Trang chủChính trịChủ quyềnChuyên gia phân tích "nước cờ" của Trung Quốc và Philippines trước...

Chuyên gia phân tích “nước cờ” của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông

Việc làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông đều không đem lại lợi ích cho Trung Quốc và Philippines, thậm chí hai nước còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về địa chính trị.

Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. (Nguồn: AP)

Trong một bài phân tích đăng tải trên South China Morning Post ngày 28/5, Giáo sư Richard Javad Heydarian (chuyên gia phân tích chính trị – giảng dạy tại Đại học La Salle, Philippines, người có kinh nghiệm trong nghiên cứu về Biển Đông) đã đánh giá căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời có những nhận định về chính sách của cả hai nước trước cục diện hiện nay. Báo Thế giới&Việt Nam lược dịch bài phân tích.

Áp lực ngày càng lớn

Gần đây, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhấn mạnh rằng việc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là “điều cuối cùng chúng tôi muốn”. Khi được hỏi liệu Manila có áp dụng các chiến thuật như vòi rồng mà Trung Quốc đã sử dụng, ông Marcos cho rằng việc sử dụng vòi rồng sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và bác bỏ ý kiến này.

Trong những tháng gần đây, lực lượng hàng hải Trung Quốc đã liên tục chĩa vòi rồng vào các lực lượng Philippines làm nhiệm vụ tuần tra và tiếp tế ở Biển Đông. Manila đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc áp dụng các biện pháp đối phó mạnh mẽ hơn.

Để củng cố vị thế của mình, Philippines đã gia nhập một liên minh mới nổi có tên gọi là “Squad” với Mỹ, Australia và Nhật Bản để đối trọng với Trung Quốc. Philippines mở rộng phạm vi các cuộc tập trận quân sự hàng năm với các đồng minh phương Tây.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc Philippines nghiêng về phía Mỹ có thể gây nguy hiểm cho quyền tự chủ chiến lược của Manila và khiến Trung Quốc càng quyết đoán hơn nữa cũng như một số nước trong khu vực lo ngại về một cục diện “chiến tranh Lạnh mới”.

Đối với Trung Quốc, các hành động ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng lớn tới danh tiếng là một bên có trách nhiệm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó đẩy nhanh sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ ở Philippines. Đáng lo ngại hơn, Bắc Kinh với Washington có thể gây ra xung đột tại vùng biển trọng yếu này.

Ở một kịch bản xấu hơn, tình trạng leo thang căng thẳng mất kiểm soát có thể dẫn tới tổn thất chung, đặc biệt khi các bên cố gắng giành lợi thế và không thể quản lý hòa bình các xung đột vốn đã phức tạp. Đã đến lúc Philippines và Trung Quốc phải nỗ lực theo đuổi xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, thay vì dựa vào sức mạnh quân sự cũng như sự không khoan nhượng trên mặt trận ngoại giao.

Giải quyết hòa bình tranh chấp, tránh tính toán sai lầm

Thật dễ dàng nhận thấy tình trạng rắc rối trong quan hệ Philippines-Trung Quốc. Trong bối cảnh các tranh chấp hàng hải ngày càng gia tăng, các kênh ngoại giao đang bị vô hiệu hóa.

Vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên công bố điều mà nước này gọi là thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận Bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Cụ thể, trong thông cáo đăng trên trang web Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ngày 2/5, Đại sứ quán Trung Quốc đề cập “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” giữa hai nước đã được Tổng thống Philippines khi đó là ông Rodrigo Duterte đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2016.

Trong bối cảnh bế tắc ngoại giao, chính quyền Tổng thống Marcos đang thúc đẩy hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với các đồng minh truyền thống. Tháng trước, ông Marcos đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ tại Nhà Trắng.

Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã gặp các lãnh đạo quốc phòng 4 bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ tại Hawaii. Trong những tháng tới, 4 bên sẽ tăng cường khả năng tương tác hải quân và tiến hành tuần tra chung thường xuyên ở Biển Đông.

Cơ quan quốc phòng Philippines cũng đang thúc đẩy hợp tác an ninh mở rộng, bao gồm các thỏa thuận theo hình thức lực lượng thăm viếng với Nhật Bản và Pháp.

Mặc dù mang tính chất phòng thủ nhưng cách tiếp cận này cũng có thể làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược của Philippines. Không những vậy, bản thân Mỹ cũng đang có nhiều mối quan tâm đối ngoại lớn khác như xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông và cuộc bầu cử Mỹ sắp tới vẫn chưa thể chắc chắn ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng.

Hơn nữa, tuy Nhật Bản có “quan hệ đối tác toàn cầu” với Mỹ nhưng nước này cũng phải đối mặt với tình trạng trì trệ về kinh tế và nhân khẩu học, đồng thời khó có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho Philippines. Đối với Australia, những tranh cãi xung quanh dự án tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Washington và London cũng là những điều Manila cần lưu tâm.

Tuy nhiên, nếu duy trì hiện trạng quan hệ như hiện nay cũng tồn tại nhiều nguy cơ, làm gia tăng mối lo ngại quốc tế, tăng rủi ro trong đụng độ và va chạm trên biển, rất có khả năng tạo ra một cuộc đối đầu vũ trang tại Biển Đông.

Nhìn chung, rõ ràng Trung Quốc cần xem xét lại cách tiếp cận của mình với Philippines nhằm giảm căng thẳng và đạt được các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp. Về phần mình, chính quyền Tổng thống Marcos nên bảo đảm có các kênh duy trì đối thoại rõ ràng Trung Quốc, tăng cường tự chủ chiến lược và tích cực cùng ASEAN theo đuổi một trật tự khu vực ổn định và toàn diện.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-phan-tich-nuoc-co-cua-trung-quoc-va-philippines-truoc-cang-thang-gia-tang-tai-bien-dong-272865.html

Cùng chủ đề

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng nay áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần...

Biển Đông khả năng đón bão số 4 tối 17/9

(Dân trí) - Đến tối 17/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Lúc 19h ngày 16/9, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, tăng một cấp so với 6 giờ trước. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp...

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, tiến vào Biển Đông

Trưa nay 16-9, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Lúc 10 giờ ngày 16-9, tâm áp thấp nhiệt đới này ở tọa độ 17,1 độ Vĩ Bắc và 124,4 độ Kinh Đông, với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây với tốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Cách đăng ảnh lướt trên TikTok vô cùng thú vị và hấp dẫn

TikTok đã cho phép người dùng đăng ảnh lướt, giúp ghép 2 tấm ảnh liền mạch và thu hút hơn. Bạn đã biết cách đăng ảnh lướt chưa? Xem ngay hướng dẫn dưới đây!

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện Côn Đảo

Tham dự có các đại biểu: Chuẩn đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”; nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ...

Vùng 4 Hải quân cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Phát biểu tại chương trình, Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân khẳng định, “Hải quân vùng 4 cùng với các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tự hào, vinh dự đồng hành cùng với bà con ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ...

Lan tỏa hiệu quả công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa

Sáng 13/9, tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa-DK1 lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 8 đầu cầu tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Lực lượng Cảnh sát biển nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3

 Lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Mới nhất

Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết

Trong tuần, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước). Dịch sốt xuất huyết đã bước vào giai đoạn cao điểm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC...

Giải pháp giám sát hành trình VNPT

Quản lý hành trình xe máy, xe điện, xe đạp - chống trộm hiệu quảVới VNPT Safe Motor, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi...

“Điều ước của em là các bạn nhỏ ở vùng thiệt hại bão lũ được đón Trung thu”

(Dân trí) - Những em nhỏ khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ ước mơ các bạn học sinh ở những vùng thiệt hại do bão lũ sẽ được đón Trung thu đầm ấm và ý nghĩa. Chiều tối 15/9, tại Hà Nội, báo Dân trí tổ chức chương trình Tết Trung thu "Vầng trăng cổ tích, dẫn lối...

Mới nhất