Trang chủNewsThời sựChương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng...

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng nghiệp để hỗ trợ thí sinh


Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều điểm mới, như học sinh phải chọn các tổ hợp môn học từ lớp 10, các môn thi tốt nghiệp có thêm tin học, công nghệ… Do đó, công tác hướng nghiệp cũng như công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cũng có sự thay đổi để kịp thời hỗ trợ thí sinh.

H1a.jpg
Học sinh tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Sớm đẩy mạnh hướng nghiệp

Theo ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học (ĐH) Tài chính Marketing TPHCM, với những thay đổi của chương trình GDPT mới, công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT cần thực hiện càng sớm càng tốt, bắt đầu từ khi các em học sinh chuẩn bị vào lớp 10. Điều này giúp các em định hướng ngành nghề từ sớm để có thể quyết định lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp năng lực của mình.

ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng và hướng nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, cho rằng: Với những thay đổi trong chương trình GDPT mới, cần thực hiện các chương trình hoạt động hướng nghiệp chuyên sâu cho học sinh, ứng dụng công nghệ số trong tư vấn, tăng cường các chương trình tư vấn trực tuyến của các đơn vị trường ĐH, đơn vị chuyên môn, đơn vị truyền thông uy tín với đội ngũ chuyên gia có sự am hiểu và chuyên môn cao về ngành nghề… nhằm tư vấn, định hướng nghề nghiệp sát với từng học sinh. Điều quan trọng là các trường THPT phải giúp học sinh tham quan trải nghiệm thực tế nghề nghiệp, trải nghiệm công tác đào tạo ngành nghề tại các trường ĐH.

Nhìn thực tế ở công tác quản lý, bà Trần Đức Hạnh Quỳnh, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 (TPHCM), cho biết, với đặc thù một quận ở trung tâm thành phố, công tác phân luồng học sinh gặp nhiều khó khăn do đa phần phụ huynh muốn con em phải vào ĐH hoặc cao đẳng. Nhiều phụ huynh cho rằng độ tuổi sau THCS, thậm chí sau tốt nghiệp THPT, là lứa tuổi chưa trưởng thành, chưa muốn con em đi học nghề.

Một số khác lại quan niệm các trường nghề hiện nay có giáo trình đào tạo lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, học sinh học nghề sau khi ra trường khó tìm được việc làm nên “bằng mọi giá” phải vào đại học để có cơ hội việc làm tốt hơn. Do đó, để thực hiện hiệu quả chính sách phân luồng học sinh, công tác tư vấn hướng nghiệp phải được kết hợp từ nhiều phía, gồm nhà trường, gia đình, xã hội, doanh nghiệp, chính quyền và đoàn thể.

Các cơ sở giáo dục cần thường xuyên tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trước, trong và sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, qua đó giúp học sinh sớm nhận thức về ngành nghề để xác định phương hướng và lộ trình học tập từ cuối cấp THCS.

Nâng chất công tác hướng nghiệp

I4e.jpg
Học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu (TPHCM) đặt câu hỏi trong chương trình tư vấn tuyển sinh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính theo tỷ lệ dân số, số sinh viên ĐH theo học các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) của Việt Nam chỉ đạt khoảng 55 sinh viên/10.000 dân, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực và châu Âu. Tỷ lệ sinh viên theo học các lĩnh vực STEM tính trên tổng số sinh viên ĐH của Việt Nam những năm gần đây dao động trong khoảng từ 27%-30%. Riêng đối với các ngành khoa học tự nhiên và toán, tỷ lệ sinh viên theo học ở Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 1,5%, bằng 1/3 so với Phần Lan, 1/4 so với Hàn Quốc, 1/5 so với Singapore và Đức. Trong khi đó, quy mô đào tạo các các ngành khối kinh tế lại rất lớn.

Nhận định về thực trạng này, TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng, xu thế học sinh chọn ngành của nước ta hiện nay rất giống với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cách đây nhiều năm. Điều này cũng phản ánh quy luật cung – cầu, xã hội có nhu cầu thì người học cứ theo học.

Tuy nhiên, điều mà thí sinh không để ý là liệu ngành mình chọn ở thời điểm này đang rất “nóng” nhưng lúc ra trường, khoảng 4-5 năm sau, nhu cầu của ngành đó có còn cao hay sẽ bão hòa? Đây không phải lỗi ở thí sinh mà là lỗi của ngành giáo dục, do công tác hướng nghiệp bị bỏ trống hoặc có thực hiện cũng chỉ qua loa. Tuy nhiên, trên thực tế, để làm tốt công tác hướng nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều.

Theo đại diện nhiều trường ĐH, để công tác hướng nghiệp thật sự có chất lượng và đúng nghĩa, cần sự phối hợp giữa giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH và cả giáo dục nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện bài bản, phải có chuyên gia am hiểu, thiết kế chương trình hướng nghiệp khoa học thì mới có thể hướng nghiệp và phân luồng học sinh được phù hợp, hiệu quả.

Ông NGUYỄN BẢO QUỐC, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM:

Mở rộng đối tượng tham gia tư vấn hướng nghiệp

Năm học 2024-2025, công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là năm đầu tiên học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. Những thay đổi về quy chế thi tốt nghiệp THPT, phương thức xét tuyển của các trường ĐH có tác động rất lớn đến định hướng lựa chọn môn học của học sinh.

Ngoài ra, Chương trình GDPT 2018 có điểm mới so với chương trình trước đây, đó là hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được triển khai từ năm lớp 10, sau đó tiếp tục mở rộng nội dung kiến thức ở lớp 11 và lớp 12. Trong khi đó, hầu hết chương trình tư vấn hướng nghiệp hiện nay chỉ dành cho học sinh lớp 12.

Tôi cho rằng cần mở rộng đối tượng tham gia tư vấn hướng nghiệp, giúp học sinh có lựa chọn môn học phù hợp từ năm lớp 10, từ đó có lộ trình học tập ổn định trong 3 năm học THPT, hạn chế tối đa tình trạng chuyển đổi môn học sau năm lớp 10 hoặc lớp 11.

TS HOÀNG NGỌC VINH, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp

(Bộ GD-ĐT):

Vừa cung cấp kiến thức phổ thông vừa muốn hướng nghiệp chọn ĐH là quá tham vọng

Công tác giáo dục hướng nghiệp trên thế giới đã thay đổi nhiều trong 2 thập niên qua, nhưng Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều. Người ta giáo dục hướng nghiệp ở THPT là đã dạy cho học sinh những kỹ năng nghề và được công nhận trên thị trường lao động.

Nhưng ở ta thì chương trình thiết kế thiếu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp của ngành nghề, trang thiết bị không có, trường nghề thì tách ra khỏi hệ thống các trường THPT ở địa phương.

Với Chương trình GDPT 2018, người ta nói có tính hướng nghiệp, nhưng thực chất lại là “phân ban” và “hướng thi” để xét vào định hướng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội… Hàng ngàn ngành học khác nhau ở bậc giáo dục ĐH, làm sao mà chương trình phổ thông mới có tham vọng hướng nghiệp?

Đó chỉ là “hướng luồng” để chọn môn thi và xét tuyển sao cho dễ có cơ hội vào học ĐH… Vì thế, mục tiêu kép vừa cung cấp kiến thức phổ thông nền tảng vừa muốn hướng nghiệp chọn học ĐH trong Chương trình GDPT 2018 là quá tham vọng, thiếu thực tế. Hậu quả của hình thức “hướng nghiệp” mà thực chất là “hướng thi” đã làm cho mục tiêu GDPT bị lệch lạc do học lệch, dạy lệch. Dạy học không phải vì sự học mà dạy học chỉ để cho “thi” rất cần được điều chỉnh ngay trong kỳ thi năm 2025.

ThS PHẠM THÁI SƠN, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công thương TPHCM:

Nên tích hợp công tác hướng nghiệp vào chương trình phổ thông

Công tác hướng nghiệp không nên là một hoạt động riêng lẻ mà cần được tích hợp vào các môn học chính khóa, đặc biệt là những môn như Giáo dục công dân, Kỹ năng sống và các môn học tự chọn. Như vậy, học sinh sẽ được tiếp cận thông tin về nghề nghiệp ngay trong quá trình học tập, giúp học sinh lớp 10, lớp 11 có cái nhìn toàn diện hơn về các ngành nghề.

Cùng với đó, công tác hướng nghiệp nên đẩy mạnh từ sớm, bắt đầu từ các lớp cấp 2 với các hoạt động khám phá năng lực, sở thích và khả năng của học sinh chứ không chỉ tập trung vào lớp 12. Điều này giúp học sinh có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về hướng đi của mình.

Chương trình GDPT mới khuyến khích sự phát triển toàn diện, do đó công tác hướng nghiệp cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng “mềm”.

THANH HÙNG – THU TÂM





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-doi-moi-cong-tac-huong-nghiep-de-ho-tro-thi-sinh-post762733.html

Cùng chủ đề

ĐH Bách Khoa Hà Nội dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn không đảm bảo

Đại học Bách khoa Hà Nội gửi lời xin lỗi và mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các bậc phụ huynh, các sinh viên.

Gọn nhẹ, không áp lực và không tốn kém

Chiều 7/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã chia sẻ về một số nội dung quan trọng liên quan công tác tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT năm 2025. 3 nguyên tắc cốt lõi trong xây dựng quy chế thi vào lớp 10 Theo đó, Bộ GD&ĐT đã xác định 3 nguyên tắc cốt lõi trong việc xây dựng quy chế thi...

Bổ sung cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Bộ GD&ĐT vừa có quyết định cho phép bổ sung hình thức làm bài thi trên máy tính cho tất cả các cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh Pearson English International Certificate (PEIC) tại Việt Nam.

Thầy Nguyễn Xuân Khang đã lập “Dự án Làng Nủ”

Tối 4/10, thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết đã lập "Dự án Làng Nủ", nuôi 22 trẻ đến khi 18 tuổi.

Trí tuệ nhân tạo (AI) không thể “chạm” tới những giá trị cốt lõi của giáo dục

Các nhà nghiên cứu cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) dù phát triển đến đâu cũng không thể “chạm” tới những giá trị cốt lõi của giáo dục và không thể thay thế vai trò của giáo viên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hari Won, Thanh Duy, Diệu Nhi, Sam, Phương Lan tham gia “Người yêu tôi đỉnh nhất”

Sau một thời gian thực hiện, gameshow âm nhạc kết hợp tình yêu “Người yêu tôi đỉnh nhất” chuẩn bị lên sóng, với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: Cẩm Ly, Hari Won, Thanh Duy, Diệu Nhi, Sam, Phương Lan, Lê Lộc, Trà Ngọc, Bùi Công Nam, Jun Phạm, Khả Như, Neko Lê, Quang Trung... Các ca khúc trong “Người yêu tôi đỉnh nhất” sẽ được hòa âm, phối khí bởi...

Mưa lớn, di dời các hộ dân gần núi Mang Kà Muồng, đường thành phố Quảng Ngãi ngập sâu

Mưa lớn, 4 hộ dân gần núi Mang Kà Muồng (xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) đã di dời xen ghép, trong khi đó, một số tuyến đường ở TP Quảng Ngãi ngập sâu trong nước. Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Đài Khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, trong những giờ tới, khu vực tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa...

Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Luật sư cho rằng cựu Tổng Giám đốc SCB không phạm tội vận chuyển tiền trái...

Ngày 8-10, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư. Tương tự, bào chữa cho bị cáo Tô Thị Anh...

Hà Nội ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi số

Chiều 8-10, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động và triển khai chiến dịch ra quân hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và Ngày Chuyển đổi số TP Hà Nội năm 2024 (10-10). TP Hà Nội thí điểm thành công hồ sơ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID, làm cơ sở để Chính phủ triển khai trên phạm vi toàn quốc;...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm Việt Nam

Ngày 8-10, Bộ Ngoại giao thông tin, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14-10. Chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc diễn ra sau chuyến thăm Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Sóng 5G xuất hiện tại nhiều khu vực trên cả nước

(Dân trí) - Nhiều người dùng cho biết điện thoại của họ bất ngờ bắt được sóng 5G dù công nghệ này chưa được chính thức triển khai. "Chiều nay, khi đi qua phố Phùng Hưng (Hà Nội), tôi rất bất ngờ khi thấy điện thoại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay vì 4G như mọi ngày. Hiện tại, tôi không đăng ký bất cứ gói cước dịch vụ 5G nào cả", anh Trung Nam, một nhân viên văn...

Thủ tướng: ‘Xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước’

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TP.Hà Nội cần tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức, chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào 'Người tốt, việc tốt', xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước. Sáng 8.10, TP.Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương...

Tòa án tỉnh Bắc Ninh quyết định xét xử vắng mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn dù bỏ trốn nhưng vẫn bị đưa ra xét xử vắng mặt, với cáo buộc đưa hối lộ nhiều tỉ đồng cho cựu bí thư và cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. TAND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án "thâu tóm" đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, liên quan đến bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Lào dự Hội nghị cấp cao ASEAN

Ngay sau khi tới Thủ đô Vietiane của Lào để chuẩn bị tham dự chuỗi hoạt động trong Hội nghị cấp cao ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Lào. Trưa 8/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Wattay, Vietiane, Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Lào dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần...

6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo đại diện Ban tổ chức cuộc thi cho biết, sau hơn 1 tháng phát động và chính thức triển khai cuộc thi từ ngày 1/9. Đến ngày 30/9, theo thống kê của Ban tổ chức, đã có 2.801 người tham gia cuộc thi. “Trong danh sách này, Ban tổ chức đã lựa chọn được 6 người trúng giải đợt 1 với số câu trả lời cao nhất và dự đoán...

Cùng chuyên mục

Dự án gần 5.000 tỷ ở Vĩnh Phúc vẫn nham nhở sau 2 tháng khắc phục

Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư khoảng 4.815 tỷ đồng (tương đương 220 triệu USD), gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới 150 triệu USD và nguồn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc 70 triệu USD. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc (thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Dự án được thực hiện trên địa bàn 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào

NDO - Tối 8/10, tại thủ đô Vientiane, trong chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.   Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào. (Ảnh: NHẬT BẮC-VGP) Tại cuộc gặp gỡ, báo cáo tình hình...

Cô gái gây sốt khi đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Dân trí) - Kiều Anh cho biết, cô cảm thấy rất ấm lòng và xúc động khi lắng nghe câu trả lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Buổi đối thoại đặc biệt ở trường đại học lâu đời nhất New York Dù đã đăng tải clip chia sẻ về phần đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cách đây 2 tuần trên trang cá nhân nhưng hiện tại, Lê Kiều Anh vẫn liên...

Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động

NDO - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, nỗ lực phấn đấu để những thành tựu kinh tế mang lại những chuyển biến tích cực cho phát triển và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân và phát triển theo hướng xanh hơn và bền vững hơn.   Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc (đứng giữa, phía trên Thủ tướng...

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg ngày 8/10/2024 kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải. Cụ thể, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải tại khoản 3 Điều 3 Quyết...

Mới nhất

Cô gái gây sốt khi đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Dân trí) - Kiều Anh cho biết, cô cảm thấy rất ấm lòng và xúc động khi lắng nghe câu trả lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Buổi đối thoại đặc biệt ở trường đại học lâu đời nhất New York Dù đã đăng tải clip chia sẻ về phần đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ...

Nghe tai phone cho đã, coi chừng… lãng tai

Sáng nào, trên các nẻo đường chạy tập thể dục tại TP.HCM, cũng có rất nhiều bạn trẻ vừa chạy vừa đeo tai phone nghe nhạc.Chị P.T.P., 19 tuổi, ngụ tại Q.Bình Thạnh, sáng nào cũng ra công viên gần nhà đi...

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/media/mua-vang-ngat-huong-lua-chin-tren-dai-ngan-ha-giang-1403932.html

Món bún tên lạ ở Nam Định giá 15.000 đồng, khách ăn 2 bát vẫn thèm

Bún đũa là một trong những món ngon nổi tiếng ở Nam Định. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là do hình thức độc đáo của món ăn này. Theo đó, bún đũa là loại bún được bắt sợi to gần như chiếc đũa ăn cơm, màu trắng phau và mềm, dai hơn sợi bún thông...

Mới nhất

Cần giải pháp phù hợp