Trang chủNewsThế giớiChuyến thăm "bất ngờ trong kế hoạch" của ông Orban

Chuyến thăm “bất ngờ trong kế hoạch” của ông Orban

Ngay sau khi nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ 1/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du “không báo trước” tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.

Các chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban, ngày 8/7 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: THX)

Chỉ một ngày sau khi chính thức đảm nhận Chủ tịch EU, Thủ tướng Viktor Orban đã bất ngờ bay đến Kiev. Trong hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Volomymyr Zelensky tại Kiev ngày 2/7, hai bên đã thảo luận về “khả năng kiến tạo hòa bình cho Ukraine” và tất nhiên, là các khúc mắc trong quan hệ song phương.

Mối quan hệ giữa ông Orban và ông Zelensky đã trở nên lạnh nhạt kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine. Ông Zelensky từng chỉ trích đích danh ông Orban vì không những không hỗ trợ cho Kiev mà còn công khai chỉ trích các gói viện trợ tài chính và quân sự của châu Âu cho Ukraine.

Quan hệ hai bên càng lạnh giá khi đầu năm nay, sự phản đối của Hungary – thành viên của cả EU và NATO đã làm đình trệ gói viện trợ 50 tỉ euro (khoảng 53,6 tỉ USD) của châu Âu cho Ukraine trong nhiều tuần. Không những thế, Budapest cũng thường chỉ trích việc Brussels mở các cuộc đàm phán trong liên minh để bàn thảo về việc kết nạp Kiev vào EU.

Ngược lại với quan điểm về Ukraine, nhà lãnh đạo Hungary lại thường công khai ủng hộ Moscow và luôn phản đối các lệnh trừng phạt của EU áp đặt lên Nga, song chưa dùng quyền phủ quyết để chặn những động thái này của EU.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Viktor Orban đã kêu gọi Kiev chấp nhận “nhanh chóng ngừng bắn” với Moscow để thúc đẩy hòa đàm, song ông Zelensky dường như đã không hưởng ứng đề xuất này.

Kết thúc chuyến công du Ukraine trong khi “hục hặc” giữa Kiev và Budapest dường như vẫn không được hạ nhiệt, ngày 5/7, Thủ tướng Orban liền bay tới Moscow để gặp Tổng thống Vladimir Putin. Chuyến đi được chính ông Orban mô tả là “vì sứ mệnh hòa bình 2.0”.

Tại Điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận gần ba giờ về nhiều vấn đề như xung đột Ukraine, phương án giải quyết xung đột và nhiệm kỳ chủ tịch EU của Hungary. Tại cuộc gặp ở Moscow, Tổng thống Nga khẳng định với “nhà trung gian Budapest” rằng, quá trình đàm phán cần dẫn đến “chấm dứt hoàn toàn xung đột”, thay vì chỉ là “những lệnh ngừng bắn để Kiev có thời gian tập hợp vũ khí và lực lượng”.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 5/7. Ảnh: AFP
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 5/7. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh đó, chuyến đi của nhà lãnh đạo Hungary và EU đến Kiev và Moscow giống như những chuyến đi của một nhà trung gian hòa giải. Hôm 5/7, ngay trước khi ông Viktor Orban lên đường tới Moscow, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông và liên minh đã được Thủ tướng Hungary thông báo về chuyến thăm Moscow và rằng, “Thủ tướng Hungary Viktor Orban không đại diện cho NATO trong những cuộc gặp thế này. Ông ấy chỉ đại diện cho đất nước mình”.

Tuy nhiên, chuyến công du của Thủ tướng Orban tới Moscow cũng đã khiến các đồng minh trong EU và NATO lo lắng. Nhiều quan chức EU và các nước thành viên đã chỉ trích chuyến đi Moscow của ông Orban, cho rằng điều này làm suy yếu vai trò Chủ tịch luân phiên EU và gây chia rẽ nội bộ khối. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng chỉ trích cuộc gặp giữa Thủ tướng Orban và Tổng thống Putin, nhấn mạnh Kiev không được tham vấn hay thông báo về sự kiện. Trong khi đó, Tổng thống Putin nói ông coi Thủ tướng Hungary là đại diện cho châu Âu.

Trong khi chuyến đi “vì sứ mệnh hòa bình 2.0” tới Moscow của Thủ tướng Viktor Orban vẫn còn được bàn tán thì nhà lãnh đạo Hungary và EU lại bất ngờ bay đến Trung Quốc vào sáng 8/7 trong một chuyến đi được chính nhà lãnh đạo Hungary truyên bố trên mạng xã hội X là chuyến đi vì “sứ mệnh hòa bình 3.0”.

Phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Orban cho biết Budapest ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh trong việc giải quyết xung đột Ukraine. Trước đó, Hungary từng nhiều lần bày tỏ đồng tình đối với kế hoạch hòa bình 12 điểm do Bắc Kinh đề xuất vào ngày 24/2/2023, trong đó có điều khoản đình chiến và nối lại đàm phán hòa bình.

Đáng chú ý, chuyến thăm Trung Quốc của ông Orban diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập khối và chủ đề thảo luận chính được cho là cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine. Bên cạnh đó, chuyến đi Bắc Kinh của ông Orban cũng diễn ra ngay sau khi Ủy ban châu Âu xác nhận vào tuần trước rằng sẽ áp dụng mức thuế lên tới 37,6% đối với sản phẩm xe điện nhập khẩu sản xuất tại Trung Quốc. Động thái mà các nhà quan sát cho rằng, sẽ gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Brussels.

Trong bối cảnh Hungary bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch EU với lời kêu gọi “Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại”, 3 chuyến thăm liên tiếp của Thủ tướng Viktor Orban và có thể là cả chuyến thăm Mỹ sắp tới cho thấy nhà lãnh đạo Hungary – người có mối quan hệ nồng ấm nhất với Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga trong EU – liệu có đạt được mục đích nào cho “sứ mệnh hòa bình” hay không, trong khi EU còn đó nhiều bất đồng vẫn là một câu hỏi lớn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-tham-bat-ngo-trong-ke-hoach-cua-ong-orban-278060.html

Cùng chủ đề

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga. "Anh cần làm cho hoạt động huấn luyện phù hợp hơn với những gì Ukraine cần", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố hôm 19/12.Các nguồn tin quốc phòng nói với đài BBC rằng, Bộ trưởng Healey không loại trừ khả năng đưa binh lính Anh đến Ukraine...

Tổng thư ký NATO muốn Ukraine có vị thế mạnh mẽ khi đàm phán với Nga

(CLO) Tổng thư ký NATO cho biết, ưu tiên hàng đầu của liên minh là đảm bảo Ukraine ở vào vị thế mạnh nhất có thể trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga. ...

NATO tiếp quản điều phối viện trợ cho Ukraine từ Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức

Reuters ngày 17.12 dẫn một nguồn tin khẳng định NATO vừa tiếp quản việc điều phối viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine từ Mỹ theo kế hoạch. ...

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại...

6 nước NATO ra tuyên bố chung về Ukraine, Mỹ cấp thêm vũ khí cho Kyiv

Sáu nước thành viên NATO ở châu Âu đã đưa ra tuyên bố chung, ủng hộ kế hoạch của Ukraine gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

Theo Reuters, luật sư biện hộ Seok Dong-hyeon hôm qua khẳng định Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không phạm tội nổi loạn khi ban bố thiết quân luật vào hôm 3.12. ...

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Mới nhất

Đà Nẵng đón chuyến bay đầu tiên từ Jakarta Indonesia

DNVN - Ngày 19/12, chuyến bay mang số hiệu QG870 của hãng hàng không Citilink Indonesia từ sân bay quốc tế Jakarta đã đưa 170 du khách Indonesia đến với TP Đà Nẵng. ...

Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày

Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương có thể được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ lên 3 triệu đồng/ngày/phòng, thay vì như hiện tại là 2,5 triệu đồng. Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ...

Indonesia ‘chiến thắng’ Apple nhưng còn là nơi hấp dẫn với đại bàng công nghệ?

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto “bật đèn xanh” tháo dỡ lệnh cấm bán iPhone 16 tại nước này, sau khi Apple đề xuất đầu tư bổ sung 1 tỷ USD. Tháng trước, Indonesia đã cấm bán iPhone 16 với lý do Apple không tuân thủ các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với điện thoại thông minh...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Mới nhất