Trang chủChính trịChủ quyềnChuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể nào quên…

Một Trường Sa đẹp như tranh họa đồ,

Một Trường Sa đong đầy cảm xúc,

Một Trường Sa kiên trung, anh dũng,

Một Trường Sa, gần lắm đất liền ơi.

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)
Đoàn công tác số 5 trên boong tàu KN390. (Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn)

Ngày 5/4, tàu KN 390 nhận nhiệm vụ đưa Đoàn công tác số 5 (năm 2024) ra thăm quần đảo Trường Sa. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Hải quân làm trưởng đoàn. Trong hải trình dài tám ngày bảy đêm, đoàn đã đến thăm các điểm đảo gồm: thị trấn Trường Sa; các xã đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn; các đảo Đá Thị, Cô Lin, Đá Tây A và nhà giàn DK 1.

Bức tranh của biển

Tham gia chuyến công tác lần này có 191 “chiến sĩ” – những đại biểu được vinh dự tham gia đoàn công tác thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm nay. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm sóng yên biển lặng trong năm. Trên mặt nước trong xanh, con tàu KN 390 chở chúng tôi vươn mình ra khơi, trông giống như cành cọ trên tấm toan xanh khổng lồ.

Đoàn lặng người ngắm bức trực họa hòa trong bài ca của biển, với tiếng sóng vỗ mạn thuyền. Xa xa, những con cá bướm tung mình khoe vẻ đẹp lộng lẫy rồi lại lao xuống những con sóng, hòa mình vào làn nước trong xanh. Sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến những đàn cá heo hớn hở đùa giỡn trước mũi tàu, tạo nên phong cảnh sống động đến mê hồn.

Hơn ai hết, cả đoàn đều chờ mong giây phút được chiêm ngưỡng niềm tự hào của đất nước: Đó chính là đảo Song Tử Tây vững vàng mạnh mẽ, đảo Đá Thị duyên dáng, đảo Sinh Tồn phồn hoa, Đảo Cô Lin dũng cảm, kiên cường và Đảo Tây A thịnh vượng… Đặc biệt khắc họa cho bức tranh chung về quần đảo Trường Sa – thành phố biển Trường Sa, “trái tim” của Biển Đông, chính là tòa tháp đôi nhà giàn DK1 hiện ra hiên ngang giữa biển Việt Nam.

Sau hai ngày lênh đênh trên biển, bình minh ngày thứ ba, từ xa, đảo Song Tử Tây giống như một khu rừng thu nhỏ, mạnh mẽ, vững vàng mọc lên giữa đại dương mênh mông. Chúng tôi lần lượt rời tàu để vào bờ bằng những chiếc xuồng máy. Trên đảo, cảm giác thân thuộc trở lại với chúng tôi khi nhìn thấy những mái nhà đỏ tươi, những con đường bê tông sạch sẽ. Những bước chân đầu tiên của bao nhiêu con người là ngần ấy cung bậc cảm xúc khác nhau.

Tất cả vì Tổ quốc trường tồn

Trong số 191 “chiến sĩ”, có cả những cựu chiến binh trở lại thăm chiến trường xưa. Đó là Đại tá Trần Văn Liêm và đồng đội Khổng Văn Định, hai trong số các chiến sĩ đặc công nước tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa. Bên tiếng sóng biển quê hương rì rào, chúng tôi được sống lại những khoảnh khắc bi tráng của lịch sử qua lời kể của người trong cuộc.

Những trận đánh giải phóng Trường Sa qua lời kể tưởng “nhẹ như lông hồng” nhưng lại chứa đựng những điều vô cùng thấm thía. Các chú cùng nhau giương lá cờ đỏ sao vàng để khẳng định chủ quyền đảo ngay trước những mũi tàu nước ngoài.

Những thước phim quay chậm “ngày này năm xưa” như ùa về, rồi tất cả vỡ òa khi chứng kiến cái ôm của chú Nguyễn Văn Long, 74 tuổi dành cho con trai Nguyễn Quang Vinh – chiến sĩ hải quân đang làm thực hiện nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây. Chú nói: “Trước khi đi băn khoăn, con ở đảo xa sợ thiếu thốn. Ra đến đây thấy con và các chiến sĩ không thiếu thốn gì thì không còn lo lắng gì nữa. Chỉ biết cảm ơn và nhắn con chữ Trung phải đặt lên hàng đầu”.

Hôm sau, chúng tôi đến gần đảo chìm Cô Lin – ngay cạnh đó là đảo Gạc Ma. Tàu dừng lại trong cái nắng gắt vào đầu giờ chiều để Đại đức Thích Nhuận Minh làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ đã hy sinh khi nỗ lực bảo vệ đảo.

Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hùng cùng các chiến sĩ và các đại biểu trên tàu tổ chức làm lễ truy điệu cho 64 chiến sĩ anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma – nơi các anh đã hiến trọn máu xương, cho Tổ quốc trường tồn mãi mãi. Chúng tôi lặng đi, cả boong tàu tĩnh lặng để tưởng nhớ các anh. Những bông hoa, những chú hạc giấy mang hình Tổ quốc được thả xuống nhẹ nhàng trên sóng nước Gạc Ma khiến mọi người không cầm được nước mắt.

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)
Tác giả và hai cựu đặc công nước cùng các em nhỏ tại Đảo Song Tử Tây. (Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn)

Can trường ở nơi khắc nghiệt

Con tàu KN 390 đưa chúng tôi cập bến Trường Sa vào trưa ngày thứ năm của chuyến đi. Sau khi đến “thành phố biển Trường Sa” để thăm và trao quà, Đoàn đã có buổi tối giao lưu âm nhạc cùng với các chiến sĩ và đồng bào đang sinh sống tại đảo. Do thời gian có hạn và biển hơi động nên Đoàn rời đi sớm hơn dự định để đến thăm nhà giàn DK1.

Trong cái vẫy tay, những cái ôm thắm thiết của mọi người trên đảo dành cho đoàn trong giờ phút chia tay, là âm thanh hùng tráng của những bài ca yêu nước mà chúng tôi cùng nhau hát vang. Mãi đến khi tiếng còi tàu cất lên ba hồi tạm biệt đảo thì các đại biểu mới rời boong tàu để vào trong.

Đến đêm thứ sáu của hành trình, chúng tôi đi ngược con sóng về phía Nam để đến thăm nhà giàn DK1. Biển bắt đầu động. Nếu vài ngày đầu say sóng chỉ là do chưa quen, nhiều người chỉ ăn ít và say nhẹ, thì khi biển động, gần nửa số đại biểu đã say sóng đến mức không thể lên nhà ăn, chỉ có thể xin đăng ký cơm nắm và cháo tại phòng. Có tham gia chuyến công tác lần này tôi mới biết tại sao cơm nắm nhân muối vừng của Trường Sa không bao giờ tròn, vì đa phần những ngày trên tàu là những ngày sóng to gió lớn, không thể nắm cơm bằng hai tay!

Thế mới thấy, nếu người bình thường không thể chịu được những con sóng lớn và cái nắng khắc nghiệt ở đảo thì các chiến sĩ can trường của chúng ta vẫn ngày đêm chắc tay súng, đặc biệt là những chiến sĩ bảo vệ Cô Lin. Điều kiện khí hậu và thủy văn ở đảo này rất khắc nghiệt. Mùa khô kéo dài từ tháng Hai đến tháng Năm hàng năm, trời rất nóng và oi bức suốt từ 4h rưỡi sáng đến 7h tối. Chiến sĩ trẻ Nguyễn Thành Tâm (TP. Hồ Chí Minh) tâm sự: “Tôi mới ra chốt đảo tiền tiêu từ đầu năm nhưng tôi luôn tự hào được làm nhiệm vụ tại nơi tuyến đầu Tổ quốc. Ở đây, các chiến sĩ đều sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh. Từ chỉ huy đến các anh em chiến sĩ đều thương yêu nhau như anh em một nhà”.

Ngày thứ sáu của chuyến đi, chúng tôi đã đến chân nhà giàn DK1, nhưng do sóng lớn quá nên chỉ có tôi và hai nhà báo khác được rời tàu xuống xuồng đưa thực phẩm cẩu lên nhà giàn. Đứng trên tàu nhìn xuống, có lúc sóng cao đến mức tôi không nhìn thấy xuồng. Tuy nhiên, ba nhà báo chúng tôi vẫn quyết định theo xuồng thực phẩm để đưa thực phẩm lên nhà giàn DK1 bằng được.

Không chỉ bảo vệ biên cương hải đảo của Tổ quốc, các cán bộ chiến sĩ nơi đây còn là điểm tựa của bà con ở nơi xa xôi. Khi chúng tôi đến thăm trạm xá Đảo Sinh Tồn, gặp bác sĩ quân y, Thượng úy Đinh Văn Trường đúng lúc anh đang cấp cứu cho ngư dân Phạm Quang Toàn bị suy hô hấp, phải thở máy.

Đại tá Phạm Văn Thọ, Chính ủy sư đoàn 146 vùng 4 Hải quân về khâu hậu cần cho biết: “Nơi này là điểm tựa cho ngư dân yên tâm bám biển và từ đó, tình quân dân ở các đảo rất gần gũi và gắn kết. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước và đông đảo bà con kiều bào ở nước ngoài, đời sống vật chất và tinh thần của quân và dân Trường Sa đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, chúng tôi phải phát huy nội lực đẩy mạnh công tác chăn nuôi để có thể tự cấp, tự túc tốt hơn. Trên các đảo và điểm đảo đều đã 100% có rau xanh”.

Hai ngày cuối, tàu KN 390 đã vào gần bờ. Nhìn trên tay của các bác cựu chiến binh có những bức ảnh chụp cùng các cháu nhỏ và người thân của mình trên các đảo từ nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn ở Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh in tặng, tôi càng cảm nhận rõ sức sống mãnh liệt, trường tồn của các đảo nơi đây.

Hoàng hôn đã buông màu thương nhớ, vàng suộm cả biển trời. Từ trên Đài chỉ huy, tiếng hát được đệm guitar vang lên du dương và nhẹ nhàng. Sau này tôi mới biết đó là bài “Tình yêu từ biển” do chính Đại tá Đoàn Bảo Anh, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân sáng tác. Nó chính nỗi niềm, tâm tư tình cảm của cán bộ chiến sĩ hải quân Quần đảo Trường Sa: “Chỉ có những con sóng xô bờ mới hiểu/ Chỉ có những con sóng ru mới hiểu. Câu chuyện tình vượt đại dương từ bao la sóng vỗ…”.

Kỳ II: Tự hào đặc công nước Trường Sa





Nguồn: https://baoquocte.vn/truong-sa-trong-toi-chuyen-cong-tac-de-doi-ky-i-269325.html

Cùng chủ đề

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) trong đêm qua và sáng nay (12/11), khu vực từ Thừa...

Bão Toraji trở thành bão số 8, khả năng tan ngay trên Biển Đông

Bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, bão suy yếu nhanh và tan trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 11/11, vị trí tâm bão số 8 (bão Toraji) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Diễn biến không khí lạnh nhiều bất ngờ từ nay đến tháng 12

Dự báo, từ 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ hoạt động yếu hơn. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định xu thế khí hậu thời hạn tháng (từ 11/11-10/12). Theo đó, nhiệt độ trung bình trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến cao...

Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9

Hoàn lưu bão số 7 Yinxing gây mưa lớn cục bộ từ Thừa Thiên Huế - Bình Định. Dự báo, khoảng 24-48 giờ tới, bão Toraji đi vào Biển Đông thành bão số 8 và không loại trừ khả năng xuất hiện tiếp bão số 9. Chiều nay (10/11), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt...

Bão đôi xuất hiện, cơn Toraji đẩy bão số 7 lệch nhiều về phía Nam

Bão số 7 Yinxing có xu hướng suy yếu nhanh. Bão Toraji sắp vào Biển Đông thành bão số 8. Giữa 2 cơn bão xuất hiện khoảng cách tương tác bão đôi, bão Toriji sẽ làm cho bão số 7 lệch nhiều hơn xuống phía Nam. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những chia sẻ về diễn biến bão số 7 và xu hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023

Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023 là sự kiện mang tầm cỡ quốc tế và khu vực để các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc...

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp...

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang...

Hòa Phát 10 năm liền trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát được vinh danh doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam năm 2024 và là doanh nghiệp lớn...

Lung linh đêm hội sông Trăng

Đêm hội sông Trăng ở Sóc Trăng có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh. ...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc...

Mới nhất