Không nằm ngoài xu hướng đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sẽ giúp hình thành những “tấm khiên” vững chắc góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Ðảng, sự đồng thuận xã hội và niềm tin đối với Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức; lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngăn chặn thông tin xấu độc và lan tỏa thông tin chính thống, tích cực đến mọi tầng lớp nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới.
Ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định tầm nhìn đến năm 2030 đó là: “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Ðảng và Chính phủ, công tác chuyển đổi số tại Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực ngành nghề và góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Thông qua chuyển đổi số, sức mạnh tổng hợp của Ðảng được phát huy hiệu quả bằng nhiều hình thức như ứng dụng công nghệ số vào chỉ đạo, điều hành, thông tin, báo cáo và cập nhật, sao lưu dữ liệu tổ chức đảng, đảng viên; chuyển đổi số hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên, sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, công tác kiểm tra, giám sát… và công tác tuyên truyền, nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết của Ðảng trong toàn Ðảng, toàn dân; hoàn thiện phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, đưa vào sử dụng hệ thống văn bản điện tử và hệ thống thông tin báo cáo công tác đảng trong hoạt động điều hành của hệ thống Ðảng và chính quyền… Tại một số tỉnh, thành phố gần như 100% xã, phường, thị trấn thực hiện “Sổ tay đảng viên điện tử”.
Chuyển đổi số giúp sự lãnh đạo của Ðảng và công tác điều hành của Chính phủ phát huy hiệu lực, hiệu quả tích cực, nâng cao tính minh bạch, tăng cường liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế tham nhũng, kiến tạo sự phát triển lành mạnh cho xã hội.
Ðây có thể coi là một trong những bước đột phá góp phần quan trọng để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong công tác xây dựng Ðảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng, ý chí và hành động trong Ðảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Với độ phủ sóng rộng, tốc độ lan tỏa nhanh, hình thức biểu đạt phong phú, chuyển đổi số giúp sự lãnh đạo của Ðảng và công tác điều hành của Chính phủ phát huy hiệu lực, hiệu quả tích cực, nâng cao tính minh bạch, tăng cường liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế tham nhũng, kiến tạo sự phát triển lành mạnh cho xã hội. Chuyển đổi số cũng giúp tăng cường sự tương tác giữa Ðảng, Chính phủ với người dân, từ đó củng cố và nâng cao sự tin tưởng cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội để người dân tham gia vào quá trình quản lý, giám sát và ra quyết định của các cơ quan công quyền.
Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chuyển đổi số thúc đẩy sự đổi mới trong các hoạt động được triển khai trên thực tiễn. Bởi với các công nghệ hiện đại, chúng ta có thể xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động, sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cộng đồng, thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội.
Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đem đến những thách thức to lớn đối với việc quản lý, điều hành, bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong giai đoạn hiện nay. Với đặc tính mở, không gian mạng là môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm. Các đối tượng thiết lập các website, blog, Facebook, YouTube, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”, hình thành các hội nhóm trên mạng,… để phát tán các thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung xấu độc; đăng tải thông tin sai sự thật nhằm đả kích, phủ nhận thành tựu mà đất nước ta đã đạt được, bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chuyển đổi số cũng đem đến những thách thức to lớn đối với việc quản lý, điều hành, bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng internet nhằm thu thập tin tức bí mật nhà nước phục vụ những mưu đồ chính trị đen tối. Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước.
Bên cạnh những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh, vẫn còn nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin xuất phát từ sự chủ quan lơ là, thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết về công nghệ số, hạ tầng thiết bị yếu kém, công nghệ bảo mật hạn chế,… Ðó chính là “miếng mồi béo bở” để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Từ đây ít nhiều đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào đất nước, vào vai trò lãnh đạo của Ðảng. Trước thực trạng đó, chúng ta cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể để bảo đảm quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” khẳng định: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân.
Nghị quyết chỉ rõ việc phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền chính trị; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao, hấp dẫn; tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có hiệu quả, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội… Ðể làm được điều này, một trong những việc cần làm trước hết là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng internet và các nền tảng số. Trong đó, cần quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện tốt Luật An ninh mạng và “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; tuân thủ nghiêm nguyên tắc sử dụng mạng xã hội, khai thác, sử dụng internet một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh.
Cần phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Dựa vào chuyển đổi số, chúng ta cần tạo ra các nội dung, sản phẩm truyền thông chất lượng, phù hợp với các đối tượng khác nhau trong xã hội. Hiện nay các hình thức truyền thông như video, podcast, infographics,… đang được ưa chuộng. Ðây là những hình thức truyền tải thông tin đa dạng và hấp dẫn, giúp cho các đối tượng khác nhau có thể tiếp cận với thông tin tuyên truyền dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó trong công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng cần khai thác, phát huy hiệu quả các hình thức biểu đạt mới, gần gũi, giàu tính thuyết phục, hấp dẫn.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý không gian mạng, kịp thời phát hiện các thông tin sai lệch, xuyên tạc, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, gỡ bỏ, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định pháp luật. Phát huy tối đa lợi thế công nghệ thông tin và mạng lưới báo chí chính thống, chủ động đưa tin, phản ánh kịp thời những vấn đề người dân quan tâm, kiên quyết phản bác thông tin sai lệch, xấu, độc, góp phần định hướng dư luận xã hội. Cần đẩy mạnh việc nắm bắt tư tưởng quần chúng nhân dân qua các hội nhóm trên mạng xã hội, trang fanpage, blog…; xây dựng các trang thông tin lan tỏa gương người tốt, việc tốt, đề cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, “tương thân, tương ái”,… với mục tiêu lấy “cái đẹp dẹp cái xấu”, góp phần loại bỏ thông tin xấu, độc hại, bóp méo, xuyên tạc sự thật.
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước.
Bên cạnh những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh, vẫn còn nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin xuất phát từ sự chủ quan lơ là, thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết về công nghệ số, hạ tầng thiết bị yếu kém, công nghệ bảo mật hạn chế…
Cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, đảng viên về các kỹ năng, kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, để mỗi cá nhân nắm rõ cơ chế hoạt động của các mạng xã hội, các trang thông tin điện tử và sử dụng một cách thành thạo, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an ninh thông tin, bảo mật thông tin trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Cần chú trọng bồi dưỡng, phát triển các lực lượng đặc biệt, đặc thù và mạng lưới cộng tác viên với sự hỗ trợ của công nghệ để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, thậm chí chủ động tấn công, loại bỏ các sản phẩm chứa đựng thông tin xuyên tạc, độc hại. Trong công tác tuyên truyền, cần đặc biệt hướng tới thế hệ trẻ, giúp họ nâng cao nhận thức về những cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số, tỉnh táo nhận diện các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch, tích cực, từ đó chủ động tham gia đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.
Về cơ sở vật chất, trong quá trình chuyển đổi số, cần chú trọng xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công. Ðẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ để làm tốt công tác bảo mật đường truyền mạng, bảo mật cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị, tạo dựng các “tường lửa” để phòng, chống hiệu quả tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin nội bộ, thông tin thuộc bí mật nhà nước qua hệ thống máy tính kết nối mạng.