Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamChuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn...

Chuyển đổi số – chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững

Chia sẻ về vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là trong ngành Dầu khí, ông Shashi J, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng các công cụ số để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện an toàn và thực hành bền vững, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển đổi xanh.

Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn, và bền vững

Ông Shashi J, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam.

PV: Việt Nam đang xác định chuyển đổi số là một lựa chọn chiến lược và ưu tiên cho giai đoạn phát triển sắp tới. Vậy vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp nói chung và trong ngành Dầu khí nói riêng là gì, thưa ông?

Ông Shashi J: Trước hết, tôi muốn bắt đầu từ một nguyên tắc quản lý cơ bản: “Nếu bạn không đo lường được, bạn không thể quản lý được”. Đo lường phải dựa trên thông tin, chủ yếu từ việc thu thập dữ liệu từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Điều này cho phép các bộ phận chức năng và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định có căn cứ. Chuyển đổi số (digitalization) hoặc chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation) vô cùng hữu ích với doanh nghiệp trong việc phân tích này.

Trong ngành Dầu khí, ngành mà các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô lớn, lợi ích của chuyển đổi số càng trở nên rõ ràng hơn. Lợi ích đầu tiên phải kể đến là nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất, có thể đạt được thông qua tương tác giữa người với người, người với máy và giữa các máy với nhau.

Việc cải thiện tương tác giữa người với người có được thông qua văn hóa thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp, được phát triển thêm thông qua chuyển đổi số. Tương tác giữa người và máy liên quan đến phần mềm hoặc thiết bị trung gian giúp tạo ra kết quả cụ thể hoặc xử lý thông tin, như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – hệ thống hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp), được sử dụng phổ biến ở Việt Nam để các nhà quản lý hiểu thấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giao tiếp giữa máy móc với nhau, được hỗ trợ bởi Internet vạn vật (IoT), có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dữ liệu giữa các thiết bị, ảnh hưởng đáng kể đến cả hoạt động thượng nguồn (thăm dò và khai thác) và hạ nguồn (tinh chế và phân phối) trong ngành Dầu khí.

Lợi ích thứ hai đến từ lượng lớn dữ liệu được thu thập, xử lý, cho phép tối ưu hóa hoạt động và có thể dẫn đến tiết giảm chi phí.

Lợi ích thứ ba là ra quyết định dựa trên dữ liệu. Ví dụ, trong ngành Dầu khí, việc theo dõi giá dầu và chi phí khâu phân phối là rất quan trọng. Công cụ kỹ thuật số ở mỗi giai đoạn của quy trình kinh doanh cho phép thu thập và phân tích dữ liệu, giúp đội ngũ lãnh đạo đưa ra quyết định một cách có căn cứ.

Vấn đề an toàn và sức khỏe, đặc biệt là trong hoạt động khai thác dầu khí, có thể được cải thiện rất lớn nhờ công cụ số giám sát các thông số quan trọng như áp suất, nhiệt độ và phát thải để ngăn chặn tai nạn. Ở hoạt động tinh chế và phân phối/bán lẻ, các can thiệp số có thể cải thiện an toàn bằng cách phát hiện khí độc, như H2S – có thể gây chết người nếu hít phải, nhưng không thể phát hiện bằng giác quan con người.

Phát triển bền vững là một vấn đề quan trọng khác mà chuyển đổi số tạo ra ảnh hưởng đáng kể. Bằng cách cải thiện hiệu suất, chuyển đổi số giúp các tổ chức sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, bao gồm năng lượng, nước, đất, quản lý chất thải và nguồn nhân lực. Điều này góp phần vào sự phát triển bền vững và mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty dầu khí. Chuyển đổi số cũng thúc đẩy đổi mới ngay cả giữa các nhà cung cấp công nghệ như EY và những tổ chức khác, để bắt kịp nhu cầu của thị trường.

Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn, và bền vững

Sự tương tác giữa chuyển đổi số và quá trình chuyển đổi xanh là trọng tâm cho tương lai của doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

PV: Ông đã đề cập đến việc chuyển đổi số có ảnh hưởng đáng kể đến chuyển đổi xanh. Sự tác động lẫn nhau của hai vấn đề này là thế nào?

Ông Shashi J: Thỏa thuận Paris đã đưa những chủ đề chuyển đổi số và chuyển đổi xanh lên hàng đầu chương trình nghị sự của các quốc gia, dẫn đến sự xuất hiện của một khái niệm được gọi là “chuyển đổi kép”. Thuật ngữ này nhấn mạnh sự không thể tách rời của chuyển đổi số và phát triển bền vững trong nền kinh tế ngày nay. Tôi đã nhấn mạnh mối liên kết này hai năm trước tại một diễn đàn mở tại Việt Nam, chỉ ra rằng chuyển đổi số tự thân nó đã bao gồm yếu tố bền vững.

Chúng ta có thể xem xét mối quan hệ của chuyển đổi số với quá trình chuyển đổi xanh trên ba khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên xem xét cách chuyển đổi số tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi xanh bằng cách nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, như đã đề cập ở trên. Các công cụ số, như đồng hồ thông minh trong ngành điện, giúp quản lý nhu cầu năng lượng và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng trong toàn bộ hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối.

Ở chiều ngược lại, chuyển đổi xanh cũng ảnh hưởng đến chuyển đổi số. Nhu cầu về bền vững đang hình thành sự phát triển của các công nghệ mới, như ERP tích hợp kế toán xanh, cũng như các nỗ lực làm cho các trung tâm dữ liệu trở nên tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường hơn. Sự thay đổi này cũng được phản ánh trong các chính sách và quy định, ngày càng nhấn mạnh đến bền vững, của Chính phủ các nước, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển hơn như Singapore.

Khía cạnh thứ ba là những tác động lẫn nhau, trọng tâm là tạo ra các “điểm kiểm tra” (checkpoint) trong quy trình kinh doanh, như trong mua sắm, sản xuất hoặc phân phối, xem đã bền vững chưa, có thể giảm “dấu chân carbon” đến mức nào. Cách tiếp cận này không chỉ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn mà còn phù hợp với quá trình chuyển đổi xanh. Ngược lại, quá trình chuyển đổi xanh đang thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ ưu tiên tính bền vững, do tác động của các quy định và “khẩu vị” của nhà đầu tư – ngày càng ưu tiên các công ty “xanh”. Mối quan hệ cùng có lợi này nhấn mạnh tầm quan trọng của bền vững trong việc hình thành tương lai của chuyển đổi số.

Tóm lại, sự tương tác giữa chuyển đổi số và quá trình chuyển đổi xanh là trọng tâm cho tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nhằm đạt được các mục tiêu bền vững. “Chuyển đổi kép” này đang định hình cách các công nghệ được phát triển và triển khai, đảm bảo rằng bền vững vẫn là một nội dung cốt lõi trong thời đại số.

PV: Theo quan sát của ông, Việt Nam đã có những cơ chế và chính sách nào để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp tư nhân?

Ông Shashi J: Việt Nam đã đặt ra mục tiêu giảm carbon tham vọng cho năm 2050. Ngoài ra, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã được đưa ra từ năm 2021. Một cơ quan chuyên trách về chuyển đổi số ở Việt Nam cũng đã được thành lập để thúc đẩy đổi mới trong các giải pháp số và thúc đẩy khu vực tư nhân “số” và “xanh”. Ở cấp độ Chính phủ, có các ưu đãi thuế nhằm vào các công ty công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đã thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số và công nghệ trên thị trường.

Khi so sánh chính sách của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực, điều quan trọng là phải xem xét chu kỳ tiến triển của việc chuyển đổi. Bất kỳ chuyển đổi nào cũng phải có lý do rõ ràng và lợi ích có thể nhìn thấy để có sự ủng hộ của công chúng. Ví dụ, trước dịch COVID-19, việc sử dụng mã QR không phổ biến. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến nhu cầu sử dụng mã QR để thanh toán, đặt thức ăn, mua sắm trực tuyến tăng lên và được ứng dụng rộng rãi. Điều này cho thấy một sự thúc đẩy mạnh mẽ, dù là do nhu cầu của thị trường hay do chính sách, sẽ giúp tăng tốc việc áp dụng công nghệ.

Chính phủ Việt Nam đã nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách hiệu quả. Đó là bước đầu tiên và vô cùng cần thiết. Ví dụ, bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng các thực hành số, Chính phủ không chỉ cải thiện hiệu quả của họ mà còn đặt ra xu hướng cho các nhà cung cấp và các doanh nghiệp khác trên thị trường. Tỷ lệ áp dụng công nghệ số có khác nhau giữa các ngành; một số đã chuyển đổi và đang thấy lợi ích, trong khi những người khác thận trọng hơn, vẫn áp dụng các thực hành cũ.

Tôi cho rằng, dù vẫn còn một chặng đường dài để thiết kế và áp dụng các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, vẫn cần lưu ý là các chiến lược được triển khai phải được điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của thị trường Việt Nam chứ không chỉ đơn giản là sao chép những gì đã thành công ở các nền kinh tế khác.

Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn, và bền vững

Những doanh nghiệp tỷ đô, đặc biệt là các công ty dầu khí, là những doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số rất mạnh mẽ – theo ông Shashi J.

PV: Vậy thì đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cũng như từng cá nhân đội ngũ nhân viên cần trang bị những gì để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả?

Ông Shashi J: Với sự thúc đẩy của Chính phủ hướng tới một Việt Nam số cũng như mục tiêu giảm phát thải carbon, đã có sự gia tăng đáng kể về nhận thức của đội ngũ doanh nghiệp. Hầu hết các nhà lãnh đạo đã đi tới nhận thức về các vấn đề như chuyển đổi số và bền vững. Đó là lý do tại sao họ nên tìm kiếm lời khuyên từ đội ngũ tư vấn để có được sự hiểu biết sâu sắc và rõ ràng hơn về những việc cần làm.

Tôi thường nhấn mạnh rằng kinh doanh giống như một sinh vật sống, sẽ liên tục phát triển, kể cả về chiến lược, vận hành, nhân sự, công nghệ… và sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường, quy định và các biến động khác. Vai trò của chúng tôi là giúp các nhà lãnh đạo chuyển sang giai đoạn biết cái họ cần biết. Họ là những người sở hữu cái nhìn sâu sắc về doanh nghiệp của mình và động lực thị trường để xác định lợi thế cạnh tranh, lên kế hoạch tận dụng chuyển đổi số cho lợi ích của doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo cần nhận ra đây là hành trình tiến về phía trước, từ điểm A, đến B, đến C, không phải là một chu kỳ đi vòng từ điểm A, đến B, rồi lại quay lại A. Do đó, khi tư vấn, chúng tôi giúp khách hàng hiểu phải bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và hỗ trợ họ phát triển lộ trình và kế hoạch mô tả các bước cần thực hiện trong sáu tháng, một năm, ba năm hoặc hơn. Lộ trình và kế hoạch này giúp họ tập trung vào các chức năng kinh doanh cụ thể, hiểu rõ các khoản đầu tư cần thiết và học hỏi từ kinh nghiệm của người khác. Và quan trọng nhất, để thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước chứ không đi vòng vèo.

Trong quá trình làm việc với khách hàng, chúng tôi mang đến các hiểu biết và chuyên môn sâu, trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp mang đến sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức, tầm nhìn và hoạt động kinh doanh của họ. Bằng cách kết hợp những điểm mạnh này, khả năng cho sự chuyển đổi và tăng trưởng là vô hạn.

PV: case-study nào trong chuyển đổi số mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo, thưa ông?

Ông Shashi J: Tại EY, chúng tôi đã làm việc với rất nhiều khách hàng tại hơn 150 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Chúng tôi cũng hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành Dầu khí ở khu vực Đông Nam Á, như tại Malaysia, Indonesia.

Những doanh nghiệp tỷ đô, đặc biệt là các công ty dầu khí, là những doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số rất mạnh mẽ. Ví dụ, việc tối ưu hóa sản lượng khai thác từ các giếng dầu hiện có, dù kinh tế hơn tìm kiếm nguồn mới, vẫn là một hoạt động phức tạp và tốn kém, nơi mà các can thiệp số như cảm biến, công cụ mô hình hóa dựa trên AI là vô cùng hữu ích. Trong hoạt động phân phối và bán lẻ, các khó khăn như thiếu xăng tại các trạm có thể được giải quyết bằng phân tích dữ liệu và dự báo để đảm bảo nguồn cung ổn định.

Ngành ngân hàng, lĩnh vực vận tải và bán lẻ (B2C) cũng đã ứng dụng chuyển đổi số rất thành công. Chúng tôi cũng thấy sự nổi lên của các ứng dụng di động ở Việt Nam, nơi các nhà cung cấp dịch vụ logistics ba bên (3PL) truyền thống, taxi hành khách, người vận chuyển hàng hóa ngắn hạn đã chuyển sang sử dụng ứng dụng di động như một phương tiện để tương tác với khách hàng.

Các thị trường khác như Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đổi số trên quy mô lớn, ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống, còn Nhật Bản đang duy trì một mô hình lai giữa kinh doanh số và truyền thống. Việt Nam có thể học hỏi từ những ví dụ này và áp dụng những bài học này theo cách phù hợp với bối cảnh thị trường chứ không nên chỉ bắt chước đơn thuần. Thêm vào đó, mỗi công ty có những nhu cầu và đặc tính khác nhau, nên những nhà tư vấn uy tín có thể cung cấp các giải pháp phù hợp cho riêng họ.

Trân trọng cảm ơn ông!

*Ghi chú dành cho độc giả: Bài viết phản ánh quan điểm của người trả lời phỏng vấn, không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức EY toàn cầu và các tổ chức thành viên.

Minh Khang

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/16383798-7b7e-4449-aec0-c07330761cd3

Cùng chủ đề

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa đảo trực tuyến”. ...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6

Ngày 8/11 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ đồng bào các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6 vừa qua. Tham dự và tiếp nhận ủng hộ của Petrovietnam có đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn...

Việt Nam được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Theo thông tin từ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Việt Nam có 9 đơn vị, tổ chức và cá nhân được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024. Giải thưởng ASOCIO DX Award là giải thưởng uy tín, thường niên được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt phổ biến và những lưu ý khi dùng

Ngoài việc áp dụng lối sống lành mạnh, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt để dưỡng mắt. Dưới đây là 6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt được nhiều người tin dùng và một số lưu ý khi sử dụng. ...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Tìm hiểu cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hiệu quả

Cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, virus có khả năng tồn tại và gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Vậy có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, nhất là những trường hợp có tàn nhang trên da mặt. Hiện nay, bắn tàn nhang hay chính là liệu...

Giải vô địch xe đạp địa hình IRCtire Cup: Cuộc so tài hấp dẫn trên cung đường đua tràn đầy tính thử thách

Cuộc so tài hấp dẫn trong khuôn khổ Giải vô địch xe đạp địa hình phong trào toàn quốc 2024 - IRCtire Cup do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam tổ chức, chính thức diễn ra vào ngày 10/11 với điểm xuất phát bắt đầu từ Quảng trường Hòa Bình. Với sự đồng hành của Nhà tài trợ IRCtire, hàng trăm vận động viên đã sẵn sàng bứt phá trên cung đường đua tại...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam và Saudi Aramco trao Biên bản hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí

Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 29/10, tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amin Al-Nasser, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Saudi Aramco – một trong những doanh nghiệp có quy mô cũng như doanh thu lớn nhất thế giới, với doanh thu năm 2023 đạt gần 500 tỷ USD và tổng tài...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 600.000 MW (Ảnh minh họa) Việc tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa có vai trò quan trọng, để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái...

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình): Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Trong suốt những...

Petrovietnam: Thực thi chiến lược ESG hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và rõ rệt, xu hướng chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững. Đặc biệt, các yếu tố môi...

Sẵn sàng bứt phá với Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Đội Vietsovpetro và tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” Đội Vietsovpetro tham gia Giải trên tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” và phương châm “Một đội ngũ - Một mục tiêu”. Ông Hoàng Thanh Bình – Trưởng Ban thể thao Công đoàn Vietsovpetro cho biết, Công đoàn đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị ngay từ khi nhận được văn bản chỉ đạo về giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam, đã phối hợp với...

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6

Ngày 8/11 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ đồng bào các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6 vừa qua. Tham dự và tiếp nhận ủng hộ của Petrovietnam có đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn...

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai...

Mới nhất

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế,...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Mới nhất