Trang chủNewsKinh tếChuyển động Vân Phong

Chuyển động Vân Phong


Hiện, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch phân khu các khu chức năng để có cơ sở triển khai xúc tiến đầu tư theo danh mục ngành, nghề ưu tiên, nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Khu kinh tế Vân Phong là tọa độ phát triển có lợi thế tầm cỡ thế giới. Điều chỉnh quy hoạch, tiến hành quy hoạch phân khu và tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách là các giải pháp đang được tỉnh Khánh Hòa triển khai nhằm giúp khu kinh tế này đạt được mục tiêu kỳ vọng.

Tầm vóc mới

Khu kinh tế Vân Phong được thành lập theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg, ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích 150.000 ha; trong đó 70.000 ha đất và 80.000 ha mặt nước biển, nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo Quyết định này, Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó, kinh tế biển là nền tảng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác; là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng của quốc gia.

Từ ngày thành lập khu kinh tế đến nay, tỉnh Khánh Hòa tập trung nhiều nguồn lực thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; cải cách thủ tục hành chính; tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư; giải quyết một cách tốt nhất những vướng mắc trong quá trình phát triển…

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đến nay, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút 150 dự án đầu tư, trong đó có 122 dự án trong nước và 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD; vốn thực hiện 2,68 tỷ USD, đạt 65% vốn đăng ký; giải quyết việc làm cho 11.802 lao động. Trong số 98 dự án đã đi vào hoạt động, có một số dự án lớn, hoạt động hiệu quả, đơn cử như Nhà máy đóng tàu Hyundai-Việt Nam, vốn đầu tư hơn 350 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động, hằng năm thực hiện xuất khẩu chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Khánh Hòa.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng, tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị xác định mục tiêu phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ. Từ đây, những vướng mắc về cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực cho phát triển Khu kinh tế Vân Phong từng bước có hướng tháo gỡ.

Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa có những quy định rất cụ thể về danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong; các điều kiện nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng; những chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư chiến lược; các nghĩa vụ của nhà đầu tư…

Có thể nói, Quốc hội đã định hình tầm vóc phát triển của Khu kinh tế Vân Phong, thể hiện qua việc quy định quy mô dự án, chẳng hạn như đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, tài chính có quy mô vốn từ 12.000 tỷ đồng trở lên; đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị với quy mô diện tích đất từ 300 ha trở lên hoặc có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên…

Không chỉ vậy, Nghị quyết số 55/2022/QH15 còn tạo thêm điều kiện về phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, trách nhiệm của các địa phương, đơn vị. Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh được phép chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I của nhà đầu tư chiến lược…

Xây tổ đón đại bàng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh Đàm Ngọc Quang cho rằng, nhờ vào các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, huyện Vạn Ninh nói riêng và Khu kinh tế Vân Phong nói chung có hành lang pháp lý vững chắc, rất thuận lợi trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, triển khai đồng bộ các công trình thiết yếu, nhất là các tuyến giao thông cao tốc kết nối Vân Phong-Tây Nguyên, Vân Phong-Nha Trang, Vân Phong-Chí Thạnh; các trục đường chính; hạ tầng cảng biển… từ đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng 19 phân khu phủ kín toàn bộ diện tích của Khu kinh tế Vân Phong; quy mô diện tích 150.000 ha; đến năm 2050 đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc, có sự gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng; dân số đến năm 2030 khoảng 350.000-380.000 người; dân số đến năm 2040 khoảng 500.000-550.000 người.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết: Trong quá trình thực hiện đồ án, tỉnh đặc biệt lưu ý việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Khu kinh tế Vân Phong. Cụ thể, đối với những ngành, nghề ở Nam Vân Phong cố gắng giảm đến mức thấp nhất tác động đến môi trường; Bắc Vân Phong là khu sinh thái ở mức độ cao nhất; đồng thời, quan tâm đến việc tái định cư và sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án.

Hiện, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong tập trung lập quy hoạch các phân khu chức năng; xây dựng danh mục hồ sơ đề xuất đối với các nhà đầu tư chiến lược; chuẩn bị kế hoạch xây dựng các khu tái định cư phục vụ thực hiện các dự án; chuẩn bị các bước chuyển nghề, đào tạo nghề cho người dân chịu ảnh hưởng của dự án…

Cùng với đó, các cơ quan hữu quan tiếp tục các bước hoàn chỉnh, ban hành danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội để thu hút đầu tư. Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong chủ động phối hợp các sở, ngành nghiên cứu đổi mới cách nghĩ, cách làm; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư mới, quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế chưa được phê duyệt, công việc xây dựng, phê duyệt quy hoạch phân khu mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, nhất là các nhà đầu tư chiến lược theo Nghị quyết 55/2022/QH15 của Quốc hội. Nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các dự án lớn, nhưng do quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành chưa đồng bộ, cho nên chưa đủ cơ sở thu hút các nhà đầu tư vào các dự án cụ thể theo quy định.

Để thúc đẩy việc triển khai các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập tổ công tác do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm tổ trưởng và thực hiện báo cáo tiến độ triển khai các dự án này định kỳ hai tuần/lần cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy để kịp thời theo dõi, hỗ trợ, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh; tổ chức các đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Khánh Hòa đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ… nhằm giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư tỉnh Khánh Hòa, trong đó có Khu kinh tế Vân Phong, nhất là kêu gọi các ngành, nghề ưu tiên thu hút theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội.

Theo đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 55 là rất mới, mang tính đặc thù nên trong quá trình triển khai nhiều cơ quan chức năng gặp khó khăn, lúng túng. Đã gần hai năm kể từ ngày Nghị quyết số 55 có hiệu lực, các chính sách về lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vẫn chưa thực hiện được.

Do đó, nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược, dự án quy mô lớn theo danh mục ưu tiên thu hút đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch phân khu các khu chức năng của Khu kinh tế để có cơ sở triển khai công tác xúc tiến đầu tư theo danh mục ngành, nghề ưu tiên, nhất là các nhà đầu tư chiến lược; tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm lực, phù hợp với mục tiêu phát triển của Khu kinh tế.





Nguồn: https://nhandan.vn/chuyen-dong-van-phong-post815675.html

Cùng chủ đề

Giúp nhân dân bằng việc làm thiết thực, nghĩa tình

Mới đây, đoàn cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết tặng cựu chiến binh Trịnh Thị Tuyến, sinh năm 1950, trú tại thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 2024, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương xây dựng tám nhà Đại đoàn kết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn,...

Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

UBND TP.HCM vừa ban hành 2 quyết định để tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng tầng hầm trên địa bàn thành phố đã ách tắc gần 1 năm qua. Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ký quyết định bổ sung quy hoạch không gian ngầm vào quy định quản lý đồ án quy hoạch 1/2000 khu trung tâm hiện hữu...

Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024

Tối 16/9, tại công viên Thương Bạc, phường Đông Ba, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ thương mại Festival 2024. Tham dự lễ khai mạc có tân Phó bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Phạm Đức Tiến; ông Phan Quý Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo Cục xúc tiến thương...

Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land

Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC LandTrước đó, vào tháng 7, bà Đặng Huỳnh Ức My hoàn tất bán 70 triệu cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - công ty lớn trong hệ thống Tập đoàn Thành Thành Công. Sau giao dịch hồi tháng 7, bà Đặng Huỳnh Ức My...

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và Yên Ninh, thuộc thành phố Yên Bái; trường liên cấp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và trường xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giúp nhân dân bằng việc làm thiết thực, nghĩa tình

Mới đây, đoàn cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết tặng cựu chiến binh Trịnh Thị Tuyến, sinh năm 1950, trú tại thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 2024, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương xây dựng tám nhà Đại đoàn kết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn,...

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và Yên Ninh, thuộc thành phố Yên Bái; trường liên cấp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và trường xã...

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự hội thảo, có đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tại cuộc họp, trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp tục bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có Nghị quyết Đại...

Bài đọc nhiều

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Cùng chuyên mục

Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

UBND TP.HCM vừa ban hành 2 quyết định để tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng tầng hầm trên địa bàn thành phố đã ách tắc gần 1 năm qua. Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ký quyết định bổ sung quy hoạch không gian ngầm vào quy định quản lý đồ án quy hoạch 1/2000 khu trung tâm hiện hữu...

Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024

Tối 16/9, tại công viên Thương Bạc, phường Đông Ba, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ thương mại Festival 2024. Tham dự lễ khai mạc có tân Phó bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Phạm Đức Tiến; ông Phan Quý Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo Cục xúc tiến thương...

Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Chiều ngày 17/9, trong chuỗi sự kiện tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành phố năm 2024. Tại hội nghị đã có 35 doanh nghiệp, đơn vị được kết nối cung cầu với nhà phân phối. ...

Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng?

Dự báo giá cà phê ngày 18/9/2024, tại thị trường trong nước tiếp đà giảm. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024 Việt Nam xuất đi 76.214 tấn cà phê, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm xuất khẩu chưa tới 1,1 triệu tấn, giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiÔng Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (GTVT) vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC. Ông Phạm Hoài Chung. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ -...

Mới nhất

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện...

Tình huống bất ngờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024

TPO - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khai mạc vào tối 16/9 được rút gọn cả về thời lượng và quy mô, lồng ghép thêm hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tối 16/9, Sở VH-TT TPHCM phối hợp UBND...

Phố cổ Hà Nội chật cứng người đêm Trung thu

17/09/2024 | 23:13 TPO - Tối 17/9 (tức rằm Trung thu), đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Hàng Mã để...

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiÔng Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (GTVT) vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC. ...

Mới nhất