Với việc phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, trong đó cải cách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Thủ tướng trao đổi về các kết quả áp dụng chuyển đổi số trong giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank). Ảnh: VGP
Cùng với đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu khách hàng là thước đo hiệu quả của quá trình chuyển đổi số và áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam.
Theo đó đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ với mục tiêu đến năm 2025: 100% các dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4, 100% dịch vụ công mức độ 4 được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, 90% hồ sơ công việc tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Ít nhất 50% hoạt động kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước, 100% các chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước (không thuộc phạm vi bí mật nhà nước) được ký chữ ký số và gửi thông qua hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của Ngân hàng Nhà nước được xác thực điện tử.
Bà Hoàng Thanh Nhàn – Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng (hình trái ngoài cùng), ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán và ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo chiều 25/4
Ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số; 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet), ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động.
Cùng với người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực được phụ trách; Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chiến lược phát triển, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của từng cơ quan, tổ chức. Xây dựng các chương trình truyền thông, tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoạt động, sự kiện nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về vai trò, lợi ích của chuyển đổi số, triển khai các chương trình giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số một cách an toàn, hiệu quả, lồng ghép nội dung về thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát động; vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số.
Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng trong đó quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý giám sát hoạt động thanh toán, thanh toán trong nước và xuyên biên giới nhằm tạo thuận lợi cho cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, quy định về hoạt động cho vay để cho phép thực hiện bằng phương thức điện tử và tự động hóa quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy định nhằm khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, học máy…
Trong hoạt động ngân hàng, quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba, hướng tới việc phát triển ngân hàng mở (Open banking), đa dạng hệ sinh thái ngân hàng, về giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng về an ninh, an toàn bảo mật và cung ứng dịch vụ ngân hàng trên môi trường Internet trong ngành Ngân hàng. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường khả năng kết nối liên thông với hệ thống khác trong nền kinh tế và sẵn sàng kết nối hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) của các quốc gia trong khu vực theo lộ trình phù hợp.
Mở rộng và phát triển Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đồng bộ, có khả năng: tích hợp, kết nối các ngành, lĩnh vực khác, từ đó mở rộng hệ sinh thái số và triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7; hỗ trợ xử lý các phương thức thanh toán, mô hình kết nối mới thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh QR, các giao dịch Ví điện tử, tiền di động, thanh toán thẻ, tài khoản thanh toán… kết nối, liên thông cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Cùng với xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước, hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng, phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và phát triển nguồn nhân lực.
Thanh Tú