Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyên gia cảnh báo hồ Thác Bà "phải hạ mực nước xuống...

Chuyên gia cảnh báo hồ Thác Bà “phải hạ mực nước xuống rất sâu, hiệu quả điện sẽ giảm” nếu không thực hiện điều này

Theo Nghị định số 114 năm 2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, sau 5 năm phải kiểm định đập. Xả tràn không hết lũ phải làm xả tràn mới. Nếu sắp tới, thay đổi quy trình vận hành các hồ chứa thì bắt buộc hồ Thác Bà phải hạ mực nước xuống rất sâu, hiệu quả điện sẽ giảm.

Nhận định này được TS. Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”, do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức, ngày 19/11.

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6.723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3.

Các hồ, đập thủy lợi “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu như cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ; phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch

Măc dù vậy, hệ thống hồ, đập thủy lợi của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Đỗ Văn Thành đánh giá, nhiều đập, hồ chứa của nước ta đã xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ. Nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế.

Theo ông Thành, một số hồ lớn đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du; nhiều hồ chứa nhỏ chưa có phương án đảm bảo an toàn hồ đập và phòng lũ hạ du…

Một số chuyên gia cũng nhìn nhận, hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn hiện nay đang bị xâm lấn, dòng chảy co hẹp, không đảm bảo thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ. Trong khi đó, công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, nguồn nước đến hồ, đập vẫn còn nhiều hạn chế…

Chuyên gia - Ảnh 1.

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6.723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3.

Còn theo Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Lương Văn Anh, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong sau cơn bão số 3 vừa qua. Do đó, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên là nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo, xây dựng các hệ thống quan trắc ở vùng thượng lưu và các hồ chứa để hỗ trợ phân tích thủy văn.

“Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, AI trong việc ra quyết định trong vận hành đập, hồ chứa là cần thiết để chủ động dự báo, cảnh báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi và vùng hạ lưu…”, ông Lương Văn Anh nhấn mạnh.

TS. Hoàng Văn Thắng cho biết, hiện nay, Việt Nam có trên 4.250 đập nhỏ. Những đập này giao cho tổ chức thủy lợi cơ sở (những người sử dụng nước) để quản lý. Trên thực tiễn, chúng ta có nhiều nỗ lực để củng cố thủy lợi cơ sở, cả nguồn lực trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động kém hiệu quả, “thành công không nhiều”. Trong đó, giao cho một số HTX đa ngành, nhưng HTX chủ yếu là sản xuất kinh doanh. Mặt khác cũng, giao cho chính quyền xã quản lý, nhưng họ chỉ quản lý về mặt hành chính. 

“Nếu xã nào làm tốt có thể đảm bảo tài chính, có thể lựa chọn được con người để quản lý, còn nếu xã nào không đảm bảo tài chính được thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ…”, ông Thắng nêu.

Chuyên gia - Ảnh 2.

Toàn cảnh hồ thủy điện Thác Bà, sáng 12/9/2024. Ảnh: Đức Hoàng

Theo ông Thắng, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở “không phải đơn giản”, vì phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, thậm chí chúng ta đã miễn giảm thủy lợi phí rất lâu, dẫn đến “sức sống” của tổ chức thủy lợi cơ sở không cao. Trong khi đó, ảnh hướng của biến đổi khí hậu, những trận mưa trong quy mô nhỏ nhưng cường độ lớn, dẫn đến nguy cơ mất an toàn hỗ đập rất cao.

Từ thực tiễn nêu trên, ông Thắng cho rằng, các địa phương phải triển khai kế hoạch “ứng phó khẩn cấp” và quản lý rủi ro thiên thai dựa vào cộng đồng, với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Cũng theo ông Thắng, quy trình vận hành liên hồ chứa theo Quyết định số 740 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ. Tuy nhiên, thời gian vừa qua nhiều nhà khoa học cho rằng cần sửa quy trình này.

Ông Thắng lấy ví dụ, hồ Thác Bà đã được đưa vào sử dụng 60 năm, thời điểm đó rừng tốt, biến đổi khí hậu tác động chưa lớn, ít xảy ra mưa cực đoan. Còn hiện tại, cùng một trận mưa như vậy nhưng đã xảy ra những trận lũ rất lớn. Trong khi đó, theo Nghị định số 114 năm 2018 về quản lý an toàn đập, hồ chưa nước, sau 5 năm phải kiểm định đập (đánh giá khí tượng thủy văn, đối chiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn). “Xả tràn không hết lũ phải làm xả tràn mới. Nếu sắp tới, thay đổi quy trình vận hành các hồ chứa thì bắt buộc hồ Thác Bà phải hạ mực nước xuống rất sâu, hiệu quả điện sẽ giảm”, ông Thắng nói.





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-gia-canh-bao-ho-thac-ba-phai-ha-muc-nuoc-xuong-rat-sau-hieu-qua-dien-se-giam-neu-khong-thuc-hien-dieu-nay-20241119155124077.htm

Cùng chủ đề

Đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg về việc đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc giaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg về việc đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan...

Xem hệ thống thủy lợi tự chảy hiện đại nhất khu vực tại Việt Nam

TPO - Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với công trình đầu mối hồ chứa nước Sông Cái, Ninh Thuận có dung tích chứa 219 triệu m3 nước. Đây cũng là hệ thống nước tự chảy hiện đại nhất Việt Nam và khu vực hiện nay, điều tiết nước tưới thông qua đường ống kín, điều khiển bằng công nghệ SCADA, giúp tỉnh Ninh Thuận hiện thực hóa chủ trương xây dựng hệ thống liên hồ chứa. ...

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng của cả nước lên 408 hồ (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ), tất cả đều chưa được...

Cận cảnh Hồ chứa nước Bản Mồng hơn 5.550 tỷ ‘nằm im’ suốt 15 năm

TPO - Sau 15 năm, Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng xây dựng tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An vẫn chưa thể hoàn thiện đi vào hoạt động như dự kiến. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.550 tỷ đồng. Ngày 31/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án liên quan tới công trình này.  TPO - Sau 15 năm, Dự án Hồ chứa nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tối mai (21/12) “huyền thoại” Boney M.Liz Mitchell sẽ biểu diễn tại TP. Đà Lạt, người dân tự do vào xem

Những huyền thoại âm nhạc từ thập niên 1970, 1980 như Boney M.Liz Mitchell, Joy và Samantha Fox sẽ biểu diễn trong sự kiện "Dalat Spring Concert" 2024 tại TP. Đà Lạt, người dân, du khách được đến xem hoàn toàn miễn phí. ...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo như "“sức sống từ nhựa tái chế”, "ngôi nhà xanh, ngôi nhà...

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện phải giám sát chặt khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Bình Sơn, cần theo dõi kĩ, giám sát chặt 3 khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp,...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Nhiều học sinh ở Phú Thọ đang phấn khởi với thời khóa biểu chỉ học 5 ngày, nghỉ 2 ngày cuối tuần, từ học kỳ 2, năm học này. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo như "“sức sống từ nhựa tái chế”, "ngôi nhà xanh, ngôi nhà...

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện phải giám sát chặt khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Bình Sơn, cần theo dõi kĩ, giám sát chặt 3 khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp,...

Khởi sắc nông thôn mới Lạc Sơn

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng lòng của người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, diện mạo huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã đổi thay rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Văn Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, nơi có đông đồng bào dân...

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Mới nhất

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. ...

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần...

Đưa du lịch thành một trong những ngành đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 19/12, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du...

Mới nhất