Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChương trình mới có làm tăng nhu cầu học thêm?

Chương trình mới có làm tăng nhu cầu học thêm?


QUÁ TẢI VÌ CHƯA QUEN CÁCH TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Là giáo viên (GV) trải qua các giai đoạn áp dụng Chương trình GDPT 2006 và 2018, thạc sĩ Trần Văn Toàn, nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cho rằng nhu cầu học thêm không phải do chương trình mới hay cũ mà đây là nhu cầu trước nay của học sinh (HS), đặc biệt với HS THPT để tiếp cận các kỳ thi, xét tuyển ĐH. Tuy nhiên theo ông Toàn, dù Chương trình GDPT 2018 đã áp dụng ở bậc THPT 3 năm qua nhưng có cảm giác cả thầy lẫn trò vẫn chưa quen với chương trình mới nên việc học vẫn áp lực.

“Việc chưa quen, sự lo lắng thiếu kiến thức để HS tham gia các kỳ thi sắp tới sau một thời gian dài quen với cách tiếp cận kiến thức hàn lâm của chương trình cũ đã khiến một bộ phận GV “đẩy” cả cái cũ vào chung với cái mới, khiến việc học chương trình mới áp lực. Và khi bị áp lực thì đương nhiên dẫn đến học thêm”, ông Toàn nhận xét.

Theo ông Toàn, chương trình mới có thời lượng ít hơn để truyền đạt kiến thức mới cho HS. Ngoài ra, cách tiếp cận gắn liền với thực tế trong chương trình mới đòi hỏi GV cần nhiều thời gian hơn. Điều này khiến GV gặp khó khăn trong việc chuyển đổi từ chương trình cũ sang chương trình mới. Do chưa quen với cách tiếp cận mới, GV lo lắng việc bỏ bớt các bài tập cũ và thay thế bằng các ví dụ thực tế sẽ khiến HS không nhận được đầy đủ kiến thức cơ bản.

Chương trình mới có làm tăng nhu cầu học thêm?- Ảnh 1.

Học sinh lớp 12 năm nay đã có 3 năm tiếp cận Chương trình GDPT 2018 và sẽ thi tốt nghiệp THPT theo hướng đổi mới

Ông Toàn dẫn chứng: “Sau khi tham khảo một số đề kiểm tra của một số trường, tôi thấy còn “lấp ló” rất nhiều kiến thức của chương trình cũ. Chương trình toán giờ đây không còn học thuật như ngày xưa, cũng không đào quá sâu, không yêu cầu “mưu mẹo” tính toán nữa mà gắn liền với thực tế nhẹ nhàng, đưa ra thẳng các khái niệm về toán học ứng dụng được trong thực tế. Tức là ngoài những nội dung toán thuần túy, GV còn có thời lượng để dạy cho HS các bài toán thực tế. Tuy vậy phần lớn GV đưa các ví dụ của thực tế nhưng lại không dám bỏ các bài tập có trong chương trình cũ”.

PHẢI “CÀY CUỐC” MỚI XONG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Tương tự, một GV ngữ văn THPT tại Q.7 (TP.HCM) nhận định ở môn ngữ văn, GV dạy HS kỹ năng đọc theo thể loại để trả lời được các câu hỏi phần đọc trong đề kiểm tra nhưng thời gian không đủ nên không thể bình giảng một số đoạn để các em cảm thụ và hiểu sâu hơn, có “chất văn” hơn. Vì vậy đến lớp 12 khi hỏi HS có ấn tượng nhân vật nào hay thuộc đoạn thơ nào của lớp trước không thì đa số câu trả lời là không.

Cũng theo GV này, nếu dạy đúng 105 tiết của phân phối chương trình thì GV và HS phải “cày cuốc” mới xong yêu cầu cần đạt. Một số trường có dạy tăng tiết, học buổi 2 thì thầy cô và HS có thể hoàn thành tốt hơn bài học trên lớp. Nếu trường không tăng tiết, khó có thể đảm bảo. Vì thế có khả năng HS sẽ tìm đến các trung tâm hoặc GV học thêm để bổ sung kiến thức.

Ở góc độ khác, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), nêu vấn đề ở cấp THCS, HS học các môn tự nhiên hay xã hội theo hướng tích hợp nhưng khi lên cấp THPT thì lại tách ra thành các môn đơn lẻ và theo định hướng nghề nghiệp, chuyên sâu hơn. Thêm vào đó, HS THPT sẽ phải tham gia các kỳ thi quan trọng nên học thêm là nhu cầu. “Nếu chỉ học trong trường, trong sách vở cơ bản thì sao có thể trúng tuyển, những kiến thức khó phải được học nâng cao nên HS lo sợ phải đi học thêm là điều đương nhiên”, ông Phú nhấn mạnh.

Chương trình mới có làm tăng nhu cầu học thêm?- Ảnh 2.

Chương trình mới không chỉ quan tâm đến kiến thức mà quan trọng hơn là sự kết hợp chúng thế nào để có thể hình thành và phát triển được năng lực người học

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

TRÁNH NHỒI NHÉT KIẾN THỨC

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), cho rằng Chương trình GDPT 2018 là mở, mục đích giáo dục không phải chỉ để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp HS hoàn thành các công việc, bước đầu giải quyết được các vấn đề phù hợp trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã học.

“Dạy nhồi nhét kiến thức thì chưa chắc HS đã nhận thức và thể hiện được điều đã học, nói gì đến hình thành, phát triển năng lực”, thạc sĩ Thanh nhận định.

Theo thạc sĩ Thanh, mục đích của dạy học không phải để trang bị thật nhiều kiến thức, giải thật nhiều bài tập khó, mà là giúp HS nhận thức bản chất hiện tượng, áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học. Nói cách khác, chương trình môn học không chỉ quan tâm đến các chất liệu (kiến thức, kỹ năng, thái độ…), mà quan trọng hơn là sự kết hợp chúng thế nào để có thể hình thành và phát triển được năng lực người học.

GV Phạm Lê Thanh cũng lưu ý mỗi môn học trong chương trình chỉ là phương tiện để thông qua các hoạt động học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho HS, chứ không phải nhồi nhét bằng được kiến thức môn học vào đầu HS nhưng các em hoàn toàn không có năng lực vận dụng kiến thức vào vấn đề thực tiễn. “Không tư duy và sáng tạo giải quyết các tình huống thực tiễn thì không đúng với mục tiêu và quan điểm chương trình mới”, thạc sĩ Thanh đúc kết.

CẦN CẢI THIỆN CÁCH ĐÁNH GIÁ, RA ĐỀ THI

Theo thầy Thanh, theo Chương trình GDPT 2018, khi thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ chỉ còn 4 môn thi (2 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn). Vì vậy, việc học các môn trong chương trình phổ thông cần được thực hiện tập trung phát triển năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động học tập. Khi HS đạt được năng lực thì cũng là đạt kiến thức, kỹ năng một cách tối ưu. Từ đó, các em xác định rõ năng lực trội hơn ở môn học nào thì sẽ lựa chọn môn đó trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, định hướng nghề nghiệp một cách chính xác, khoa học và giảm áp lực học tập.

Tuy nhiên, thạc sĩ Phạm Lê Thanh bày tỏ quan điểm mục tiêu đầu ra của Chương trình GDPT 2018 cần được cải thiện ở khâu đánh giá, thiết kế đề thi tốt nghiệp THPT. Cần cải tiến hình thức thi để có thể đánh giá đầy đủ và toàn diện năng lực người học; hạn chế những câu hỏi chỉ đánh giá kiến thức thuộc lòng, những bài tập không mang bối cảnh ý nghĩa sẽ khiến việc dạy học phát triển năng lực không thể thực hiện đúng theo sứ mệnh mà Chương trình GDPT 2018 đề ra.

Khác biệt giữa dạy thuần kiến thức và phát triển năng lực

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh lấy ví dụ từ môn hóa học để chứng minh sự khác biệt giữa dạy kiến thức và dạy để phát triển năng lực. Cùng một kiến thức khoa học cốt lõi nhưng việc tổ chức dạy học khác nhau sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực một cách khác nhau.

Có thể hình dung qua ví dụ về dạy học xà phòng và chất giặt rửa (hóa học 12). Nếu dạy học bằng thuyết trình thì HS có thể chỉ nhớ được định nghĩa về xà phòng, chất giặt rửa và viết phương trình hóa học phản ứng xà phòng hóa. Tất cả dừng lại trên giấy. Còn khi tổ chức để HS hiểu được cơ chế giặt rửa của xà phòng, tận tay thực hành bào chế xà phòng “handmade” tại phòng thí nghiệm, đo được pH của xà phòng và cải tiến pH phù hợp thích ứng da, mùi hương, màu sắc… thì việc ghi nhớ kiến thức sẽ dài lâu. Các em chia nhóm đóng vai là những nhà tuyển dụng kỹ sư hóa học mỹ phẩm và người tìm việc. HS đóng vai người tìm việc sẽ tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình vào vị trí kỹ sư sản xuất thông qua những kiến thức hiểu biết về lĩnh vực hóa học… Đây là dạy học phát triển năng lực.

HS được tự chiếm lĩnh kiến thức nên nhận thức sâu sắc hơn; đồng thời có thể giúp hình thành phát triển phẩm chất chủ yếu, chẳng hạn trung thực trong nghiên cứu khoa học…




Nguồn: https://thanhnien.vn/chuong-trinh-moi-co-lam-tang-nhu-cau-hoc-them-185241009230931535.htm

Cùng chủ đề

Chứng chỉ tiếng Anh PEIC có thêm hình thức thi trên máy

Chứng chỉ tiếng Anh PEIC có thêm hình thức thi trên máy Đánh giá sát sao năng lực và sự tiến bộ Ngày 3-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành Quyết định số 2733/QĐ-BGDĐT cho...

70 cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham gia tập huấn kỹ năng phỏng vấn truyền hình

Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe TS. Nguyễn Nga Huyền, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Truyền thông, Khoa Marketing và Truyền thông, Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) truyền đạt nhiều thông tin cần thiết đối với quá trình thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Cùng chuyên mục

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phải bồi thường cho một hiệu trưởng

UBND TP HCM vừa có quyết định 4422 về giải quyết khiếu nại lần thứ 2 của bà Nguyễn Thị Nha Trang, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.  Theo quyết định của UBND thành phố, căn cứ vào kết quả giải quyết nội dung khiếu nại cho thấy, bà Nguyễn Thị Nha Trang được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc từ ngày 26/6/2017, thời hạn 5 năm. Ngày 27/4/2022, Sở GD-ĐT ban...

Giáo dục sao nhiều cái phải xin – cho vậy?

Mới đây, khi đăng ký cho con học ngoại khóa sau giờ học ở trường tiểu học, trường yêu cầu tôi điền đơn xin đăng ký học ngoại khóa. Sao không là phiếu đăng ký học ngoại khóa mà phải "xin"? Việc "xin-cho" dường như ăn sâu vào thói quen trên giấy tờ của nhiều cơ sở giáo dục.Xin mới cho?Điều đáng nói...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa; phải làm thế nào để xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy...

Mới nhất