Trang chủNewsDu lịchChuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà...

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững

Để phát huy tiềm năng, phát triển bền vững, đảo Cát Bà cần sự chung tay của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng với 8 việc cần làm ngay.

Đó là khẳng định của ông Michael van de Watering – chuyên gia đầu ngành của Tập đoàn Tư vấn Toàn cầu về các công trình thích ứng biến đổi khí hậu, lấn biển, hàng hải và công nghệ xử lý nước Royal HaskoningDHV.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững- Ảnh 1.

Ông Michael van de Watering – chuyên gia đầu ngành của Royal HaskoningDHV.

Cát Bà được ví như “đảo Ngọc” tại Vịnh Bắc Bộ và là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới

Những “tài nguyên vô giá” này mở ra cơ hội phát triển thành đảo sinh thái hình mẫu của khu vực. Nhưng để chạm đến mục tiêu này, Cát Bà phải cân bằng giữa kinh tế và môi trường.

Chia sẻ với PV Báo Giao thông, chuyên gia quốc tế Michael van de Watering với kinh nghiệm hơn 25 năm trong lĩnh vực xây dựng các công trình thích nghi với biến đổi khí hậu, lấn biển và phát triển bền vững đã đưa ra những ý kiến để hòn đảo giải quyết các bài toán khó.

Quy hoạch không gian biển

Là đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới, ông đánh giá như thế nào về độ khó của bài toán cân bằng giữa kinh tế và môi trường?

Ông Michael van de Watering: Đây là bài toán mà các quốc gia đều nỗ lực tìm lời giải. Từ thiên đường du lịch Maldives, các nước phát triển như Hà Lan, đến cường quốc như Trung Quốc đều đang tìm hướng đi. Thách thức này không chỉ của riêng Cát Bà.

Cát Bà rộng hơn 30.000ha, 50% là rừng, gần 30% là khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 

Diện tích đất ở, các khu đô thị mới kết hợp thương mại, dịch vụ chiếm khoảng 14% và đất thương mại – dịch vụ chỉ khoảng 3,5%, khá khiêm tốn.

Với quỹ đất có hạn này, để trở thành “tiểu Maldives của châu Á”, phát triển du lịch xanh bền vững, là thiên đường biển đảo đẳng cấp, thì Cát Bà còn không ít “chướng ngại vật”.

Lời giải cho Cát Bà là một quy hoạch, định hướng bài bản, chi tiết, có tầm nhìn sâu, rộng, đột phá.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững- Ảnh 2.

Đảo Cát Bà đặt mục tiêu trở thành đảo sinh thái, không phát thải.

Ông có thể gợi ý rõ hơn cho Cát Bà?

Ông Michael van de Watering: Có 8 điểm Cát Bà cần xem xét:

Đầu tiên là “song hành cùng tự nhiên”. Cách tiếp cận này tập trung vào ưu tiên tính thân thiện với môi trường ngay từ đổi mới công tác thiết kế, quy hoạch đến thi công xây dựng, cụ thể hơn là chọn vật liệu, chất liệu bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực tới thiên nhiên.

Tiếp đến, cần “sử dụng vật liệu tự nhiên thay thế” như phụ phẩm công nghiệp hay vật liệu tổng hợp địa kỹ thuật vừa giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên hữu hạn như cát, vừa hạn chế tác động xấu của quá trình khai thác cát.

Thứ ba là “ứng dụng giải pháp xanh”, như xây dựng, cải tạo đất “thân thiện” với tự nhiên. Ví như phương pháp Polder – tái tạo vật liệu từ các công trình đã phá bỏ và thử nghiệm cát mới (new sand) làm từ phế thải phục vụ lấn biển. Song song, kết hợp phục hồi khu ven bờ cả về cảnh quan lẫn đa dạng sinh học.

Thứ tư, cần “đánh giá kỹ lưỡng về động lực học và thủy động lực học” giúp dự đoán các biến đổi của dòng chảy, vận chuyển bùn cát, nhằm phục vụ công tác thiết kế các dự án đảm bảo không làm gián đoạn dòng chảy hay ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển bùn cát tự nhiên.

Thứ năm, “giám sát và thiết lập chương trình đánh giá tác động môi trường”. Từ đó, quan sát biến động của đường bờ biển và ảnh hưởng của quá trình lấn biển, theo dõi chặt chẽ thay đổi của hệ sinh thái.

Thứ sáu là “quản lý tài nguyên nước hiệu quả. Thiếu hạ tầng xử lý nước đồng nghĩa với thiếu nước sinh hoạt. Nước thải không được xử lý đúng quy trình sẽ gây ô nhiễm.

Thứ bảy, Cát Bà phải “quy hoạch không gian biển” hài hòa, liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, phải vạch rõ các khu vực cần bảo vệ, có nguy cơ bị ảnh hưởng. Cách tiếp cận này không chỉ giúp quản lý tài nguyên hiệu quả mà còn ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Thứ tám, “ứng dụng công nghệ” để nâng cao kỹ thuật xây dựng, phát triển hệ thống phòng chống lũ tiên tiến và cơ sở hạ tầng có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.

Giải quyết 8 vấn đề này, tôi tin không chỉ Cát Bà mà Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển bền vững và cân bằng sinh thái.

Cát Bà đi đúng mục tiêu đưa Việt Nam cán đích “net zero”

Mục tiêu dài hạn của Cát Bà là trở thành đảo sinh thái, không phát thải. Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của mục tiêu này? Vai trò của chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng cần thể hiện ra sao và người dân được hưởng lợi gì?

Ông Michael van de Watering: Qua kinh nghiệm 143 năm làm việc tại nhiều quốc gia, chúng tôi cho rằng, cánh cửa để trở thành đảo sinh thái, không phát thải của Cát Bà là hoàn toàn rộng mở. Quần đảo này hội đủ các điều kiện cần về cả nền tảng tự nhiên lẫn tiềm năng du lịch.

Tuy nhiên, Cát Bà cần nỗ lực với sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững- Ảnh 3.

Hạ tầng du lịch Cát Bà cần được quy hoạch theo hướng xanh, thân thiện môi trường.

Cát Bà có thể nghiên cứu bốn nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, quy định và tuyên truyền những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường; tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, du khách, thu thập các sáng kiến hay.

Thứ hai, đầu tư hạ tầng. Tăng cường đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều. Song song, phát triển hạ tầng giao thông xanh như cáp treo, các trạm sạc điện cho xe điện di chuyển trên đảo. Và không thể thiếu, là đầu tư nhà máy xử lý rác, nước thải.

Thứ ba, ưu tiên phát triển du lịch xanh, sinh thái. Địa phương cần tạo cơ chế thông thoáng để hút DN phát triển du lịch xanh nhằm định hình chân dung đảo sinh thái. Du lịch phát triển tạo ra “mảng xanh” trong an sinh xã hội khi người dân địa phương có việc làm với thu nhập ổn định.

Địa phương cần bảo tồn và nhân rộng mảng xanh như khôi phục, bảo vệ hệ sinh thái rừng, nâng cao đa dạng sinh học biển, tạo ra các không gian rừng trong đô thị để nâng cao chất lượng không khí, tăng trải nghiệm.

Thứ tư, đầu tư và ứng dụng công nghệ – một trong những công cụ hữu hiệu để hỗ trợ phát triển bền vững. Cát Bà cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến như xử lý chất thải thông minh; giao thông xanh, nuôi trồng thủy hải sản tân tiến…

Song song, chúng tôi kiến nghị doanh nghiệp tiên phong triển khai các biện pháp “xanh”; tập trung đầu tư du lịch sinh thái, áp dụng công nghệ hiện đại để giảm thiểu khí thải carbon từ hoạt động du lịch. Tạo điều kiện hiện thực hóa sáng kiến “xanh”, như ưu tiên hạn chế dùng đồ nhựa 1 lần, tạo mô hình liên kết để cùng nhau cung cấp các giải pháp giao thông xanh cho du khách như xe bus điện, taxi điện hay dịch vụ cho thuê xe điện tự lái trên đảo.

Cuối cùng, cộng đồng cần tích cực tham gia bảo vệ, nâng cao nhận thức về môi trường, hỗ trợ địa phương, chính quyền phát triển du lịch, hạ tầng, dịch vụ xanh. Thiết thực nhất là giảm thiểu xả thải rác, chất ô nhiễm ra môi trường.

Hiện, Tập đoàn Sungroup đang phát triển khu du lịch, dịch vụ thương mại vịnh trung tâm Cát Bà – dự án tiên phong hướng tới không khí thải carbon và dành nhiều tiện tích cho cộng đồng.

Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm để phát triển thành công và nhân rộng mô hình “net zero” tại Việt Nam. Làm cách nào để phát triển Cát Bà thành hòn đảo xanh toàn diện?

Ông Michael van de Watering: Tôi đánh giá cao sự “táo bạo” của Sungroup khi triển khai những dự án mang tính tương lai như khu du lịch, dịch vụ thương mại vịnh trung tâm Cát Bà. 

Đây là mô hình được nhiều quốc gia phát triển và chúng tôi kỳ vọng, Việt Nam sẽ có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp như Sungroup, thêm nhiều dự án bền vững hướng tới mục tiêu “net zero”.

Chúng tôi cũng rất thích những cam kết với cách tiếp cận phát triển dự án dựa trên thiên nhiên và các ý tưởng xanh như ý tưởng phát triển giao thông xanh như cáp treo, xe bus điện, xe điện, xe đạp… mà Sungroup đã và đang triển khai. 

Hệ thống xe điện công cộng sẽ được quy hoạch đồng bộ trên toàn đảo, với các điểm dừng – đỗ – trạm sạc… đảm bảo thuận lợi cho người dân và du khách.

Với sự đầu tư bài bản của Sungroup, dự án này được đánh giá là một trong những dự án du lịch tiên phong của Việt Nam hướng tới không khí thải carbon và dành nhiều diện tích cho cộng đồng.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững- Ảnh 4.

Phối cảnh bãi tắm nhân tạo tại dự án khu du lịch, dịch vụ thương mại vịnh trung tâm Cát Bà.

Trở lại với câu chuyện “net zero”, chúng tôi đã từng tư vấn cho rất nhiều dự án, tiêu biểu như Pluit City tại vịnh Jakarta (Indonesia) với ý tưởng xây dựng các đô thị, nhà ở bền vững trên diện tích 160ha của hai hòn đảo nhân tạo ở phía bắc Jakarta.

Tại Cát Bà, nếu muốn nhân rộng mô hình sinh thái, không phát thải carbon, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp lớn như Sungroup cần có hướng tiếp cận tân tiến.

Phải thay đổi hướng tiếp cận ngay từ quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển. 

Một mặt cần bám sát hệ sinh thái, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu để bảo tồn và cảnh báo nguy cơ nhưng mặt khác cần có tầm nhìn dài hạn để cân bằng giữa đầu tư cơ sở hạ tầng với tính bền vững của môi trường và khả năng phục hồi khí hậu, hướng tới tương lai.

Tiếp đó, hạt nhân quan trọng để tạo bước ngoặt “chuyển xanh” là công nghệ. Ngay từ vật liệu, công nghệ xây dựng, năng lượng đến phương tiện giao thông, xử lý chất thải… đều phải thông minh, xanh, bền vững.

Cuối cùng, chìa khóa thành công là sự đồng lòng của tất cả các nguồn lực từ chính quyền, doanh nghiệp đến người dân. Không đồ án nào có thể hiện thực hóa nếu thiếu đi một trong ba “chân kiềng” trên.

Giải được tất cả những mệnh đề trên, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển những hòn đảo sinh thái tầm cỡ khu vực, đạt đến phát triển bền vững và net zero vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Xin trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/chuyen-gia-quoc-te-chia-se-8-bi-quyet-dua-cat-ba-phat-trien-du-lich-ben-vung-192241216085953664.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Airlines được vinh danh vì nỗ lực bảo vệ môi trường

Vietnam Airlines đã giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". ...

Hợp long cầu dây văng 1.200 tỷ bắc qua sông Đào ở Nam Định

Với quyết tâm cao, tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, liên tục “3 ca 4 kíp”, sau gần 25 tháng tổ chức thi công, đến nay cầu dây văng 1.200 tỷ bắc qua sông Đào ở Nam Định đã hoàn thành lao lắp bản mặt cầu toàn bộ các nhịp dẫn, hợp long nhịp liên tục. ...

Sa Pa – điểm đến du lịch mùa đông giá hợp lý đến khó tin

Từ nay đến hết năm 2024, Sa Pa có lẽ là điểm đến “ngon - bổ - rẻ” bậc nhất miền Bắc với mức giảm giá và ưu đãi đến khó tin, cùng loạt trải nghiệm săn mây, dự lễ hội độc đáo. ...

Không để công nhân, nhà thầu cô đơn trên công trường giao thông

Nhấn mạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau phải hoàn thành trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị và địa phương cùng tham gia dự án với tinh thần không để công nhân, nhà thầu cô đơn trên công trường. ...

Cao tốc nghìn tỷ chờ 250m đường nối để thông xe

Cao tốc Bến Lức - Long Thành từ điểm đầu giao với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 đã hoàn thành. Tuy vậy, đoạn 250m nối tạm giữa 2 tuyến thi công hơn 2 tháng nay vẫn không xong. ...

Bài đọc nhiều

Cầu tre duy nhất còn lại ở Quảng Nam, khách nước ngoài thích thú chụp ảnh

(Dân trí) - Cây cầu tre có tên gọi Cẩm Đồng, nối từ làng ra bãi bồi để người dân đi làm đồng hàng ngày. Đây cũng là cây cầu được du khách nước ngoài thích khám phá khi đến du lịch xứ Quảng. Cầu tre Cẩm Đồng nối từ thôn Cẩm Phú sang bãi bồi Gò Đình nằm giữa sông Thu Bồn, thuộc xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Đây là cây cầu của người dân...

Nhiều hoạt động đặc sắc phục vụ người dân và du khách đón Giáng sinh – Chào năm mới ở Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, “Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025” lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc, độc đáo và mới lạ… ...

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Du thuyền trên vịnh Hạ Long, (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ...

Đông nghẹt khách đến Lễ hội âm nhạc ẩm thực quốc tế ở TP HCM

(NLĐO) – Người dân và du khách thỏa sức thưởng thức những món ngon ẩm thực và âm nhạc quốc tế tại lễ hội ở TP HCM. ...

Nhà thờ Đức Bà lung linh trước thềm Giáng sinh

Đón Giáng sinh, nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP.HCM) được trang trí lung linh với dàn đèn LED dài 500.000m, phủ kín tháp chuông, mái vòm và khuôn viên, thu hút hàng ngàn người đến chiêm ngưỡng. ...

Cùng chuyên mục

Sa Pa – điểm đến du lịch mùa đông giá hợp lý đến khó tin

Từ nay đến hết năm 2024, Sa Pa có lẽ là điểm đến “ngon - bổ - rẻ” bậc nhất miền Bắc với mức giảm giá và ưu đãi đến khó tin, cùng loạt trải nghiệm săn mây, dự lễ hội độc đáo. ...

Chuyên gia hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững

Cát Bà phải “quy hoạch không gian biển” hài hòa, liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, phải vạch rõ các khu vực cần bảo vệ, có nguy cơ bị ảnh hưởng.Tận dụng ưu thế vượt trội đưa Cát Bà thành đảo du lịch thông minh, sinh tháiNâng tầm Di sản vịnh Hạ Long-quần đảo Cát Bà: Cần sớm xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ”“Cát Bà đã chọn đúng nhà đầu tư tâm...

Đón Giáng sinh sớm trên phố Hàng Mã

Những ngày này, phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhộn nhịp đón dòng người đổ về tận hưởng không khí Giáng sinh sớm. Đón Giáng sinh sớm trên phố Hàng Mã ...

Ấn tượng với làng nghề sản xuất nước hoa lâu đời của Pháp

Điều kiện khí hậu và đất đai vùng Côte d’Azur ở Đông Nam nước Pháp đã tạo điều kiện cho việc trồng các loài hoa nhài, hoa hồng, huệ tây, oải hương, nguyên liệu đặc trưng của nước hoa Grasse. Hoa hậu Lương Thùy Linh hóa quý cô nước Pháp đầy khí chấtTinh dầu hoa oải hương: Ngành công nghiệp đang hồi sinh của nước PhápIFRA hợp tác với KCII để nâng cao tiêu chuẩn và thúc đẩy các phương pháp...

Trao nhiều giải thưởng tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

NDO - Tối 14/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức trao giải cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam-The Viet Nam Bakery cup 2024; đồng thời, công bố Ban chấp hành Liên Chi hội đầu bếp và Liên Chi hội bánh Việt Nam. Phát biểu tại lễ trao giải, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết,...

Mới nhất

Nhiều thương hiệu hưởng ứng Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024 có sự hưởng ứng của đông đảo địa phương, hiệp hội, ngành hàng, đặc biệt là các thương hiệu lớn trên cả nước Sáng 2/12, Bộ Công thương chính thức phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024. Chương trình đã nhận được...

Sản phẩm Niteworks® vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 14/12, tại Hội trường Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã long trọng diễn ra Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024”

Sáng 2/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024” được tổ chức đồng thời trên phạm vi toàn quốc do Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị...

Mới nhất