉnh, đa số các trường đều...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Cùng với đó, thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề nổi lên tại các quận huyện; bảo đảm an ninh, an toàn, an dân; kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết...

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 tại tỉnh Yên Bái

Cùng đi có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khoá XV; lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ.Trước đó,...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Cây đổ la liệt, đường ngập sâu sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội

Bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội, hàng trăm cây xanh, biển báo, cột đèn... đã bị gãy đổ. Ghi nhận trên phố Phúc La (quận Hà Đông), hàng loạt cây xanh gãy đổ chắn ngang đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó...
15:57:34

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga

Khoảng 13 giờ 30 phút (giờ địa phương, tức 17 giờ 30 phút giờ Hà Nội) ngày 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Sân bay quốc tế Vnukovo, thủ đô Moscow, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8-10/9/2024. Đón...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo trên sông tăng nhanh, Phú Thọ và Đồng Nai khẩn trương ứng phó

UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chỉ đạo xã Hiền Lương di dời 205 hộ với 770 nhân khẩu đến nơi cao hơn nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến mưa lũ, trong khi tỉnh Đồng Nai cảnh báo lũ trên sông La Ngà.   Trước tình hình nước sông dâng cao, tỉnh Phú Thọ đã có phương án di dời dân ở vùng thấp đến nơi an toàn. Do ảnh hưởng của bão số 3, tỉnh Phú Thọ có...

Nước lũ về dồn dập ở nhiều địa phương, 8 thủy điện lớn mở 29 cửa xả lũ

TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sáng 9/9, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện tăng nhanh nên có 8 thủy điện đang mở tổng cộng 29 cửa xả lũ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sau bão số 3, các nhà máy thủy điện của EVN ở khu vực phía Bắc vẫn duy trì vận hành bình thường. Hiện lưu lượng nước đến các hồ thủy điện đã tăng nhanh...

Nạn nhân thoát nạn ở vụ sập cầu Phong Châu kể lại giây phút sinh tử

Anh Phan Trường Sơn, nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, kể lại giây phút sinh tử khi bị rơi xuống sông. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nan-nhan-thoat-nan-o-vu-sap-cau-phong-chau-ke-lai-giay-phut-sinh-tu-post975262.vnp

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công...
06:08:54

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Mới nhất

06:08:54

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao...
06:08:54

Video cận cảnh khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập

Camera hành trình ôtô của người tham gia giao thông đã ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ sập.  

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu hộ, cứu nạn vụ sập nhịp cầu Phong Châu, Phú Thọ

VOV.VN - Thủ tướng vừa ra Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ. Thủ tướng Chính phủ điện: - Bí thư, Chủ tịch Ủy ban...
06:08:54

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024. Sáng 9/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Bạc duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 850.000 đồng/lượng mua vào và 899.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 852.000 đồng/lượng mua vào và 901.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới niêm yết ở mức giá...

Mới nhất

Bạc duy trì đà tăng