Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Bình cũng từng bước được nâng lên.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những nhận xét, đánh giá của đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau.Trưa 11/11 (giờ địa phương), Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Quảng trường Hiến pháp theo nghi thức cao nhất dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã có cuộc gặp riêng và sau đó tiến hành hội đàm.Thấy có người bị đuối nước, những học sinh này nhanh trí chọn điểm phù hợp để bơi ra cứu. Hành động dũng cảm của các em được ghi nhận và tặng thưởng.“Festival Thổ cẩm Lào Cai – Sắc màu văn hóa năm 2024” vừa diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, là những bộ áo dài thổ cẩm mang màu sắc văn hóa dân tộc Tày đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.Ngày 12/11/2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỉ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”; khởi động Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những nhận xét, đánh giá của đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau.Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV – năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 11. Là địa phương có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, Đồng Nai xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng DTTS của tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần IV – năm 2024, xung quanh nội dung này.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Bình cũng từng bước được nâng lên.Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành “đòn bẩy”, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã chủ động tổ chức nhiều giải pháp, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT trên địa bàn.
Thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao
Trong 10/10 Dự án và 12/14 Tiểu dự án trong Chương trình MTQG 1719 mà Quảng Bình đã triển khai, nguồn vốn đầu tư phát triển ở tất cả các dự án đều có tỷ lệ giải ngân cao. Trong đó, có những dự án nguồn vốn đầu tư phát triển đã giải ngân được trên 70% kế hoạch như: Dự án 2: 89,9%; Dự án 4: 79,7%; Dự án 5: 87,8%. Hay như ở Dự án 1, một dự án được đánh giá là khó triển khai thì ở Quảng Bình nguồn vốn đầu tư phát triển cũng đã có tỷ lệ giải ngân đạt 47,2%.
Tỷ lệ giải ngân cao nên đồng vốn đã phát huy hiệu quả, tính lũy kế từ năm 2022-2024, ở vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong Chương trình MTQG 1719 đã trở thành động lực quan trọng làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo vùng DTTS và miền núi Quảng Bình.
Bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh có 100% đồng bào DTTS sinh sống. Nhiều năm trước, đường vào bản quanh co gồ ghề đất đá, mưa lũ thì trơn trượt. Đi lại khó khăn, giao thương chậm phát triển, đời sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai thực hiện, con đường chính nội bản được đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng. Với tổng kinh phí trên 1,2 tỷ đồng, con đường vào bản Lâm Ninh đã được đổ bê tông phẳng lỳ, đưa vào sử dụng trong niềm vui của bà con dân bản.
Trưởng bản Lâm Ninh – Hồ Hơn phấn khởi giới thiệu: “Không chỉ đầu tư làm đường, Chương trình MTQG 1719 còn đầu tư xây dựng nhà văn hóa bản…; Nhờ đường xá đi lại thuận tiện, cuộc sống của bà con ở bản không còn gói gọn “tự cung, tự cấp” mà đã chuyển sang sản xuất hàng hóa”.
Không riêng ở bản Lâm Ninh, trong giai đoạn 2022 – 2023, huyện Quảng Ninh đã xây dựng được 7 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Các công trình như: Tuyến đường nội đồng bản Khe Ngang, khuôn viên nhà văn hóa bản Lâm Ninh, khuôn viên điểm Trường Mầm non bản Khe Ngang (xã Trường Xuân); khuôn viên Trường Tiểu học Long Sơn, nhà văn hóa bản Thượng Sơn, khuôn viên nhà văn hóa bản Đá Chát (xã Trường Sơn)…
Trong năm 2024 – 2025, huyện Quảng Ninh tiếp tục được phân bổ vốn đầu tư 9 công trình tại các bản thuộc hai xã Trường Sơn và Trường Xuân, với tổng mức đầu tư trên 11 tỷ đồng. Hiện những công trình này đã được cấp vốn và đang gấp rút thi công.
Còn tại huyện vùng cao Minh Hóa, nhiều công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng đã được hoàn công và đưa vào sử dụng, trong đó có nhiều công trình xây dựng ở vùng đồng bào Chứt sinh sống.
Có mặt tại điểm trường bản Ôốc, Trường Tiểu học Bãi Dinh, xã biên giới Dân Hóa trong ngày đầu tuần. Thay vì phải học ghép như các năm học trước, năm học này cô, trò nhà trường đã có đủ phòng học đạt tiêu chuẩn để học tập. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, năm 2023, điểm trường này được đầu tư 1,2 tỷ đồng để xây mới thêm 2 phòng học. Bước vào năm học mới 2024-2025, công trình này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, cho biết: “Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, địa phương đã có nhiều công trình được đầu tư sửa chữa và xây mới như: Điểm trường tiểu học bản Ôốc, điểm trường tiểu học Bãi Dinh, đường dân sinh K Ai và 4 điểm ổn định khu dân cư có quy mô lớn đang được triển khai thi công. Bộ mặt nông thôn vùng biên đã có nhiều khởi sắc”.
Tính lũy kế, nguồn vốn đầu tư phát triển trong 10 dự án của Chương trình MTQG 1719 đã đầu đầu tư xây mới và nâng cấp, tôn tạo được 205 công trình vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cùng với đó, nguồn vốn hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 cũng hỗ trợ xây mới được gần 400 ngôi nhà…Qua 3 năm thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã trở thành động lực quan trọng làm cho bộ mặt nông thôn miền núi Quảng Bình khởi sắc.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tổng nguồn vốn được bố trí từ năm 2022 – 2024 để Quảng Bình thực hiện Chương trình MTQG 1719, là 508 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…
Hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp trong Chương trình MTQG 1719 đã tác động trực tiếp, tích cực vào mỗi hộ gia đình đồng bào DTTS. Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình giảm trung bình 8,2%/năm. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đã tăng lên trên 23 triệu đồng/người/năm.
Gia đình anh Cao Như Ý (SN 1989) và chị Cao Thị Hiến (SN 1993) ở bản Chuối, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, là đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ tại Dự án 3, Chương trình MTQG 1719. Thực hiên dự án này, chính quyền địa phương đã chọn mô hình nuôi dúi để hỗ trợ cho đồng bào nuôi và hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất. Mỗi gia đình được hỗ trợ 6 con dúi để nuôi. Sau khi cấp giống, đơn vị cung ứng đã cử cán bộ về hướng dẫn đồng bào kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh. Cùng với đó, đơn vị cung ứng con giống cũng cam kết đứng ra bao tiêu tiêu dúi thương phẩm cho bà con.
Theo báo cáo của UBND xã Lâm Hóa, trong giai đoạn từ năm 2021-2025, toàn xã sẽ có 20 hộ dân trên địa bàn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ dúi giống để nuôi. Mỗi hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Dự án 3 sẽ được cấp dúi giống, với kinh phí gần 10 triệu đồng/hộ. Bà con được tập huấn kiến thức, kỹ năng nuôi dúi và trong suốt quá trình chăm sóc, nhân viên công ty cung cấp giống tích cực hỗ trợ, tư vấn cho đồng bào. Về đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh nguồn tiêu thụ tại chỗ, công ty cũng cam kết thu mua lại dúi cho bà con có nhu cầu bán.
Cùng với việc hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, những mô hình sinh kế sử dụng nguồn vốn sự nghiệp trong Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Bình cũng đã phát huy hiệu quả. Đơn cử, mô hình hỗ trợ sinh kế nuôi dê ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa); Mô hình nuôi lợn bản ở xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa)… Những mô hình sinh kế này đã tác động trực tiếp vào từng hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình, giúp họ có thu nhập. Từ đó đã và đang góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình.
Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá: “Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS và miền núi có chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh được thu hẹp. Nhất là tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS đã giảm được 8.05%/năm (chỉ tiêu kế hoạch giảm trên 4,5%/năm); tỷ lệ xã có đường ô tô về đến trung tâm rải nhựa hoặc bê tông 100%; số trạm y tế được xây dựng kiên cố 100%…
Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-1719-thuc-day-vung-dong-bao-dtts-quang-binh-khoi-sac-1731382948049.htm