Trong lúc cuộc xung đột tại Ukraine đang diễn ra ngày càng khốc liệt, chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đưa ra một số đánh giá về kết cục cũng như tác động tới Georgia.
Cảnh đổ nát sau cuộc tấn công vào Kharkiv, Ukraine ngày 2/10. (Nguồn Reuters) |
Theo chuyên gia Kakha Qemoklidze, những gì người Nga làm ở Ukraine cũng gần đúng với những diễn biến trong tương lai đối với Georgia. Nếu Ukraine thất bại, cấu trúc an ninh châu Âu chắc chắn cũng sẽ thất bại! Ukraine là một quốc gia rộng lớn. Những thách thức mà Kiev chính thức đang phải đối mặt ngày hôm nay cũng hoàn toàn phù hợp với những thách thức về an ninh mà châu Âu có thể phải đối mặt trong tương lai rất gần.
Người Nga khó có thể thắng cuộc xung đột tại Ukraine một cách nhanh chóng theo kiểu blitzkrieg (tạm dịch: tấn công chớp nhoáng) vì hai lý do chính. Thứ nhất, các nước phương Tây đã nghiên cứu kỹ các bài học trong quá khứ. Thứ hai là Nga không quá mạnh để tiến hành chiến dịch blitzkrieg. Theo ông Kakha Qemoklidze, giới tinh hoa chính trị Nga tự tô vẽ mình là cực kỳ mạnh, nhưng điều đó không đúng. Nền kinh tế của họ vẫn yếu và sự ủng hộ đối với Ukraine sẽ vẫn thắng thế. Người Ukraine là những người yêu chuộng tự do, sẽ chiến đấu, sẽ làm hết sức mình để bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh càng nhiều càng tốt.
Điều mà phương Tây luôn thiếu liên quan đến Nga là giới tinh hoa chính trị, những người hiện đang ở Moscow. Họ là cựu sĩ quan tình báo an ninh và có nhiều khả năng điều động. Họ không sợ mắc sai lầm và thất bại, tuy nhiên, đối với họ, điều quan trọng hơn là sử dụng các khoảng trống do phương Tây tạo ra trong hành động.
Ông Kakha Qemoklidze hy vọng, phương Tây sẽ học được những bài học rút ra từ những gì họ đã làm vào năm 2008, 2014 và 2015. Nếu phương Tây không mắc những sai lầm vào những năm đó, chúng ta chắc chắn sẽ không có kịch bản bây giờ xung quanh Ukraine. Hành động kiên quyết và phối hợp của phương Tây là rất quan trọng để thắng thế trong vấn đề Ukraine và Georgia.
Về sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với Nga, chuyên gia Kakha Qemoklidze nhận định, Trung Quốc có lợi ích chiến lược riêng và theo quan điểm toàn cầu trong phân tích địa chính trị quy mô lớn. Ít người có suy nghĩ rằng hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc là khả thi, bởi vì cả hai đều là những thế lực địa chính trị cực kỳ lớn và đặc biệt là Trung Quốc có thể thực sự là đối thủ chiến lược cho hệ tư tưởng phương Tây, đặc biệt là Mỹ và xét cho cùng, theo quan điểm chiến thuật, Trung Quốc hiện có thể được coi là đồng minh của phương Tây hiện nay. Tuy nhiên, trong tư duy chiến lược dài hạn, người Nga và người Trung Quốc không thể có cùng mục tiêu chiến lược chung hoặc sân chơi chung do họ sống ở gần nhau về mặt địa chính trị.
Liên quan đến hành động của Georgia, ông Kakha Qemoklidze nhận xét, chính phủ Georgia đang theo đuổi cái gọi là “chính sách thực dụng” trong quan hệ với Nga. Nga đang thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Cho nên, việc im lặng hoặc duy trì thái độ lấp lửng không mang lại cho Georgia lớp bảo vệ chống lại Nga. Georgia đang phải đối mặt với nhiều thách thức như an ninh biên giới với Nga, vấn đề Nam Oxetia và Abzadia; nền kinh tế phát triển rất yếu, xã hội chia rẽ.
Vị chuyên gia “nhắc nhở”, không nên có suy nghĩ viển vông rằng Paris, Berlin, Washington, Brussels sẽ làm công việc thay cho Tbilisi. Chính phủ Georgia nên hướng tới việc làm cho chương trình nghị sự của đất nước trở nên tích cực và được tích hợp vào chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu và các nước phương Tây.
Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-georgia-noi-gi-ve-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-288883.html