Trang chủSự kiệnChuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội,...

Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con

Ngồi xem những thước phim về bố Trần Duy Hưng, trong đó có những hình ảnh, đoạn phim chưa từng thấy trước đây, bà Trần Ánh Tuyết – con gái bác sĩ – nói bà xúc động và nhớ bố vô cùng.
Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản thủ đô – Ảnh: trích từ phim

Phim Bác sĩ Trần Duy Hưng – một phẩm cách Hà Nội (đạo diễn Hằng Giang) vừa có buổi chiếu mở màn Tuần lễ phim tài liệu Hà Nội, diễn ra tới hết ngày 10-10.

Với tuần phim này, phim về bác sĩ Trần Duy Hưng – chủ tịch đầu tiên của Hà Nội – cùng với 19 phim khác sẽ được phát miễn phí trên ứng dụng VTVGo của Đài Truyền hình Việt Nam, nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.

Bác sĩ Trần Duy Hưng

25 phút được đạo diễn trẻ Hằng Giang gói những sự kiện lớn, những đóng góp của bác sĩ Trần Duy Hưng để nói đến một giai đoạn đặc biệt của Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp Trường Bưởi (THPT Chu Văn An), ông thi vào ĐH Y Hà Nội và tích cực tham gia các phong trào yêu nước, trở thành một trong những hạt nhân cách mạng của trí thức Hà Nội thời bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ mở phòng khám tư, cũng là cơ sở cất giấu cán bộ cách mạng, cung cấp thuốc men ngoài chiến khu.

Theo ông Nguyễn Túc – người trải qua 10 đời chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, “không phải ngẫu nhiên Bác Hồ giao cho bác sĩ Trần Duy Hưng chức chủ tịch Ủy ban hành chính của TP Hà Nội vào cuối tháng 8-1945”.

Đoạn băng tư liệu phỏng vấn khi ông Trần Duy Hưng còn sống, kể chuyện lần đầu tiên gặp Bác và được giao làm chủ tịch Hà Nội.

“Cháu ra làm chủ tịch thì cháu biết làm cái gì? Đã bao giờ cháu làm chủ tịch TP đâu. Bác nói: Thế thì Bác đã bao giờ Bác làm chủ tịch nước đâu. Nhưng mà bác cháu chúng ta dù là chủ tịch nước, chủ tịch TP hay những ai làm chủ tịch ở xã, ở huyện, thì cũng không phải là ông quan cách mạng mà là người đầy tớ của nhân dân”.

Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con - Ảnh 3.

Hình ảnh trong phim tư liệu Bác sĩ Trần Duy Hưng – một phẩm cách Hà Nội

Cuộc gặp đánh dấu từ đó ông Hưng dành trọn đời mình cho việc xây dựng thủ đô văn minh, giàu bản sắc, đặt lợi ích của người dân lên đầu. Ông nhận chức khi mới 33 tuổi. Cũng là người giữ cương vị này lâu nhất trong lịch sử thủ đô (20 năm).

Toàn quốc kháng chiến, ông Hưng cùng Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc, trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ rồi thứ trưởng Bộ Y tế. Kháng chiến thành công, ngày 10-10-1954, ông trở về tiếp quản thủ đô với trọng trách phó chủ tịch Ủy ban Quân quản.

Ngày 4-11 cùng năm, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm là chủ tịch ủy ban hành chính rồi chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con - Ảnh 4.

Bác Hồ, bác sĩ Nhữ Thế Bảo (đứng bên phải Bác Hồ), bác sĩ Trần Duy Hưng với các cháu thiếu niên nhi đồng Hà Nội – Ảnh tư liệu

Trong 20 năm làm chủ tịch Hà Nội, ông Hưng đã có những quyết sách được đánh giá là táo bạo, vực lại một Hà Nội đang trải qua những năm tháng khó khăn, đói nghèo: bán nhà cho công nhân viên chức, cho tư nhân tham gia vào sản xuất tiêu dùng, xây các khu tập thể, phát triển nhà máy, khu công nghiệp và trường đại học tạo nền móng cho sự phát triển của thủ đô.

Ngoài mở rộng và quy hoạch đường Thanh Niên, ông cũng cho xây những công trình công cộng như công viên Thủ Lệ, công viên Thống Nhất…

Bố Trần Duy Hưng

Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con - Ảnh 4.

Bà Trần Ánh Tuyết, con gái bác sĩ Trần Duy Hưng – Ảnh: ĐẬU DUNG

Ông Trần Tiến Đức – con trai bác sĩ – cho biết ngoài phát triển TP, bố ông cũng chú trọng văn hóa, quan tâm tới anh chị em nghệ sĩ.

“Chị Lê Mai (NSƯT Lê Mai) lúc đó là diễn viên đoàn kịch Hà Nội kể tôi nghe, khi chị mới sinh Lê Vân mấy tháng đã phải cắp con đi diễn.

Ông cụ đến xem và thấy chị đang bế Lê Vân. Cụ bảo: Chị cứ ra diễn đi, tôi sẽ bế cháu cho chị diễn”, ông Đức nói. Bố Hưng giản dị, dễ gần là thế.

Khi ông Hưng mất (2-10-1988), có một chị khoảng 40 tuổi đến nhà, xin vào thắp hương.

Hóa ra, thời chiến tranh phá hoại, nhà chị bị bom rơi, chị đành vào phố làm tạm cái lều để ở ngay trên gác thượng một ngôi nhà. Chính quyền thấy thế là bất hợp pháp nên đuổi đi. Biết chuyện, ông Hưng viết mấy dòng gửi chủ tịch UBND khu Hoàn Kiếm đề nghị bố trí cho chị một chỗ ở tạm.

Trong ký ức của các con, bố Hưng là một người giản dị, chân thành, mang nét hào hoa, phong nhã của người Hà Nội.

Bà Trần Ánh Tuyết kể khi bố bà còn sống, ông rất yêu hoa tươi và thường ra Hàng Khay mua hoa ở các cô làng hoa Ngọc Hà bán. Các cô không lấy tiền nhưng bố nói “nếu các chị không lấy tiền, em không dám ra mua nữa”.

Chuyện ông Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, qua lời kể của các con - Ảnh 5.

Vợ chồng bác sĩ Trần Duy Hưng và cháu nội Trần Liên Hương – Ảnh tư liệu gia đình

Năm bà Tuyết 12 tuổi, được bố chở đi một vòng Hồ Tây. Hồi đó Hồ Tây rất rộng, hoang vu. 

Bố nói: “Sau này Hồ Tây sẽ được sửa sang lại, sẽ khang trang, đàng hoàng hơn. Con hãy nhớ điều đó. Có thể bố không được nhìn thấy nhưng chắc chắn con sẽ nhìn thấy”.

Con gái ông Trần Duy Hưng nói bố bà “yêu và tự hào về Hà Nội rất nhiều”. Lúc nào ông cũng nói: “Hà Nội của mình bây giờ còn nghèo nhưng sau này sẽ to đẹp hơn”.

Bà Tuyết kể cho Tuổi Trẻ bố Hưng là một người chú ý nề nếp, gia phong. Đi hỏi về chào. Dù lớn tuổi nhưng trước khi ra khỏi nhà, bao giờ bố cũng “chào các con nhé” hoặc “bố về rồi đây”.

Ông mất nhưng những lời chỉ dạy của ông vẫn được con cháu trong nhà giữ gìn. 

Bà nói thêm vào Ngày Giải phóng thủ đô hằng năm, con cháu thường tập trung lại và hát Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao. Bố của bà là người rất yêu âm nhạc, đặc biệt là những ca khúc về Hà Nội.

Bố cũng là một tấm gương về đối nhân xử thế. Hồi ông còn sống, cuối năm bao giờ ông cũng gói quà để biếu những người lao công. Bố làm thế và cũng dặn con cái làm thế. Đó đã thành một cái nếp của gia đình được giữ gìn mấy chục năm qua.

“Hồi được cử đi học một lớp ngắn hạn của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, theo tiêu chuẩn, ông già được ngồi xe của cơ quan đi học nhưng ông lại tự phóng mô tô đi. Khi các ông ở ủy ban biết chuyện mới bảo “đây là chế độ, anh hưởng đến đâu thì anh cứ hưởng”.

Ông già bắt buộc phải theo nhưng trong lòng không thoải mái lắm. Ông nói với tôi mình đang tiết kiệm cho Nhà nước, không muốn phiền người khác. Việc đi học là việc của mình, tại sao phải theo tiêu chuẩn này nọ”.

Ông Trần Tiến Đức

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/chuyen-ong-tran-duy-hung-chu-tich-dau-tien-cua-ha-noi-qua-loi-ke-cua-cac-con-20241007100635856.htm#content-1

Cùng chủ đề

Những di tích sống mãi với Hà Nội

Quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, Tháp Rùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... là những di tích đã và sẽ sống mãi với người dân Thủ đô. Những địa chỉ này khiến người dân nơi xa mơ ước ít nhất một lần được ghé thăm.   Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng, trong...

Phát huy sức mạnh tổng hợp, hạ tầng giao thông, đô thị của Hà Nội ngày càng hiện đại hơn

Baoquocte.vn. Sau 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị hiện đại, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

133 đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần I

Nguồn: https://tuoitre.vn/133-dai-bieu-du-dai-hoi-dai-bieu-hoi-thanh-nien-khuyet-tat-viet-nam-lan-i-20241007130839771.htm

Hội thảo khoa học Quốc gia nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sáng 7/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”. Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

133 đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần I

Nguồn: https://tuoitre.vn/133-dai-bieu-du-dai-hoi-dai-bieu-hoi-thanh-nien-khuyet-tat-viet-nam-lan-i-20241007130839771.htm

Chủ tịch huyện ‘cãi’ Huyện ủy bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 3: Ai đúng, ai sai?

Liên quan đến vụ chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn ký quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 3 dù Huyện ủy đã nói không được, chủ tịch huyện khẳng định mình bổ nhiệm không sai. Nhưng Huyện ủy Hướng Hóa cũng đưa ra những căn cứ để cho rằng mình có lý khi không đồng ý bổ...

VARS khuyến nghị điều tiết thị trường bất động sản bằng tín dụng và thuế

Phân biệt người đầu cơ với người có nhu cầu ở thựcVARS cho rằng để quản lý toàn diện nên kết hợp chính sách điều tiết tín dụng với việc áp dụng thuế chuyển nhượng bất động sản hoặc thuế tài sản. Đồng thời, việc áp dụng các chính sách điều tiết phải lưu ý linh hoạt, đảm bảo ổn định trật...

Xem câu cá, bé trai bị móc câu đâm sâu sát vùng tai

Sáng 7-10, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận một trường hợp tai nạn khá hy hữu là bé trai L.Đ.P. (11 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) bị móc câu cá đâm sâu vào vùng trước tai.Người nhà bé P. khai khi bé đang đứng xem bạn câu cá thì bị quăng trúng móc câu, đâm sâu...

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

An không may đôi chân khập khiễng vì di chứng bại liệt và Dương mồ côi cha phải đi làm thêm từ lớp 10 để phụ mẹ, nhưng giống như những cái tên rất đẹp, họ vươn về phía mặt trời, cả hai đều là tân sinh viên ĐH Huế.   Tân sinh viên Hồ Đắc An (phải) với đôi chân bị liệt do di chứng của chất độc màu da cam. Để có thể đến trường hay đi đâu, An...

Bài đọc nhiều

Hà Nội: Người già đi xe buýt miễn phí, dân nghèo được ở nhà mới

(Dân trí) - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm lớn về khoa học và đổi mới sáng tạo của cả nước. Những ngày này, đường phố Hà Nội rợp cờ hoa, băng rôn chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Hôm nay, ông Nguyễn Văn Chấn (75 tuổi, trú tại phố...

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững

Phát biểu tại Phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định vai trò không thể thay thế của các cơ chế đa phương. Theo đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 theo giờ địa phương tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham...

Ông Biden nói gì về việc quay lại cuộc đua vào Nhà Trắng?

Với một thái độ dí dỏm, ông Biden tuyên bố 'Tôi đã trở lại' khi nhận được câu hỏi về việc liệu ông có cân nhắc lại quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng hay không. Tổng thống Mỹ Joe Biden tại phòng họp báo Nhà Trắng hôm 4-10 (giờ Mỹ) - Ảnh: NYT Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên xuất hiện trong phòng họp báo của Nhà Trắng vào hôm 4-10 (giờ Mỹ). Tại đây, ông...

Tái hiện thời khắc lịch sử Hà Nội trong ‘Ngày về chiến thắng’

(VTC News) - Thời khắc lịch của Hà Nội và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” được tái hiện hào hùng trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình". Sáng 6/10, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" - đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và...

Loạt công trình tiêu biểu của Hà Nội trên phố đi bộ hồ Gươm

Tại phố đi bộ hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều công trình mang kiến trúc tiêu biểu và cổ kính của Thủ đô được tái hiện lại thu hút du khách. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/loat-cong-trinh-tieu-bieu-cua-ha-noi-tren-pho-di-bo-ho-guom-1403853.ldo

Cùng chuyên mục

Những di tích sống mãi với Hà Nội

Quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, Tháp Rùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... là những di tích đã và sẽ sống mãi với người dân Thủ đô. Những địa chỉ này khiến người dân nơi xa mơ ước ít nhất một lần được ghé thăm.   Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng, trong...

Cuộc đua bầu cử Mỹ “nghẹt thở” trong những tuần cuối

VOV.VN - Càng về những tuần cuối, cuộc đua bầu cử Mỹ càng trở nên quyết liệt. Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đang tất bật tới các bang chiến địa và không ngần ngại công kích lẫn nhau nhằm thu hút lá phiếu cử tri về phía mình.   Việc 2 ứng cử viên bám đuổi nhau sát nút trong các cuộc thăm dò dự báo một cuộc đua “nghẹt thở” đến những phút cuối. Cựu Tổng thống Donald...

Tổng thống Biden lo bầu cử Mỹ 2024 sẽ không ‘yên bình’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng những phát biểu của người tiền nhiệm Donald Trump và ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa là ông JD Vance là dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử sắp tới có thể không yên ổn. Thanhnien.vn

Hội thảo khoa học Quốc gia nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sáng 7/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”. Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm...

Những điểm đáng chú ý trong tháng cuối cùng trước Ngày Bầu cử của nước Mỹ

Chỉ còn một tháng nữa là đến Ngày Bầu cử - chấm dứt một cuộc đua vào Nhà Trắng đầy biến động, với một ứng viên hai lần bị ám sát “hụt” và sự trỗi dậy của nữ ứng viên tranh cử da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Hiện cả hai ứng viên đều đang tất bật tới các bang chiến địa nhằm thuyết phục cử tri dành lá phiếu cho mình trong khi công tác chuẩn...

Mới nhất

Không phân cấp, phân quyền, cái gì cũng phải trình cấp trên thì không làm được!

Sáng 7/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.  Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, một trong những nội dung lớn được quy định tại dự thảo Luật là hoạt...

Phát huy sức mạnh tổng hợp, hạ tầng giao thông, đô thị của Hà Nội ngày càng hiện đại hơn

Baoquocte.vn. Sau 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị hiện đại, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

133 thanh niên tham gia Đại hội đại biểu Hội thanh niên khuyết tật Việt Nam lần thứ I

Sáng 7/10, tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội, 133 thanh niên khuyết tật từ mọi miền cả nước đã tham dự Đại hội đại biểu Hội thanh niên khuyết tật Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Nghị lực vươn lên của người phụ...

Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024 chính thức khai mạc tuần này

TP. Hồ Chí Minh: Sắp diễn ra triển lãm Vietstock và Aquaculture Vietnam 2024 Triển lãm Vietstock 2024: Hơn 400 doanh nghiệp giao thương, phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi Triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024 sẽ diễn ra...

Giá lúa tiếp tục đi ngang, giá gạo có biến động

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt lúa gạo, thị trường gạo xuất khẩu giữ mức ổn định. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá...

Mới nhất