Trang chủNewsNhân quyềnChuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.World Travel Awards (Giải du lịch thế giới) vừa công bố các giải thưởng theo hệ thống đánh giá toàn cầu của tổ chức này, bao gồm World Travel Awards, World Golf Awards, World Cruise Awards, World Travel Tech Awards…Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.

Đường lên nóc Ông Đến
Đường lên nóc Ông Đến

Từ chuyện giữ rừng

Muốn đến được nóc Ông Đến, phải đi qua 2 chiếc cầu treo bắt qua suối Trà Bói, vượt đường rừng với toàn dốc dựng đứng. Để không bị té ngã, mọi người phải dang 2 tay nắm vào thân cây rừng, còn chân thì phải mò mẫm từng mỏm đá nhích từng bước một. Với quãng đường chừng 4 km nhưng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ mới đến nơi.

Băng qua khỏi cánh rừng, trước mắt chúng tôi là một thung lũng, với những ngôi nhà sàn truyền thống nằm bên cánh đồng lúa xanh mơn mởn, xa xa là con suối nhỏ nước trong vắt… tạo nên khung cảnh bình yên và đẹp như một bức tranh. Người dân ở đây chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, là đã đến rừng phòng hộ. Cạnh cổng làng là cây quế cổ thụ được dân làng gìn giữ để bảo tồn nguồn giống quế bản địa.

Từ bao đời nay, người dân ở nóc Ông Đến luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Ngoài canh tác lúa nước, phát triển chăn nuôi trâu, bò, người dân còn chịu khó vào rừng để khai thác các sản vật dưới tán rừng như rau, măng rừng, mật ong, mây, các loại, dược liệu và xuống suối bắt ốc đá, cá niên. Cũng nhờ những sản vật từ rừng mà dân làng mới có tiền trang trải cuộc sống và cho con cái ăn học. Bởi vậy, đối với họ rừng giống như báu vật nên ra sức gìn giữ.

Rừng ở nóc Ông Đến có rất nhiều loại cây có giá trị như sến, bầu gió, chò, lim… luôn được người dân bảo vệ nghiêm ngặt. Già làng Hồ Xuân Đến (70 tuổi) chia sẻ: Mấy năm nay được mùa lúa nên bà con trong làng không thiếu gạo ăn. Trong rừng lại có nhiều lâm sản phụ và cây quế, giờ dân trong làng không còn lo “mùa giáp hạt”, làm mùa nắng để dành mùa mưa, nhiều người đã có của ăn của để.

“Trong kháng chiến, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Hòa bình, rừng cho người dân nguồn sống. Người dân ở đây rất biết ơn rừng nên ai cũng có ý thức bảo vệ rừng rất tốt. Vì thế, không có đối tượng xấu nào dám bén mảng vào rừng để khai thác gỗ”, già làng Hồ Xuân Đến cho hay.

Rừng ở nóc Ông Đến còn khá nguyên vẹn
Rừng ở nóc Ông Đến còn khá nguyên vẹn

Đến chuyện lo cho con em được đi học

Một chuyện rất đáng ghi nhận ở nóc Ông Đến, là tinh thần vượt khó của người dân, để con em được tiếp cận con chữ, hướng đến một tương lai tốt đẹp. Tuy sống biệt lập và việc đi lại còn rất khó khăn, nhưng tất cả những đứa trẻ ở nóc Ông Đến từ 4 tuổi trở lên đều được đưa xuống trung tâm xã để học. Những đứa trẻ học mầm non và tiểu học sẽ được ba mẹ đưa đến trường vào chiều Chủ nhật và đón về vào chiều thứ 6.

Để có điều kiện vừa làm kinh tế, vừa chăm con, những người có con trong độ tuổi đi học mầm non và tiểu học ở làng sẽ phân công, chia ca, mỗi người sẽ phụ trách một đêm để trông nom tất cả những đứa trẻ trong làng. Hầu hết người dân ở đây đều chung quan điểm: “Không phải ở trên núi là không biết chữ, mù kiến thức” nên bằng mọi giá phải cho con đi học. Đời ông, đời cha đã khổ, không thể để lớp trẻ khổ theo.

Ở nóc Ông Đến, gia đình chị Hồ Thị Kính được xem là “gia đình hiếu học” của làng, bởi cả 3 đứa con đều được đến trường. Trong đó, 2 đứa học cấp 3 và 1 đứa học lớp 9. Mỗi ngày, chị Kính đều vào rừng khai thác các sản vật từ rừng rồi đem xuống chân cầu treo để bán hoặc đổi thịt, cá, mắm, muối… 

Ngày nào cũng vậy, có đổi món gì, thì chị cũng dành lại ít nhất 60 nghìn đồng để lo chi phí cho con ăn học. Trung bình mỗi tháng, chị Kính phải dành dụm 1,8 triệu đồng gửi xuống cho 2 con lớn nộp học phí và sinh hoạt, còn đứa nhỏ thì được Nhà nước lo. Chị Kính tâm sự: “Bây giờ muốn xin vào các nhà máy, công ty làm công nhân cũng phải có bằng tốt nghiệp THPT. Vì vậy, dù khổ đến mấy tôi cũng quyết không để con thiếu cái chữ”.

Còn gia đình chị Hồ Thị Trâm cũng có cùng chung suy nghĩ với chị Kính, nên quyết tâm cho con đi học đến nơi, đến chốn. Chị Trâm cho biết: 2 đứa con lớn đang học ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Trà Bồng có thể tự lo, còn 1 đứa mới học lớp 2, còn nhỏ quá nên tối tôi phải thường xuyên xuống để lo cho con. Tuy vất vả, nhưng tôi hy vọng các con học đến nơi, đến chốn sau này tìm được việc làm ổn định là tôi vui rồi.

Cây quế trong rừng giúp người dân ở nóc Ông Đến có thêm thu nhập
Cây quế trong rừng giúp người dân ở nóc Ông Đến có thêm thu nhập

Và chuyện mong muốn được dời làng

Vì địa hình xa xôi, đi lại khó khăn nên người dân cũng muốn được dời làng đến nơi ở thuận tiện hơn. Nhưng vẫn còn nhiều tâm tư và trăn trở về tương lai phía trước. Đó là chuyện con em học hành ra làm sao, về khu tái định cư sinh sống thì có được cấp đất sản xuất không? Có được hỗ trợ tiền xây nhà, có được cấp điện thắp sáng, cấp nước sinh hoạt không?…

Ông Hồ Văn Thắng, một hộ dân nóc Ông Đến trải lòng: Thật lòng, bà con chúng tôi cũng muốn rời làng về xuôi, nhưng huyện phải hứa là chúng tôi về dưới đó thì phải giữ đúng lời hứa, đừng “bỏ rơi” bà con. Về dưới đó nhưng đất trên này vẫn phải cho bà con canh tác…

Những em học sinh là con em của người dân nóc Ông Đến
Những em học sinh là con em của người dân nóc Ông Đến

Về vấn đề này, từ năm 2022, lãnh đạo huyện Trà Bồng đã có một cuộc tiếp xúc với người dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, đồng thời giải đáp những trăn trở của người dân. Và 100% người dân nóc Ông Đến đồng ý rời làng. Lãnh đạo huyện cũng hứa với bà con bằng tất cả sự quyết tâm và trách nhiệm từ huyện đến xã sẽ xây dựng khu tái định cư, bảo đảm mọi điều kiện sẽ tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay việc xây dụng khu tái định cư vẫn chưa thực hiện được. 

Chia tay người dân ở nóc Ông Đến khi mặt trời dần khuất bóng. Hoàng hôn đang dần phủ trùm lên những nóc nhà sàn. Người dân đang kéo nhau về sau một ngày vào rừng bẻ măng, hái rau và lột vỏ quế. Qua cách trò chuyện rôm rả của họ, chúng tôi hiểu rằng, người dân ở đây không thể sống thiếu rừng và cho dù có đến nơi ở mới thì những cánh rừng nơi đây vẫn là nguồn sống của họ.

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo





Nguồn: https://baodantoc.vn/chuyen-o-thung-lung-noc-ong-den-1732413804307.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội...

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách...

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

World Vision chung tay xây dựng cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai tại Điện Biên

Ngày 22/11, tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, lãnh đạo World Vision International tại Việt Nam, lãnh đạo Sở Ngoại...

Thanh Hóa hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng theo mức áp dụng mới. Ngày 21/11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký, ban hành Quyết định số 4581/QĐ-UBND ngày 18/11 về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Theo...

Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án “Bừng Sáng” của CARE

Dự án "Bừng Sáng", kéo dài từ năm 2023 đến 2027, được tổ chức CARE thực hiện với sự hỗ trợ từ Trung tâm tăng trưởng toàn diện Mastercard, hướng đến nâng cao sức khỏe tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam. Đây là nhóm doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cộng đồng và gia đình, nhưng lại đối mặt với nhiều...

Hà Tĩnh: Hỗ trợ đa chiều để giảm nghèo nhanh, bền vững

Sau những năm triển khai thực hiện, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, mỗi năm hộ nghèo giảm từ 0,6 - 1,0%. Tạo sinh kế cho người nghèoChương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận nên nhiều chỉ tiêu giảm nghèo đạt khá so...

Cùng chuyên mục

Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án “Bừng Sáng” của CARE

Dự án "Bừng Sáng", kéo dài từ năm 2023 đến 2027, được tổ chức CARE thực hiện với sự hỗ trợ từ Trung tâm tăng trưởng toàn diện Mastercard, hướng đến nâng cao sức khỏe tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam. Đây là nhóm doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cộng đồng và gia đình, nhưng lại đối mặt với nhiều...

Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc

Ngày 25/11, trường Tiểu học & Trung học cơ sở Cam Cọn (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề “Trường học an toàn - Hành trang hạnh phúc”. Chương trình có sự tham gia của bà Trần Thị Minh Thu - Trưởng phòng Giáo dục Đại học và Giáo dục thường xuyên (Sở...

Khi người già đi học… “mẫu giáo”: Mô hình chăm sóc người già cần nhân rộng

(LĐXH) - Khi con cháu bận rộn với cuộc sống hiện đại, người cao tuổi (NCT) dễ rơi vào cảm giác cô đơn và thiếu kết nối. Mô hình Daycare ra đời như một giải pháp sáng tạo. Mô hình này mang đến không gian học tập, giao lưu và chăm sóc toàn diện cho người già. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế để khuyến khích các doanh...

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt – Lào

Đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn... Hoạt động này góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và Lào. Những chiến công của tình đoàn kết...

Mới nhất

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế...

Nỗ lực đóng góp cho công nghiệp sáng tạo Việt Nam

NDO - Tại Hà Nội, Tập đoàn Sconnect vừa tổ chức sự kiện công bố hai thương hiệu mới là Sconnect Studio và Sconnect Music, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng đưa sản phẩm Make in Vietnam chinh phục công chúng trong và ngoài nước. Sconnect Studio và Sconnect Music quy tụ nhiều chuyên gia và đội ngũ nhân sự...

Dự án hồ chứa nước 1.400 tỷ đồng “đắp chiếu” chục năm ở Hà Tĩnh, biến thành nơi chăn thả bò

Dự án hồ chứa nước, tràn xả lũ Rào Trổ tại xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vũng Áng (tập đoàn...

Khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, có nhiều điểm mới trong đó có quy định về xét tuyển sớm, các trường đại học không...

Thời tiết giao mùa, nhiều người “sụt sịt”

Khoa Nội hô hấp (Bệnh viện 19-8) đang có khoảng 70 bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 15% so với thời điểm hè. Bệnh nhân vào nhập viện chủ yếu bị viêm phổi do virus, hen, bệnh...

Mới nhất