Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngChuyên gia hiến kế tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội

Chuyên gia hiến kế tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội


img_4075.jpg
Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo – Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên phát biểu tại tọa đàm

Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo – Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên cho biết: Trong thời gian qua, nhà ở xã hội là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội cũng như độc giả Báo Thanh Niên. Thiếu nguồn cung nhà ở xã hội vẫn luôn là bài toán chưa có lời giải. Đặc biệt những ngày gần đây, tại Hà Nội, dư luận nóng lên vì người dân chen lấn nộp hồ sơ mua căn hộ nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn (P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm) bất kể ngày đêm.

Quá đông người nộp hồ sơ, ngày 20/5 vừa qua, dưới thời tiết oi bức, buổi bốc thăm mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn được tổ chức tại Nhà thi đấu quận Cầu Giấy với khoảng 1.500 người đến bốc thăm giành quyền mua gần 150 căn hộ. Tỷ lệ chọi bốc thăm căn hộ nhà ở xã hội được ví như thi lên cấp 3 vào trường công.

Nhu cầu nhà ở xã hội cũng là nhu cầu của người trẻ. Những người mới lập nghiệp, những vợ chồng trẻ là công nhân, trí thức rất có nhu cầu tìm kiếm tổ ấm vừa với khả năng tài chính của mình, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống để cống hiến cho công việc, phát triển sự nghiệp.

Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo mong muốn các chuyên gia cùng chia sẻ, góp ý, tìm kiếm các giải pháp để tham mưu với Đảng, Nhà nước tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội.

Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng): Tăng nguồn cung để hạn chế tiêu cực trong phân phối nhà ở xã hội

Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân đang rất cao, thể hiện điển hình như việc bốc thăm mua căn hộ tại dự án NHS Trung Văn (Hà Nội) ngày 20/5 vừa qua, báo chí đã so sánh giống như thi đấu hay tỷ lệ chọi cao như thi đại học.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, giải pháp là làm sao tăng được nguồn nhà ở xã hội. Khi nguồn cung đáp ứng tương đối đầy đủ được nhu cầu thực tế thì các vấn đề tiêu cực như “cò mồi”, thổi giá, tiền chênh… trong phân phối nhà ở xã hội mới có thể giảm xuống.

Để có được nguồn cung, về tạo quỹ đất, thủ tục hành chính, nguồn vốn… phải được khơi thông. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ tốt hơn, thực chất hơn cho chủ đầu tư thì mới thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Như định mức lợi nhuận hiện nay cao nhất là 10%, nhưng trong tương lai các mức ưu đãi cao hơn như 15%, 20%… thì cần nghiên cứu xem xét sao cho thực chất, đúng mức. Tuy nhiên, cũng cần giúp doanh nghiệp hiểu về vai trò, nghĩa vụ chính trị đối với xã hội.

z4391353475269_d3fee575284b2102087224f15aec6672.jpg
Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng)

Gần đây, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đã đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi thực chất hơn cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

10 nhóm hiện hành đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội đã là rất lớn. Trước mắt, cần tập trung giải quyết thấu đáo rồi mới rà soát, nghiên cứu. 10 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội như quy định hiện hành cũng đã được rà soát, nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa vào Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được Thủ tướng phê duyệt.

Nhu cầu của các địa phương rà soát đăng ký gửi Bộ Xây dựng là khoảng 1,8 triệu căn hộ, nhưng từ nay đến năm 2030 cần tập trung giải quyết được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Với điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay, để giải quyết được mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cũng không đơn giản, phải là sự nỗ lực quyết tâm, cố gắng phối hợp của nhiều cơ quan, ban, ngành, địa phương…

Ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình: Mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội

Tôi có 2 khu đất ở Hà Nội, nếu làm nhà ở thương mại diện tích xây dựng khoảng 150.000 m2, lãi khoảng 2.500 tỉ. Nhưng nếu làm nhà ở xã hội, tôi chỉ lãi được khoảng 10%, tương đương 200 tỉ.

Tuy nhiên, làm nhà ở xã hội sẽ giải quyết được vấn đề là bán cho tất cả mọi đối tượng trong hệ thống chính trị: công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong các lực lương vũ trang, sinh viên…

img_4108.jpg
Ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình

Trong thời gian tới, UBND các tỉnh, thành phố cần mở rộng đối tượng mua nhà, cho người dân có đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội đăng ký. Theo tính toán, tối thiểu 20 triệu người đang có nhu cầu nhà ở xã hội. Trong vòng 20 – 30 năm tới, thị trường nhà ở xã hội luôn có nhu cầu.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT: Chính sách về nhà ở phải đi kèm cải cách chế độ tiền lương

Về kiến nghị của Hà Nội là giải quyết đất công xen kẹt trong phạm vi ranh giới dự án đầu tư thì rất nhiều nơi gặp khó khăn, chứ không riêng gì địa phương nào. Đó cũng là nguyên nhân gây ách tắc trong việc phê duyệt dự án nhà ở từ rất lâu, trong đó có cả TP.HCM.

Về nhà ở xã hội, hiện nay vẫn có quan niệm cũ là phải có sự bao cấp của Nhà nước như: đất đai không thu tiền, vốn làm nhà phải có ưu đãi… Tuy nhiên, thực tế rất nhiều doanh nghiệp có thể vận dụng sức của mình để giải quyết được vấn đề nhà ở xã hội, giống như làm nhà ở thương mại giá rẻ. Lúc này, chúng ta cần phải tính đến những ưu đãi nhất định cho loại hình nhà ở thương mại giá rẻ vì đó là phân khúc ngay sát kề với nhà ở xã hội.

Hơn nữa, theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, cũng không nên có quan niệm là nhà ở xã hội mà phải chuyển sang nhà ở thương mại giá rẻ với ưu đãi nhất định về thuế, tiếp cận đất đai, vốn.

img_4103.jpg
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

Ngoài ra, cần đi kèm với chính sách về nhà ở là cải cách chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi…, như vậy mới giải quyết được vấn đề an sinh xã hội. Các doanh nghiệp nên đào sâu hơn nữa vào quá trình phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ. Sức doanh nghiệp có thể tạo ra được áp dụng công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng làm giá thành nhà ở giảm đi rất nhiều.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước): Cần giải pháp tổng thể gỡ vướng cho nhà ở xã hội

Dòng vốn vào thị trường bất động sản đến từ nhiều nguồn (chủ đầu tư, nguồn mua nhà…), vốn ngân hàng chỉ là một phần thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Về phía ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai thêm gói 120.000 tỉ đồng đã rất sẵn sàng và tích cực, mong muốn là sớm giải ngân được cho các đối tượng.

Vướng mắc hiện nay nằm trong quy định, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, quỹ đất, ưu đãi thu hút nhà đầu tư… Ở góc độ ngân hàng, chúng tôi cho rằng cần có giải pháp tổng thể để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, để tăng thanh khoản cho thị trường, khi mà có nguồn cung thì dòng vốn cho nhà ở xã hội sẽ được khơi thông.

z4392517433705_3b3ae8cd23111bf277ab4a00c3be1931.jpg
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước)

Tại Nghị quyết 33 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã giao quyền các tỉnh, thành phố lên danh mục, phê duyệt danh mục dự án nhà ở xã hội. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước mong muốn các địa phương khẩn trương rà soát phê duyệt danh mục các dự án để đăng công khai, từ đó các ngân hàng thương mại có cơ sở xem xét cho vay.



Nguồn

Cùng chủ đề

cần ưu tiên quỹ đất xây nhà ở xã hội cho người lao động

Kinhtedothi - Sáng 21/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhất trí với nội dung Dự thảo Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương...

Chính phủ sẽ mở rộng, tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội

Kinhtedothi - Thời gian tới, Chính phủ rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội; đồng thời, đẩy mạnh cải cách, rút gọn, tinh giản quy trình thủ tục hành chính, mở rộng các đối tượng thụ hưởng, tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội. Nghiên cứu chính sách để đánh giá cung - cầu với nhà xã hội Chiều 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo của...

đấu giá đất có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá

Kinhtedothi - Về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết, tại một số địa phương, tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

sẽ phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để mua, thuê

Kinhtedothi - Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để có thể mua, thuê, thuê mua nhà lưu trú; thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội

Kinhtedothi - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội và quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội để có thể phát hiện và xử lý các sai phạm có liên quan. Ngày 28/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam

Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thành công tốt đẹp trên cả bình...

Sở TN&MT Quảng Trị và Sở TN&MT tỉnh Savannakhet và Salavan

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị đã có chuyến công tác đến Sở TN&MT tỉnh Savannakhet và tỉnh Salavan (nước CHDCND Lào). Chuyến công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp quản lý...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã phát biểu,...

Phối hợp với các cấp hội nông dân hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trung hòa các-bon

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân nhằm tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp, hướng đến mục...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Vốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chỉ được thông bằng...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026

Hiện ACV huy động đủ 4,23 tỷ USD để đầu tư dự án thành phần 3 (giai đoạn 1) sân bay Long Thành, trong đó vốn tự có là 2,43 tỷ USD và vay thương mại tại các ngân hàng thương mại là 1,8 tỷ USD. Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026Hiện ACV huy động đủ 4,23 tỷ USD để đầu tư dự án...

Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng”

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước. Chiều 22/11, Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng: Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp”. Dự...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Phương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính...

Cùng chuyên mục

Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư/chủ dự án chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án; triển khai ngay các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm. Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối nămThủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư/chủ dự án chủ động rà...

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn khai thác gặp khó khăn về tài chính, để nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn...

Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 159,31 km, phân kỳ đầu tư theo quy mô cao tốc 4 làn xe sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 159,31 km, phân kỳ đầu tư theo quy mô...

Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận

Bình Thuận trao giấy phép cho hai nhà đầu tư gồm Công ty NeoSCM Limited và Công ty TNHH Aurawood Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và Khu công nghiệp Tân Đức. Bình Thuận trao giấy phép cho hai nhà đầu tư gồm Công ty NeoSCM Limited và Công ty TNHH Aurawood Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hàm...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), ĐBQH kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư tổ hợp sản xuất hóa chất từ nguyên liệu tái chế, nhằm hướng đến kinh tế xanh. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường...

Mới nhất

Loại bánh mì tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư

Phát hiện mới về loại bánh mì tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư; Thời tiết trở lạnh: cần làm gì...

4 nguyên nhân ít ai ngờ tới gây đau lưng dưới

Đau lưng dưới là một trong những loại đau nhức cơ thể phổ biến nhất. Những cơn đau này có thể chỉ âm...

cần làm gì để tránh cảm lạnh, cúm?

Thời tiết trở lạnh sẽ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi. Đây là điều kiện thuận lợi...

Mới nhất

Quả bóng vàng Việt Nam