Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp tích cực hơn để tháo gỡ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc, Phó Ban chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 tỉnh Vĩnh Long để có thông tin rõ hơn về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn thời gian qua.Để chuẩn bị tốt nhất cho Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương), ngày 24/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024…Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp tích cực hơn để tháo gỡ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc, Phó Ban chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 tỉnh Vĩnh Long để có thông tin rõ hơn về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn thời gian qua.Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.Cái bắt tay “lịch sử” của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.
PV: Xin ông cho biết một số nét cơ bản về đặc điểm tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa tỉnh Vĩnh Long?
Ông Thạch Dương: Vĩnh Long là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích hơn 1.500 km² và dân số trên 1 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm khoảng 2,6%, với dân tộc Khmer chiếm 2,21%, kế tiếp là dân tộc Hoa chiếm 0,31%. Đồng bào DTTS sống tập trung ở các huyện Trà Ôn và Tam Bình.
So với mặt bằng chung, đời sống kinh tế-xã hội ở những địa bàn này có nhiều hạn chế do khó khăn về hạ tầng cơ sở, đời sống và trình độ phát triển của đồng bào không đồng đều. Mặc dù, dân số đồng bào DTTS không lớn, nhưng đây là cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và sở hữu các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Vì vậy, tỉnh Vĩnh Long đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy vùng đồng bào phát triển, trong đó là tập trung nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS thông qua các chương trình hỗ trợ và chính sách đặc thù. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển giữa các vùng vẫn còn tương đối lớn, cần thực hện nhiều giải pháp để rút dần khoảng cách trong thời gian tới.
PV: Qua tìm hiểu, những năm qua Chương trình MTQ 1719 đang nhận được sự quan tâm của tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện các nội dung, dự án của Chương trình ?
Ông Thạch Dương: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2023, tổng nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương là 69.457 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển chiếm 65.502 triệu đồng. Riêng năm 2024, vốn ngân sách Trung ương phê duyệt cho Chương trình là 160.912 triệu đồng.
Từ nguồn vốn được giao, trong ba năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học và cơ sở y tế tại các vùng khó khăn. Đến cuối năm 2023, đã có 100% xã vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; khoảng 90% khóm, ấp vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa.
Tại các huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống như Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Thị xã Bình Minh, tổng cộng đã đầu tư xây dựng 122 công trình hạ tầng, với kinh phí gần 60 tỷ đồng. Có thể thấy rõ nhất là những con đường bê tông mới nối liền các xã vùng sâu, vùng xa, không chỉ giúp người dân thuận lợi trong đi lại, mà còn tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa.
Một kết quả đáng chú ý khác, là việc hỗ trợ phát triển kinh tế. Thông qua các dự án của Chương trình, đồng bào DTTS được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật sản xuất và tiếp cận vốn vay ưu đãi. Kết quả, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi thành công mô hình sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm mạnh từ 18,76% năm 2019 xuống còn 3,44% vào cuối năm 2023, vượt chỉ tiêu giảm nghèo bình quân 3%/năm.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung vào lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh DTTS đã được triển khai, giúp tăng tỷ lệ đến trường và nâng cao chất lượng học tập. Đồng thời, các lễ hội truyền thống, làng nghề và các giá trị văn hóa của đồng bào được khôi phục và phát huy, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc.
Đến nay, 75/87 xã trên toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (86,2%), trong đó có 35 xã đạt chuẩn nâng cao và 5 xã đạt chuẩn kiểu mẫu. Đối với 5 xã thuộc vùng đồng bào DTTS, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Có thể nói, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, mặc dù vẫn còn những hạn chế và khó khăn, nhưng về cơ bản, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
PV: Chương trình MTQG 1719 là một Chương trình mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần nên khi triển khai, ở hầu hết các địa phương đều đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc. Vậy những khó khăn, vướng mắc ở tỉnh Vĩnh Long là gì, giải pháp để tháo gỡ như thế nào, thưa ông?
Ông Thạch Dương: Khó khăn đầu tiên là nguồn lực tài chính. Mặc dù được hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nhưng nguồn lực này vẫn chưa đủ để đáp ứng hết các nhu cầu phát triển. Đặc biệt, các xã khu vực III cần đầu tư lớn hơn để thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, triển khai thực hiện Chương trình ở một số cơ quan, đơn vị có liên quan và ở địa phương còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện Chương trình còn thấp. Trong khi đó, có tình trạng một số dự án được Trung ương bố trí vốn nhưng không có đối tượng thụ hưởng, có dự án chỉ tiêu còn ít, nhưng Trung ương bố trí vốn nhiều hơn, có dự án còn nhiều chỉ tiêu, nhưng lại được bố trí ít vốn hoặc không có.
Một vấn đề khác là đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc phải kiêm nhiệm nhiều việc nên trong thực hiện nhiệm vụ chưa được sâu sát. Đội ngũ này vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn, gây khó khăn trong việc triển khai các dự án phức tạp.
Cuối cùng, điều kiện địa lý phức tạp và giao thông khó khăn tại một số xã vùng sâu cũng làm chậm tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình hạ tầng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án, nội dung của Chương trình MTQG 1719, chúng tôi nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo, cùng với nguồn lực tài chính được phân bổ kịp thời để thực hiện Chương trình.
Đặc biệt, đồng bào DTTS ở Vĩnh Long cũng rất tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các dự án phát triển, với tỷ lệ tham gia vào các dự án hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế – xã hội đạt trên 85%.
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, tham gia tổ chức thực hiện, quản lý các dự án, trong giai đoạn 2019-2024, Vĩnh Long cũng đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân tộc cho khoảng 200 cán bộ thực hiện công tác DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-1719-gop-phan-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-vinh-long-1735046095064.htm