Trang chủNewsThời sựChuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông...

Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh


Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 2.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) báo cáo tại Phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao, Phiên họp đã xem xét, cho ý kiến đối với: Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 trong thời gian qua và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Báo cáo và tham luận của một số bộ, ngành, cơ quan về việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 3.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu tập trung đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) và AZEC (Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á)…; các khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để thực hiện hiệu quả các cam kết tại COP26, nhất là cho ý kiến về việc sửa đổi khung pháp lý tạo thuận lợi cho đầu tư từ doanh nghiệp, quốc tế vào chuyển đổi năng lượng.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan tổ chức tốt phiên họp; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện báo cáo, ban hành Thông báo kết luận Phiên họp để thống nhất triển khai.

Phân tích bối cảnh tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng lớn, khắc phục mất nhiều công sức, tiền của; ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách mà không nước nào có thể tự làm một mình. Góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và làm phải có hiệu quả.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kết quả đạt được trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết COP26, Thủ tướng đánh giá chúng ta đã làm tốt, đạt nhiều kết quả tích cực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong xây dựng thể chế, đào tạo nhân lực, tổ chức thực hiện, xác định và triển khai các chương trình, dự án, khắc phục hậu quả thiên tai.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta vẫn thúc đẩy được tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chính sách tiền tệ, tài khóa dần xanh hóa. Trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp của phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng khái quát “4 điểm được” gồm:

Thứ nhất, nhận thức và hành động được thống nhất và tăng cường, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết.

Thứ hai, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, triển khai kịp thời các cam kết (nội dung cam kết và việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 đã được nhanh chóng lồng ghép, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lược, kế hoạch để triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương), điển hình là triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 5.
Thủ tướng: Cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang chính sách, là cơ sở quan trọng để triển khai nhanh chóng, kịp thời các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thứ ba, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm, cam kết, triển khai các dự án cụ thể của các đối tác quốc tế; nhiều tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu với tiềm lực kinh tế, công nghệ cao, công nghệ ít phát thải khí nhà kính đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực. “Các chiến lược của quốc gia và của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cùng hướng thì mới tạo ra xung lực phát triển”, Thủ tướng nói.

Thứ tư, có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và hành động, tự giác, nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khâu thực hiện, việc tham gia thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, đa số làm tốt nhưng còn một bộ phận làm chưa tốt. Các Nhóm công tác hỗ trợ thực hiện JETP đã được thành lập nhưng chậm triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các chính sách, quy định liên quan các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, chuyển đổi năng lượng nhìn chung còn hạn hẹp so với yêu cầu phát triển.

“Cơ chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản lý phải thông minh. Việc xây dựng các quy định trong lĩnh vực này phải với tư duy đổi mới, phát triển, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Với những vấn đề mới, khó như ứng phó biến đổi khí hậu phải có tư duy, cách tiếp cận phù hợp, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Do đó, cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư là rất quan trọng.

Cùng với đó, phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; mọi chính sách phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia, thực hiện và hưởng thụ thành quả; vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 6.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực, nhất là nguồn lực hợp tác công-tư, nguồn lực ngoài nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac xanh…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trong Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc thực hiện phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp tình hình.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo) thường xuyên thống kê, đôn đốc các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành trong thực hiện Tuyên bố JETP và thực hiện Sáng kiến AZEC; Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn các dự án triển khai ngay trong khuôn khổ JETP và AZEC; hoàn thiện trình phê duyệt các đề án, nghị định, thông tư liên quan, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; thúc đẩy hợp tác, chuẩn bị, đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng…

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan ngành giao thông vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao triển khai các nhiệm vụ để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế-xã hội, huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

Bộ Tài chính thúc đẩy tài chính xanh, nhanh chóng, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh các nguồn vốn tín dụng xanh. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật, đẩy mạnh các chính sách hành động nhằm giảm tác động tiêu cực tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo động lực dẫn dắt phát triển ít phát thải và lan tỏa đến từng ngành, lĩnh vực then chốt.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-chuyen-doi-nang-luong-can-co-che-thong-thoang-ha-tang-thong-suot-va-quan-ly-thong-minh-381014.html

Cùng chủ đề

Gỡ vướng thể chế để huy động nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân

Kinhtedothi- Chiều 12/11, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội quan tâm; đồng thời cập nhật một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1333/QĐ-TTg ngày 5/11/2024 bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia. Theo Quyết định trên, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia. GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực...

Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông

Trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm ba nước Trung Đông của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biết cấp cao Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm kết thúc tốt đẹp, đưa quan hệ của Việt Nam với ba nước bước vào một gia đoạn mới, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. ...

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 bổ nhiệm lại ông Lê Xuân Định giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Ông Lê Xuân Định sinh năm 1972, quê ở tỉnh Nam Định, tiến sĩ lĩnh vực môi trường - địa lý tự nhiên tại Đại học Free University Berlin (Đức) năm 2008....

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm Saudi Arabia

Chiều 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Riyadh, bắt đầu chuyến thăm Saudi Arabia. Chuyến thăm làm việc tại Saudi Arabia lần này được kỳ vọng tạo động lực mới cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh:...

Ông Trương Văn Huy làm Giám đốc Sở TN&MT Trà Vinh

(TN&MT) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tại buổi lễ này, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải giữ chức vụ Giám...

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Sáng 13/11, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân...

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Phong cách ngọt ngào của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Hoa hậu Thanh Thủy gây thương nhớ với loạt trang phục theo phong cách nữ tính, ngọt ngào tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024, Thanh Thủy ghi dấu ấn với phong cách thời trang ngọt ngào, tinh tế và đậm chất nữ tính. Thanh Thủy thường chọn những bộ váy nhẹ nhàng, thanh lịch, làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng. Với tiêu chí của Hoa hậu Quốc tế là...

Hiệu quả từ thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án chính sách dân tộc, các chương...

Huy động các nguồn lực từ cộng đồng chăm lo, giúp đỡ người nghèo

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con thôn Hà Ra (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). ...

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều đại biểu...

Đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ đường cất hạ cánh số 3 sân bay Long Thành

Về thời gian thực hiện đường băng số 3 sân bay Long Thành, theo đề xuất là tối đa là 24 tháng nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng hoàn toàn có thể rút ngắn tiến độ vì đã sẵn máy móc, thiết bị, nhân lực. ...

Mới nhất

Hiệu quả từ thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế...

Tiger Beer chuyển mình bản lĩnh với diện mạo mới

Tiger Beer ra mắt diện mạo và câu chuyện thương hiệu mới, đánh dấu sự khởi đầu cho hành trình bứt phá mạnh mẽ hơn trước thềm năm mới 2025. Diện mạo mới không chỉ khẳng định vị bia đẳng cấp thế giới của Tiger Beer mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng và tinh thần...

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn

Quốc hội yêu cầu siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm...

‘Bộ trưởng’ Elon Musk sẽ ‘sao kê’ các khoản chi của Chính phủ Mỹ lên mạng

Là lãnh đạo sắp tới của cơ quan có nhiệm vụ cải thiện hoạt động của Chính phủ Mỹ, tỉ phú Elon Musk tuyên bố sẽ có một danh sách 'vừa bi kịch, vừa thú vị' các khoản chi điên rồ bằng tiền thuế của dân Mỹ. Ông Elon Musk tuyên bố sẽ có danh sách 'vừa bi kịch, vừa...

Cơn sốt đầu tư căn hộ chuẩn chuyên gia VIC Grand Square tại vùng lõi công nghiệp

Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ dòng vốn FDI không ngừng đổ vào, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước. Cơn sốt đầu tư căn hộ chuẩn chuyên gia VIC Grand Square tại vùng lõi công nghiệp Việt Nam đang...

Mới nhất