Trang chủPolitical ActivitiesChuyển đổi số mang tính chiến lược dài hạn, giúp tăng cường...

Chuyển đổi số mang tính chiến lược dài hạn, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu



(MPI) – Trên đây là nội dung phát biểu chỉ đạo của phát biểu Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam” diễn ra ngày 15/01/2025, tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng tham dự Hội nghị.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước; hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam; chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số; tổ chức kinh tế -thương mại, nghiên cứu, đào tạo; một số tổ chức ngoại giao; tập đoàn công nghệ số đa quốc gia và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cải thiện năng suất lao động, mà còn tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, chuyển đổi số mang tính chiến lược dài hạn, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật…, chúng ta có thể phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, bền vững, xã hội số toàn diện, tiên tiến, bản sắc. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, cần sự cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, sự đồng hành của doanh nghiệp, và sự tham gia tích cực từ người lao động và toàn thể người dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam thời gian qua. Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số ước đạt 152 tỷ USD vào năm 2024, tăng 35,7% so với năm 2019, minh chứng cho sự tăng trưởng bền vững của ngành và khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ số trong nền kinh tế quốc gia. Sự phát triển này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chúng ta cũng vui mừng khi hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ số đang ngày càng lớn mạnh, với gần 74.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó hết năm 2023 có gần 1.900 doanh nghiệp công nghệ số đã vươn ra thị trường quốc tế, với doanh thu 11,5 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2022. Điều này không chỉ cho thấy năng lực và sự sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn chứng minh tiềm năng lớn trong việc mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý hành chính công và đổi mới sáng tạo; xếp hạng 71/193 quốc gia về mức phát triển của chính phủ điện tử; 44/133 quốc gia về đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Có thể nói, ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Lực lượng lao động trong ngành ngày càng đông đảo, đạt hơn 1,67 triệu lao động. Hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đa dạng, bao gồm phần cứng, điện tử, phần mềm và các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật… Những bước tiến này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước mà còn mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế số toàn diện.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, chúc mừng và biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được. Đồng thời đánh giá cao sự đóng góp và vai trò của các doanh nghiệp số Việt Nam trong việc tạo ra những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng tăng trưởng và cải thiện đời sống người dân.

Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số quốc gia. Việc phát triển công nghệ số vẫn còn diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền, với một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng và triển khai công nghệ, tạo ra khoảng cách lớn trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ số. Hạ tầng số cũng là một thách thức lớn, khi nhiều khu vực vẫn chưa được đầu tư đầy đủ vào công nghệ hiện đại, ảnh hưởng đến khả năng kết nối toàn quốc…

Trên tinh thần của Nghị quyết số 57, được ví như với “Khoán 10” trong nông nghiệp, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn sẽ nhận được các báo cáo là trí tuệ Việt Nam, Công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm đối với các sản phẩm của ngành công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm để giúp các sản phẩm đó thông minh hơn, hiệu năng hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những cái tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh, sáng kiến…

Vì vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở một số nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành và doanh nghiệp công nghệ số của chúng ta trong giai đoạn tới. Thứ nhất là, phải nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ và phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ lõi, đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain), công nghệ nano, và thông tin di động 5G, 6G… công nghệ vũ trụ, không gian… Tập trung vào việc làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới để tạo ra sự tự chủ về công nghệ và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai là, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số: Hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.

Thứ ba là, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao: Cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa và tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu quốc tế.

Thứ tư là, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững: Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ. Thúc đẩy sáng kiến hợp tác công-tư, thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, và các tổ chức quốc tế để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ năm là, phát triển kinh tế số và xã hội số: Từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực kinh tế số như Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng vào quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, và tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cho người dân.

Thứ sáu là, nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh toàn cầu: Chúng ta cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030, đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Tôi đề nghị mỗi doanh nghiệp công nghệ số của chúng ta phải tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển cao, đầy khát vọng và không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Thứ bảy là, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế: Chúng ta phải biết cách “đứng trên vai của những người khổng lồ”, muốn vậy phải tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu và sản xuất công nghệ số vào Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và đưa các sản phẩm công nghệ số của mình ra thị trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Tổng Bí thư nêu rõ: cần có sự đồng lòng, quyết tâm, và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa; cần nhìn thấy đây không chỉ là cơ hội, mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong việc góp phần hiện thực hóa những mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong Nghị quyết số 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể. Mỗi doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào những lĩnh vực công nghệ tiên phong, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, chủ động tiếp cận công nghệ mới, và không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp số cần tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích của người dân và của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Hãy hợp tác và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để cùng tạo nên một hệ sinh thái công nghệ bền vững. Đây là thời cơ vàng để chúng ta thực sự khẳng định năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp công nghệ số hàng đầu của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Hãy không ngừng vượt qua giới hạn của bản thân, vượt qua những thách thức, và cùng nhau biến những khó khăn thành động lực để vươn xa. Chúng ta có những điều kiện thuận lợi, nguồn lực sẵn có, và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý và bạn bè quốc tế, sự ủng hộ của nhân dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” vươn xa. Hãy tận dụng thế mạnh về trí tuệ, nguồn nhân lực, và tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cùng hào khí Việt Nam để góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-15/Chuyen-doi-so-mang-tinh-chien-luoc-dai-han-giup-ta3yfkm5.aspx

Cùng chủ đề

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(MPI) - Tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo...

Công ty đa cấp vừa dừng hoạt động: Nữ đại gia 77 tuổi đứng sau, liên quan gì vợ chồng Đoàn Di Băng?

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội hết hiệu lực nhưng không được gia hạn. Trước đó, vợ chồng ca sĩ Đoàn Di Băng từng xuất hiện tại nhiều sự kiện của công ty này. ...

Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Sau chuyến lưu diễn dài ngày ở châu Âu, từ đầu tháng 1.2025 Hà Thanh Xuân về Việt...

Một trường Cao đẳng ở Quảng Bình đẩy mạnh chuyển đổi số để phù hợp quy chuẩn trường chất lượng cao

Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng các tiêu chí "trường học xanh", "trường học thông minh", "số hóa trường học" để phù hợp quy chuẩn của một trường cao đẳng chất lượng cao. ...

Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày gần đây vẫn ở ngưỡng xấu. Để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ ô nhiễm không khí kéo dài, cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày gần đây vẫn ở ngưỡng xấu. Để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ ô nhiễm không khí kéo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(MPI) - Tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo...

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu

(MPI) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc...

Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

(MPI) - Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. ...

Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản

(MPI) - Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thống đốc tỉnh MIE, Nhật Bản ICHIMI Katsuyuki. Toàn cảnh buổi Lễ....

Trao Kỷ niệm chương ngành Kế hoạch và Đầu tư cho Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

(MPI) - Chiều ngày 14/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Kỷ niệm...

Bài đọc nhiều

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ việc thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc...

Tọa đàm góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Ngày 16/1, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến, lấy ý kiến góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. ...

Triển khai công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Thể thao cũng ghi dấu ấn...

Việt Nam – Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tham dự Hội thảo, về phía lực lượng chức năng tại Việt Nam có Tổng cục QLTT, Tổng cục Hải Quan, Cục Sở hữu trí tuệ và đại diện 13 Cục QLTT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Về phía đại diện Hàn Quốc có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ...

Ký kết Công hàm trao đổi Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Chiều 15/1, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ Ký kết công hàm trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản. ...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(MPI) - Tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo...

“Sự phát triển của Trường THCS Đoàn Thị Điểm khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trường Trung học cơ sở (THCS) Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì được tổ chức sáng 17/1. ...

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu

(MPI) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc...

Tọa đàm góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Ngày 16/1, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến, lấy ý kiến góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. ...

Mới nhất

Miễn nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Bộ Công Thương vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa đối với ông Lữ Minh Thư. Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đối...

Nhà đẹp như ý đón Tết Ất Tỵ với giải pháp vay sửa nhà Techcombank, hạn mức lên tới 3 tỷ VNĐ

Sửa sang nhà mới khang trang, sạch đẹp để đón chào năm mới là một nhu cầu chính đáng của nhiều người dân. Tuy nhiên, chi phí vật liệu xây dựng và nhân công mức cao khiến người dân đắn đo trong việc sửa nhà đón tết.

Tăng cao nhất hơn 1 tháng qua

Giá vàng chiều nay 17/01/2025: Hầu hết các công ty vàng bạc đá quý đang niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 85 triệu đồng/lượng mua vào; 87 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 17/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch...

RedNote thu hút gần 3 triệu “người tị nạn TikTok” trong một ngày

Ứng dụng mạng xã hội RedNote - được biết đến ở Trung Quốc với tên gọi Xiaohongshu, đã thu hút gần 3 triệu người dùng tại Hoa Kỳ chỉ trong một ngày hồi đầu tuần này, khi làn sóng những người tự xưng là "người tị nạn TikTok" tham gia. ...

Mới nhất