Trang chủChính trịChủ quyềnChuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước: Thúc đẩy tuần...

Chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước: Thúc đẩy tuần hoàn,


Quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc tuần hoàn

Trên thế giới, trong hơn thập kỷ trở lại đây, các chính sách, chương trình, sáng kiến về tái sử dụng nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đã được triển khai, tăng cường để giải quyết vấn đề thiếu nước, giảm áp lực về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước tại nhiều quốc gia.

tong-quan-ve-xu-ly-nuoc-thai.jpg

Một số quốc gia (Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Israel…) hướng đến chính sách “không xả thải” (tái sử dụng, tuần hoàn hoàn toàn), lồng ghép tái sử dụng nước thải trong quy hoạch quản lý nguồn nước hoặc quy định rõ việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước trong hoạt động xây dựng và sản xuất. Nhiều quốc gia (Australia, EU, Mỹ, Singapore, Nhật Bản…) đã quy định và triển khai việc dán nhãn hiệu quả sử dụng nước để thúc đẩy việc sử dụng nước tiết kiệm…

Tại Việt Nam, quá trình đô thị nhanh chóng là một trong các nguyên nhân gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nước thải công nghiệp và đô thị là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 71% lượng nước thải công nghiệp và chỉ khoảng 12,5% nước thải đô thị.

Mặc dù ý tưởng về mô hình kinh tế tuần hoàn là rất khả thi và hiệu quả, nhưng việc áp dụng trên thực tế tại Việt Nam còn chưa nhiều. Trước thực tế đó, để bảo đảm cấp nước bền vững và bảo vệ hệ sinh thái nước, việc xây dựng một chiến lược tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững với đa mục tiêu: bảo đảm cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bước đầu đưa ra nội dung về tuần hoàn tài nguyên nước. Cụ thể, tại Điều 58, một trong những biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả là “cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng”.

Đặc biệt, Dự thảo Luật quy định: “Tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước phải có giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước thải trong giai đoạn thiết kế dự án” hay “Trong các hoạt động bảo vệ, phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước được ưu đãi, hỗ trợ, có việc sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải; thu gom sử dụng nước mưa; sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn; đầu tư thiết bị công nghệ tiết kiệm nước”.

Quy định rõ hơn về tuần hoàn, tái sử dụng nước

Những ngày qua, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi trên nghị trường Quốc hội. Nhiều ý kiến rất tâm huyết, trách nhiệm được đưa ra, thể hiện sự quan tâm, lo lắng và mong muốn xây dựng Luật hoàn chỉnh, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước, đồng thời đưa nước đến đúng vị trí, tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, các đại biểu rất quan tâm đến việc tuần hoàn, tái sử dụng nước thông qua cách tiếp cận về kinh tế tuần hoàn nhằm quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Góp ý về nội dung sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cho rằng, tuần hoàn tài nguyên nói chung, tài nguyên nước nói riêng là chính sách đã được khuyến khích trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Vì vậy, việc chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn, góp phần bảo đảm việc phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy tuần hoàn, tái sử dụng nước thải cũng là một trong những giải pháp cần tập trung nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước ở Việt Nam và khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư xử lý nước thải.

Do đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong Dự thảo Luật, trong đó tại Điều 3 Chương I cần đưa ra định nghĩa về các khái niệm như tái sử dụng nước, tuần hoàn nước, cải tạo nước để từng bước hướng đến việc coi nước đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên nước. Đồng thời, tại Mục 2 Chương IV từ Điều 42 đến Điều 54 trong quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đại biểu kiến nghị bổ sung nội dung tuần hoàn nước; tương tự đối với các quy định cho sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và sử dụng mục đích khác cũng cần có nội dung khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn và có cơ chế ưu đãi.

Đồng tình với Đại biểu Thạch Phước Bình, đại biểu Nguyễn Văn Thi (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) tán thành với việc Dự thảo Luật đã bổ sung quy định Nhà nước có cơ chế khuyến khích để tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt.

Đại biểu Nguyễn Văn Thi cho rằng, đây là chính sách rất cần thiết và trên thế giới việc tái sử dụng nước đã được sử dụng khá phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau, từ công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Tại Việt Nam, hiện nay nguồn nước ngọt có thể còn tương đối nhiều, tuy nhiên tình trạng giảm mực nước tại một số dòng sông, việc suy kiệt nguồn nước ngầm, tình trạng hạn hán ở miền Trung, nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… đang đặt ra việc phải sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hơn, sử dụng nước tiếp cận theo hướng kinh tế tuần hoàn, đa dạng các nguồn nước là việc hết sức cần thiết.

Nhấn mạnh đến giải pháp để quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị ban soạn thảo bổ sung nhiệm vụ của Bộ TN&MT trong việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn tái sử dụng nguồn nước; tiêu chuẩn, quy chuẩn tích trữ nước, tiết kiệm nước, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải trong ban hành các tiêu chuẩn, định mức về hệ thống thoát nước đối với các công trình giao thông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lũ đầu nguồn tại Long An đang cao hơn đỉnh của năm 2023

TPO - Tính đến chiều 11/10, mực nước đo được tại huyện Vĩnh Hưng là 2,33m, cao hơn cùng kỳ 23cm và cao hơn 8cm so với đỉnh lũ năm 2023; tại huyện Tân Hưng là 2,46m, cao hơn cùng kỳ 36cm và cao hơn 18cm so với đỉnh lũ năm 2023. Do ảnh hưởng mưa tại chỗ kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về, những ngày qua mực nước lũ tại các huyện...

Phê duyệt quy hoạch khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ

Theo Quyết định, mục tiêu cụ thể của quy hoạch là bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia. Sắp xếp, phân bố hợp...

Loại quả mệnh danh “vua dưỡng thận”, nấu chín bổ dưỡng hơn ăn tươi

Quả lê, với vẻ ngoài căng mọng, hương vị ngọt ngào và giá trị...

Bí ẩn về nước trên Sao Hỏa dần được hé lộ

Những lòng sông, đồng bằng châu thổ và lưu vực đại dương khô cạn chứng minh rằng nơi đây từng có nguồn nước dồi dào cho đến ba tỷ năm trước, trước khi nó trở thành sa mạc như ngày nay. Có hai lý thuyết chính về sự biến...

Đường sắt dừng chạy tàu, đề nghị Hà Nội hạn chế phương tiện qua cầu Đuống

Tổng công ty Đường sắt VN vừa có văn bản đề nghị UBND TP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Việt Nam (23-24/10), Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Catherine West đã có nhiều hoạt động như đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt-Anh lần thứ 10, tham gia Hội thảo quốc tế Biển Đông và thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Cho phép khai thác cát trong mùa mưa lũ

Đáng chú ý, đối với nội dung kiến nghị được khai thác cát trong 3 tháng mùa mưa và bổ sung biện pháp khai thác bơm hút, ông Minh cho rằng, hiện nay không có quy định cụ thể việc cấm khai thác cát trong mùa...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng đá vôi làm nguyên liệu xi măng mỏ Áng Dâu và Áng Rong thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, ông Lê Văn Huấn cho biết: Công tác thăm dò đã làm sáng...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Thư mời chào giá Dịch vụ chuyển phát năm 2025

Công ty TNHH MEDLATEC Việt Nam kính mời quý Công ty/đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện và năng lực tham gia chào giá cạnh tranh gói thầu “Dịch...

Thương mại Việt – Mỹ thời Trump 2.0: Biến nguy thành cơ

Băn khoăn và trăn trở là những cảm xúc của hai đại sứ khi nói về các chính sách thương mại của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng tại tọa đàm về kết quả bầu cử Mỹ do Tuổi Trẻ Online tổ chức. Song, cần biết...

Tác dụng không ngờ khi bạn uống nước cam mỗi ngày

Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, nước cam còn có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. ...

Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàngBộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh...

Mới nhất