Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước...

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài


Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài - Ảnh 1.

Nhiều doanh nhân Việt đầu tư lớn, nỗ lực đưa nông sản đất nước ra thế giới – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nói đến nâng cao chất lượng nông sản, ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp chia sẻ họ phải tỉ mỉ mọi khâu, từ kiểm kê tất cả quy trình sản xuất chế biến đến chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường. 

Thậm chí có doanh nghiệp “đứng trên vai người khổng lồ” đầu tư bài bản công nghệ cho chuỗi vận hành để tạo ra sự khác biệt… 

Mang lợi nhuận cho nhiều bên…

Nhiều doanh nghiệp trực tiếp kết nối, bắt tay làm để tăng hiệu quả; có người “bê” mô hình công nghệ sản xuất nước ngoài để nâng chất lượng, đẩy cao giá bán đầu ra; quay lại nâng giá thu mua nông sản đầu vào…

Một minh chứng ở Công ty GC Food (Đồng Nai) – đây là doanh nghiệp chế biến nha đam, thạch dừa lớn nhất Việt Nam và đã vươn ra hơn 20 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…  

Theo ông Nguyễn Văn Thứ, giám đốc Công ty GC Food, có được tươi sáng như ngày nay vì vượt qua được nhiều giai đoạn… không tươi sáng. 

“Từ ngày đầu bán nha đam Việt Nam sang Hàn Quốc, khi đó như một đứa trẻ ra đời va chạm với xã hội, tức là công ty gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh có thế mạnh, tiềm lực hơn. Tôi đã tự nhủ, muốn hơn thì phải làm tốt từ tất cả các khâu. 

Chỉ có gắn với lợi nhuận từng khâu thì mới duy trì được chất lượng nông sản. Ấn tượng tôi nhớ mãi, có nhóm khách hàng Trung Đông tìm mua nha đam chỉ vì nghe tiếng thơm của nha đam Việt Nam”, ông Thứ nói.

Nhớ lại không ít lần có nông dân “xù” hàng và quá nhiều lần quy trình chế biến gặp sự cố, gián đoạn đơn hàng, đàm phán không suôn sẻ… nên “chăm sóc” từng mắt xích liên kết, để có chất lượng nông sản tốt là phương pháp mấu chốt để nha đam Việt Nam chế biến có mặt trên thế giới.

“Mình phải nắm chặt sự kết nối từ nông dân, nguồn nguyên liệu, khâu sản xuất đến người tiêu dùng. Khi có sản phẩm tốt, bán ra với giá thành cao, khi đó doanh nghiệp quay lại thu mua với giá cao hơn ngày trước. Giá cao, nông dân mới “ham” làm nông nghiệp, chất lượng nông sản cứ lũy tiến dần”, ông Thứ nói.

Từng là sản phẩm nhỏ lẻ, giá cả bấp bênh, thậm chí có lúc “đỏ mắt” tìm nơi thu mua, hiện nay bà con nông dân ở Ninh Thuận trồng nha đam với chuỗi khép kín, có nơi lợi nhuận trung bình 300 triệu đồng/ha.

Có tiếng trong chuyện đưa hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu khi chiếm đến hơn 15% thị phần tại thị trường châu Âu chỉ trong 9 tháng năm nay, nhưng ông Phan Minh Thông, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh, cũng được biết đến là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê, hiện mang về rất nhiều “trái ngọt”.

Trong rất nhiều câu chuyện để tự hào, ông Thông tự hào nhất khi mang lại niềm vui cho người trồng cà phê ở Sơn La. Đó là Phúc Sinh mua cà phê với giá cao hơn so với những vùng nguyên liệu khác, vì giá bán cà phê Arabica ở Sơn La xuất sang Mỹ với giá rất cao.

“Máy móc tôi nhập khẩu từ Colombia, đi đường biển về Hải Phòng để xây một nhà máy chế biến bài bản giống như nước ngoài. Nguồn lực từ Colombia với máy móc và chuyên gia hàng đầu… đã giúp đầu ra sản phẩm cà phê với chất lượng cao hơn, bán được giá hơn. 

Năm nay nhà máy ở Sơn La có 8.000 tấn cà phê, 400 container bán sạch không còn một hạt nào. Thương hiệu cà phê Phúc Sinh Blue Sơn La hiện khách hàng rất yêu thích, truyền tai nhau lan khắp châu Âu, Trung Đông”, ông Thông tự tin.

Ông Thông quan niệm: “Không có lý do gì mà không mua cà phê cho bà con giá cao, để họ làm cho mình sản phẩm tốt. Vì tôi đã có những vị khách khổng lồ rồi. Chỉ cần nông sản tốt và duy trì bền vững thì ngoại tệ ở trong tay. Chưa kể tạo ra công ăn việc làm cho nhân viên, công nhân và nông dân vùng trồng… Lợi nhuận hài hòa, cùng nhau “win – win” (đôi bên cùng thắng, cùng có lợi – PV) sẽ đi lâu, đi xa hơn nữa”.

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài - Ảnh 2.

Chuẩn bị đưa nông sản xuất khẩu ra nước ngoài – Ảnh: Q.ĐỊNH

“Gánh” trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Khi nông sản vươn ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nhân quan niệm kinh doanh không còn là câu chuyện cá nhân của từng doanh nghiệp, mà còn “gánh” trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, theo xu hướng mới: gắn với môi trường, xã hội. Có như thế, doanh nghiệp mới phát triển bền vững.

Theo ông Thông, thành công trên thị trường quốc tế, khi xây được chất lượng cho nông sản Việt, sẽ tỉ lệ thuận với việc mang lại giá trị để thúc đẩy kinh tế đi lên. 

Năm 2024 Phúc Sinh tự tin thu về hơn 190 triệu USD trong xuất khẩu tiêu, cà phê; vì qua 9 tháng đã mang về hơn 145 triệu USD.

“Khi có nông sản chất lượng cao, doanh nghiệp không ngừng tìm và bắt tay với các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới sẽ không khó. Kết quả rất rõ ràng khi chúng tôi hoàn thiện được chìa khóa phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị).

Từ đó nhiều doanh nghiệp quốc tế đăng ký làm với Phúc Sinh; nhiều tổ chức tài chính quốc tế rót vốn, thậm chí có những khoản tài trợ không hoàn lại. Tiền sẽ đẻ ra tiền, nâng tầm kinh doanh để đóng góp cho nền kinh tế”, ông Thông nói.

Tuy nhiên theo ông Thông, mang giá trị kinh tế, trong xu hướng kinh doanh bền vững, gắn với môi trường xã hội, bảo vệ nguồn sinh thái, rừng… là hướng phát triển mà cộng đồng doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản không thể tách rời.

Với quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đẩy mạnh kinh tế ngành hàng theo hướng phát triển thương hiệu quốc gia, là câu chuyện những năm gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã “ý thức” rất tốt.

Ông Phạm Thanh Trung, một chủ nhà máy gạo ở tỉnh An Giang, nhìn nhận nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo trên thế giới, hiện đã có nền tảng kinh doanh bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả, năm nay gạo Việt Nam xuất khẩu mang về hơn 5 tỉ USD, kỷ lục từ trước đến nay.

“Chúng ta đã tạo tiếng tăm tốt về sản phẩm gạo thơm Việt Nam chất lượng nhất nhì. Kéo theo giá gạo có thời điểm đứng nhất thế giới. 

Tôi cũng là một doanh nghiệp, từ việc mang lợi cho mình, cũng không quên trách nhiệm đóng góp cho nền kinh tế thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Mở rộng thị trường, đa dạng nhiều phân khúc sản phẩm, chăm sóc khách hàng quốc tế… để việc kinh doanh bề thế hơn”, ông Trung nói.

Xuất khẩu nông sản lập kỳ tích hơn 46 tỉ USD sau 9 tháng

Ông Phùng Đức Tiến – thứ trưởng Bộ NN&PTNT – thông tin mặc dù kinh tế còn khó khăn, xuất khẩu nông sản trong 9 tháng năm 2024 được xem là điểm sáng khi mang về hơn 46 tỉ USD, tăng 21%.

Mới đây, ông Tiến đưa ra dự báo: “Năm 2024, lĩnh vực nông sản xuất khẩu có thể đạt 61 tỉ USD, con số cao nhất từ trước tới nay”.

Bộ NN&PTNT cho biết đang phối hợp cùng Bộ Công Thương, các đại sứ quán… tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác nhập khẩu; tháo gỡ rào cản của các nước đặt ra và gia tăng xuất khẩu chính ngạch nhằm giảm rủi ro.

 Nâng cấp chất lượng, doanh nhân kể chuyện đưa nông sản Việt vươn xa… - Ảnh 3.Nông sản Việt: Xuất khẩu mạnh, thương hiệu vẫn yếu

Dù Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng top thế giới, song chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng thô, thương hiệu nông sản Việt vẫn chưa khẳng định được tên tuổi, thương hiệu trên thị trường thế giới.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chuyen-cua-nhung-ba-do-doanh-nhan-dua-nong-san-ra-nuoc-ngoai-20241011160304147.htm

Cùng chủ đề

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Tại buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động 2024 - định hướng 2025 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam sáng 25/12, ông Cao Hữu Hiếu- Tổng giám đốc Tập...

Dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công nhờ các đơn hàng bất ngờ

Việc nhận được các đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh giúp ngành dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công, đạt được mục tiêu xuất khẩu trong một năm đầy khó khăn. Ngày 25-12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp...

Xuất khẩu rau quả nông sản năm 2024 cán mốc kỷ lục 7,2 tỷ USD

Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024...Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng...

Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn cao su, trị giá 2,95 tỷ USD. Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học cách chia sẻ và mở lòng ở sân khấu

Sân khấu nhỏ Ibsen được chị Nguyễn Ngọc Bảo Dung tốt nghiệp ngành đạo diễn sân khấu sáng lập từ tháng 4-2019. Đây là không gian để người tham gia trải lòng, trò chuyện giúp vơi bớt nỗi buồn, nói ra những tâm sự giấu kín. ...

Bệnh viện Nguyễn Trãi thành lập khoa bảo vệ sức khỏe cán bộ TP.HCM

Sáng 25-12, Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) tổ chức lễ công bố quyết định thành lập khoa bảo vệ sức khỏe cán bộ thành phố. Theo đó, để thực hiện mục tiêu này, khoa bảo vệ sức khỏe cán bộ thành phố cần liên...

Dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công nhờ các đơn hàng bất ngờ

Việc nhận được các đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh giúp ngành dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công, đạt được mục tiêu xuất khẩu trong một năm đầy khó khăn. Ngày 25-12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp...

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa được vinh danh là "Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho môi trường và bền vững của Indonesia" vì những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại đất nước vạn đảo. VinFast được trao giải thưởng đặc biệt “Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho môi trường và bền vững của Indonesia” - Ảnh: VF Tại "Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp CNN Indonesia" diễn ra...

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Kiểm tra năng lực, phẩm chất học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều thay đổi so với các năm trước ở cả phương thức và nội dung đề thi nhằm phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo quy chế thi tốt...

Bài đọc nhiều

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 25/12/2024 07:12 Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh:...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

Cùng chuyên mục

Dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công nhờ các đơn hàng bất ngờ

Việc nhận được các đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh giúp ngành dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công, đạt được mục tiêu xuất khẩu trong một năm đầy khó khăn. Ngày 25-12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp...

Bị yêu cầu giải trình, nhà sản xuất “Anh trai vượt ngàn chông gai” nói gì?

(NLĐO)- Yeah1 cho biết các hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang diễn ra bình thường. ...

TP HCM sẽ kiểm tra thuế 35 nghệ sĩ, người nỗi tiếng

(NLĐO) – Cục Thuế TP HCM có kế hoạch kiểm tra thuế những cá nhân có sức ảnh hưởng trên nền tảng số, hoặc có thu nhập phát sinh từ thương mại điện tử ...

Vé số trúng độc đắc Vietlott hơn 135 tỷ đồng bán ra ở Đà Nẵng

Tấm vé số trúng độc đắc Vietlott trị giá hơn 135 tỷ đồng trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra tối 24/12 được bán ra tại Đà Nẵng. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông tin, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối 24/12, Hội đồng quay thưởng của Vietlott đã tìm thấy...

Mới nhất

Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ đã được giải thích qua lời giới chuyên gia quân sự. Chuyên gia quân sự giải thích tại sao thiết bị lượn siêu vượt âm Avanguard không thể ngăn chặn; Litva đặt mua xe tăng Leopard-2A8...

Giải Ảnh báo chí 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024: Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc

Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" là sân chơi lớn cho các nhà báo, nhà nhiếp ảnh thể hiện tài năng, nghiệp vụ, góc nhìn độc đáo thông qua tác phẩm ảnh báo chí để phản ánh sinh động mọi mặt đời sống. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 25/12, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia,...

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN MISA – HÀNH TRÌNH 30 NĂM PHỤNG SỰ XÃ HỘI

Kính thưa Quý Khách hàng, đối tác, Nhân dịp kỷ niệm...

Mới nhất