Trang chủNewsThế giớiChuyến đi "một công nhiều việc"

Chuyến đi “một công nhiều việc”



Ngày 8/4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương, cả tầm khu vực và toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân chào đón Thủ tướng Kishida Fumio và phu nhân tại Nhà Trắng ngày 9/4. (Nguồn: Bloomberg)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân chào đón Thủ tướng Kishida Fumio và phu nhân tại Nhà Trắng ngày 9/4. (Nguồn: Bloomberg)

Lịch trình của Thủ tướng Kishida Fumio kín các sự kiện lớn: hội đàm với Tổng thống Joe Biden, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, dự Hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Mỹ-Nhật-Philipines, thăm tiểu bang Bắc Carolina – nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xứ mặt trời mọc…

Chuyến thăm “một công nhiều việc” quan trọng, cả quốc phòng, an ninh, chính trị, kinh tế và khoa học công nghệ… Quốc phòng – an ninh là một trọng tâm. Mỹ hiện có khoảng 54.000 binh sĩ, 23 căn cứ quân sự ở Nhật Bản (nhiều nhất ở ngoài lãnh thổ), nhưng cơ chế phối hợp phải thông qua Bộ chỉ huy quân sự Mỹ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Hawaii.

Hai bên sẽ trao đổi, thỏa thuận tái cơ cấu, mở rộng chức năng Bộ chỉ huy quân sự tại Nhật Bản, tạo tiền đề hướng tới một “Bộ chỉ huy tác chiến chung” và có thể tích hợp một lực lượng chung, nâng cao khả năng răn đe, kịp thời ứng phó các tình huống phức tạp, bất ngờ. Mỹ và Nhật Bản hợp tác chế tạo, xuất khẩu thiết bị quân sự; chia sẻ tin tình báo… Đây là bước nâng cấp lớn nhất của liên minh quốc phòng – an ninh Mỹ-Nhật trong nhiều thập niên qua.

Tokyo và Washington trao đổi, thỏa thuận các vấn đề quan trọng trong hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ, như đầu tư, sản xuất chất bán dẫn, chuỗi cung ứng chip, trí tuệ nhân tạo (AI), vũ trụ… Đây là các lĩnh vực mũi nhọn của Mỹ và Nhật Bản, nhưng có khả năng Trung Quốc và một số nước sẽ vượt lên. Hai nước có tiềm năng, nhu cầu mở rộng, nâng tầm hợp tác, nhưng cũng phải tháo gỡ rào cản như vụ công ty Nippon Steel mua lại công ty US Steel hoặc Tokyo đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp…

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ-Nhật-Philippines trao đổi về quan hệ hợp tác nhiều mặt và các vấn đề quan tâm trong khu vực. Trên cơ sở quan hệ kinh tế, lịch sử, quốc phòng, an ninh song phương, hội nghị sẽ thúc đẩy quan hệ đồng minh, đối tác ba bên; chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; thảo luận tuần tra chung hải quân, diễn tập chung, chia sẻ tin tình báo, hỗ trợ nâng cao năng lực bảo đảm an ninh trên biển… Các hiệp ước an ninh song phương (Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines) được cho là cơ sở để hướng tới một liên minh “tay ba”, nhưng có thể không định danh rõ như Bộ tứ (Quad) hay “liên minh tàu ngầm” (AUKUS).

Thông điệp quan trọng

Thứ nhất, Nhật Bản thay đổi mạnh mẽ chính sách quốc phòng, an ninh, nâng tầm vị thế quốc gia. Thủ tướng Kishida cho rằng xung đột ở Ukraine, khu vực Trung Đông và nguy cơ tiềm ẩn ở nhiều nơi khác cho thấy căng thẳng địa – chính trị gia tăng, môi trường an ninh quanh Nhật Bản ngày càng nguy hiểm, phức tạp, buộc Tokyo phải thay đổi chính sách, chiến lược phòng vệ.

Từ năm 2021, Thủ tướng Kishida dự định tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2027; tích cực tham gia các hoạt động, hợp tác quốc phòng, an ninh với đồng minh, đối tác; mở rộng xuất khẩu thiết bị quốc phòng, nâng cao năng lực tác chiến, khả năng răn đe và phản ứng với các thách thức.

Cùng với đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo… với các đồng minh, đối tác, đặc biệt là Mỹ, nhằm nâng cao vị thế, ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới; qua đó ghi điểm với cử tri trong nước trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ nội các chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, giá cả leo thang và vụ bê bối gây quỹ của Đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP)…

Thứ hai, khẳng định vai trò, sức mạnh, sự bền vững, lâu dài và nâng tầm mối quan hệ liên minh Nhật Bản – Mỹ trên toàn cầu. Nhật Bản định vị Mỹ là đồng minh lâu đời, đối tác chiến lược toàn diện, hàng đầu ở khu vực và trên toàn cầu. Đối với Mỹ, Nhật Bản giữ vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở; vừa là hậu phương bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, vừa là chiến trường sẵn sàng triển khai lực lượng răn đe, đối phó với các đối thủ ở khu vực. Hai nước rất cần nhau, có nhiều lợi ích chung, có tiềm năng hợp tác về quốc phòng, an ninh, bổ trợ nhau về kinh tế, khoa học, công nghệ…

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên và cũng là lần phát biểu đầu tiên tại Quốc hội Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản sau chín năm kể từ lần công du của Thủ tướng Abe Shinzo tháng 4/2015. Qua chuyến thăm này, Washington và Tokyo muốn chứng tỏ mối quan hệ song phương phát triển rộng, sâu, hiện đại, bền vững lâu dài và “mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Diễn ra vào thời điểm chuyến thăm trước bầu cử Mỹ hơn sáu tháng, hai nhà lãnh đạo khẳng định Washington và Tokyo có vai trò rất quan trọng trong duy trì trật tự thế giới tự do và rộng mở, dựa trên pháp quyền; tự tin thúc đẩy vai trò dẫn dắt trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Quan hệ liên minh đang chứng tỏ “vững như bàn thạch”, không phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ. ...

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa. ...

Rộ tin sắp đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Reuters hôm qua dẫn các nguồn thạo tin cho hay thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Dải Gaza giữa Hamas và Israel có thể được ký kết trong vài ngày tới nhờ tiến triển trong cuộc đối thoại do Mỹ,...

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Sự đa dạng, những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu lần thứ sáu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có thể trở thành bài học quý giá để Việt Nam tiếp thu và tự tin tiến bước trong hành trình xây dựng hệ sinh thái thành phố học tập bền vững.

Máy bay Hải quân Mỹ bị “bắn nhầm”, 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong "một vụ rõ ràng là bắn nhầm", may mắn cả 2 phi công đều sống sót, nhưng "đánh giá ban đầu cho thấy một người bị thương nhẹ".

Bài đọc nhiều

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Máy bay Hải quân Mỹ bị “bắn nhầm”, 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong "một vụ rõ ràng là bắn nhầm", may mắn cả 2 phi công đều sống sót, nhưng "đánh giá ban đầu cho thấy một người bị thương nhẹ".

Trung Quốc cảnh báo sau khi Mỹ duyệt gói viện trợ mới cho Đài Loan

Trung Quốc hôm nay 22.12 đã có phản ứng về việc Mỹ duyệt gói viện trợ quân sự hơn 571 triệu USD cho Đài Loan. ...

Thành phố Hồ Chí Minh phát huy vai trò trí thức, hướng tới phát triển bền vững

Ngày 22/12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. 289 đại biểu trí thức hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, đại diện cho đội ngũ trí thức TP.HCM tham dự Hội nghị. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Phan Văn...

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ “cách tốt nhất” để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao kỳ cựu Jeffrey DeLaurentis, cựu đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Mỹ tại Havana, Cuba, trong giai đoạn “tan băng” dưới thời Tổng thống Obama, khẳng định rằng đối thoại và thúc đẩy cải cách cởi mở là cách tiếp cận hiệu quả nhất để cải thiện quan hệ Mỹ-Cuba. Dù bị đảo ngược trong thời gian ngắn, di sản của chính sách này vẫn để lại dấu ấn sâu sắc, bất chấp những nỗ lực thắt chặt từ các chính quyền kế nhiệm.

Mới nhất

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son đã rực sáng trong chiến thắng 5 sao của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar vào tối 21.12. Sau trận đấu, chân sút nhập tịch đã bị cầu thủ đối phương buông lời khiêu khích. Highlight Việt Nam 5-0 Myanmar: Màn trình diễn chói sáng của Xuân Son | ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 Nguyễn Xuân Son phản...

Tôi, người lính trở về sau chiến tranh

Là sỹ quan điều khiển tên lửa trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày 30/4, đất nước thống nhất, tháng 9/1975, tôi xuất ngũ, về làm phóng viên báo Tiền Phong. Đến tòa soạn, tôi thường mặc bộ quân phục và đi đâu cũng mang theo chiếc mũ cối. Có người ở cơ quan báo lúc đó bảo tôi: Thôi, cất mấy...

Tuyến metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương

(ĐCSVN) - Sáng 22/12, tuyến metro số 1 của TP Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động sau 17 năm được phê duyệt, 12 năm thi công, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của Thành phố. ...

Metro số 1 đông từ sáng đến chiều, chỉ trong 6 giờ hơn 54.000 lượt người dân đã lên tàu

Lúc 10h ngày 22-12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức hoạt động, ghi nhận sự hưởng ứng mạnh mẽ từ người dân thành phố. Theo thống kê, có 42.108 lượt khách đi trong 4 giờ chạy, con số này đang tiếp tục tăng lên. Đông đúc người dân chờ tại ke ga ngầm Bến Thành...

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh gặp gỡ trí thức năm 2024

(ĐCSVN) - “Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn...

Mới nhất