Trang chủNewsNhân quyềnChuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số

Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số


Nỗ lực của thầy, trò…

Huyện Mường Nhé (Điện Biên) là một huyện nghèo khó nhất của cả nước, trên 96% là người dân tộc thiểu số. Khó khăn mà các thầy cô ở nơi đây đang phải đối mặt là cơ sở vật chất chưa đầy đủ, trình độ dân trí hạn chế, vốn từ tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt của học sinh và của cả người dân ở Mường Nhé là nguyên nhân khiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, với sự tận tụy bám lớp, bám trường của các thầy cô giáo ở các điểm bản xa sôi, sự nỗ lực đổi mới trong phương pháp dạy và học, ngành giáo dục Mường Nhé đã từng bước nâng cao chất lượng dạy và học để làm thay đổi nhận thức lớp lớp thế hệ học sinh, là công dân tương lai của đồng bào dân tộc thiểu số nơi cực Tây Tổ quốc.

Điểm lại những khó khăn, vất vả của ngành giáo dục Mường Nhé, ông Phạm Thiết Chuỳ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Những năm trước đây ngành giáo dục Mường Nhé vô cùng vất vả. Đường sá đi lại vất vả, có những điểm trường đi bộ nửa ngày đường mới đến nơi. Trong khi đó, cơ sở vật chất các điểm trường chủ yếu là tranh tre, vách nứa. Nhiều năm trở lại đây, cơ sở vật chất được Nhà nước quan tâm xây dựng tương đối khang trang, số lớp học tạm còn rất ít. Các thầy cô vì thế cũng yên tâm công tác. Năm học 2023 – 2024, huyện Mường Nhé có tổng số 675 phòng học. Trong đó số phòng học kiên cố 380 phòng, (tỷ lệ 56%), bán kiên cố 280 phòng, (tỷ lệ 41,5%). Cả huyện còn 15 phòng học tạm (chiếm tỷ lệ 2,2%) chủ yếu nằm ở các bản rất sâu, xa.

Đối với phòng ở nội trú cho học sinh có tổng số 457 phòng, chủ yếu là kiên cố và bán kiên cố, có 41 phòng tạm. Nhà ở công vụ cho giáo viên ăn, nghỉ tại trường và điểm trường có 251 phòng kiên cố và bán kiên cố, còn 13 phòng tạm. Các phòng y tế, tin học, nhà bếp nấu ăn cho học sinh cơ bản đã được kiên cố và bán kiên cố.

a1..jpg
Cơ sở vật chất các điểm trường chủ yếu là tranh tre, vách nứa.

Mặc dù khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng các thầy cô và các học trò vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn cố gắng thi đua dạy thật tốt, học thật tốt. Ngành giáo dục Mường Nhé luôn xác định nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Ông Chùy cho biết, Phòng Giáo dục luôn kiểm tra đánh giá kịp thời, định hướng phát triển năng lực cho học sinh để hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông, có tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh và môn tin học trong các trường…

“Riêng đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc, chúng tôi đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các nhà trường tổ chức tốt việc chăm lo cho học sinh dân tộc ở nội trú, bán trú, có giải pháp đẩy mạnh chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu”, ông Chùy nói.

Cùng với đó, ngành giáo dục Mường Nhé tập trung rà soát, phát triển mạng lưới trường lớp, huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp học; huy động, duy trì sĩ số học sinh các cấp học, tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 6, lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 để kịp thời giải đáp, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Phối hợp các cơ quan của huyện, cha mẹ học sinh để tuyên truyền, đảm bảo có đủ sách, vở cho học sinh học tập ngay từ đầu năm học.

… và những thành quả hôm nay

Theo báo cáo của ngành giáo dục Mường Nhé, năm học 2022 – 2023, toàn huyện có 35 trường và 193 điểm trường; 675 lớp với 17.189 học sinh chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số. Tất cả các học sinh trong độ tuổi từ mầm non, tiểu học, THCS đều được các nhà trường huy động ra lớp, đạt tỷ lệ chuyên cần đảm bảo. Công tác giáo dục phổ cập đúng độ tuổi ở các bậc học được duy trì và giữ vững qua các năm. Riêng đối với trẻ từ 0 đến 5 tuổi, tỷ lệ huy động đạt 73,4% (vượt 1,3% so với kế hoạch).

Đối với tiểu học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi huy động ra lớp đạt 99,99%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Với trên 4.300 học sinh học THCS, ngành duy trì tỷ lệ trẻ 11 tuổi vào học lớp 6 đạt 96%; tỷ lệ 11-14 tuổi vào học THCS đạt 97,2%.

Ông Chuỳ, cho biết thêm: Đối với giáo dục vùng cao tỷ lệ huy động ra lớp rất quan trọng, phản ánh về nhận thức của các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục. Một mặt phản ánh góc độ xã hội các em được quan tâm, được chăm sóc học hành. Khi tỷ lệ đi học chuyên cần được đảm bảo, chất lượng sẽ được đảm bảo. Từ đó mới xây dựng được các tiêu chí trường học chất lượng, trường chuẩn quốc gia các cấp độ.

a5(1).jpg
Những năm trở lại đây, cơ sở vật chất các điểm trường được quan tâm xây dựng tương đối khang trang, số lớp học tạm trên địa bàn huyện còn rất ít.

Đến nay, toàn huyện có 17/35 đạt 48,57% trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2022 – 2023, có 3 học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải khuyến khích trong kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. 19 dự án được giải sáng tạo thanh thiếu niên cấp huyện. 6 học sinh Thi tiếng Anh trên Internet (IOE) đạt giải cấp huyện và 3 học sinh đạt giải cấp tỉnh. 7 học sinh đạt giải cấp cấp huyện và 2 học sinh đạt giải cấp tỉnh nội dung thi máy tính cầm tay. 41 học sinh thi học sinh giỏi các môn văn hóa (toán, tiếng Việt) đạt giải cấp huyện 9 học sinh đạt giải 3 và khuyến khích cấp tỉnh và nhiều nội dung thi khác, đối tượng chủ yếu là học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số. Năm học qua có 32 được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó có 5 giáo viên được đặc cách công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Để có được thành quả giáo dục như hôm nay, là cả sự chung tay của xã hội, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính quyền địa phương về xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, thu hút đội ngũ giáo viên. Những chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sự nỗ lực vượt lên của chính các em, của thầy cô, gia đình và cả nhà trường. Dẫu kết quả hôm nay chưa tương xứng với công sức của các thầy cô, của chính các em bỏ ra. Song, đó là một niềm tự hào khi mà điều kiện kinh tế, nhận thức dân trí, ngôn ngữ bất đồng…điển hình như ở Mường Nhé. Công lao to lớn ấy thuộc về thầy cô, những tận tụy cho ngành giáo dục ở vùng núi khó khăn của Mường Nhé, Điện Biên.



Nguồn

Cùng chủ đề

giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống

Nằm nép mình bên dòng suối trong veo, bản Na Sang (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) như một bức tranh sống động, nơi những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện sau những cánh đồng bông bạt ngàn. Đây chính là nơi cư ngụ của người dân tộc Lào, những người đã gìn giữ và phát triển nghề dệt vải truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo quan niệm xa xưa của người Lào, phụ...

Khen tặng nhiều tập thể, cá nhân vì những đóng góp trong công tác dân tộc

6 tập thể, cá nhân được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen; 5 cá nhân được trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc; 30 tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen vì những đóng góp với công tác dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên. ...

Nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra về tài nguyên và môi trường

(TN&MT) - Những năm qua, việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư luôn được lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Điện Biên, quan tâm chỉ đạo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TN&MT của người dân, doanh nghiệp, siết chặt quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. ...

Kinh nghiệm xóa nhà tạm từ Điện Biên

Năm 2023, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động cuộc vận động làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên. Chỉ trong 9 tháng, cho tới tháng 5/2024, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 5000 căn nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên đã hoàn thành. Bài học kinh nghiệm từ việc hoàn thành mục tiêu làm nhà cho người nghèo của tỉnh Điện Biên là huy động sức dân và...

MTTQ tỉnh Điện Biên hỗ trợ 8 tỉnh bị thiệt hại bởi bão lũ

Ông Mùa A Vảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, cho biết: Với truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái” của dân tộc, những ngày qua, các cấp, các ngành, nhân dân các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường cho Đại sứ Úc tại Việt Nam

(TN&MT) - Bày tỏ lòng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao tặng Đại sứ Andrew Goledzinowski Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường về những đóng góp quý báu của đại sứ cho ngành. ...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. ...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,...

Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại,...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn. Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB đã tổ chức phát...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Mới nhất

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ...

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao các hội đoàn tại Australia có nhiều hoạt động hướng về quê hương đất nước, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và đoàn kết dân tộc. Thứ trưởng đã ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp, tâm tình...

Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn...

Ngân hàng tăng trưởng nhờ ứng dụng nền tảng tương tác

DNVN - Quá trình chuyển đổi của Techcombank thiết lập nên tiêu chuẩn cho quá trình hiện đại hóa mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, cho thấy các chiến lược lấy khách...

Số phận TikTok tại Mỹ được định đoạt vào ngày 10/1/2025?

Tòa án Tối cao Mỹ sẽ lắng nghe kháng cáo của TikTok vào ngày 10/1/2025, hơn một tuần trước hạn chót yêu cầu ứng dụng thoái hết vốn Trung Quốc nếu không muốn bị cấm. Theo luật có hiệu lực từ ngày 19/1/2025, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ nếu không thoái hết vốn Trung Quốc. Một ngày...

Mới nhất