Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải...

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt

Gạo chất lượng cao, gạo mang thương hiệu sản phẩm gắn với địa phương đang được triển khai một cách mạnh mẽ ở ĐBSCL. Theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia sẽ thuận lợi hơn khi ngày càng có nhiều thương hiệu gạo địa phương.

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ câu chuyện gạo thương hiệu “ST” của Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long đang xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình.

Nhiều giống lúa mang thương hiệu địa phương

Ban Quản lý (BQL) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đang phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang trồng khảo nghiệm 12 giống lúa tại huyện Long Mỹ vụ hè thu vừa qua. Trước đó, các giống lúa này đã được trồng khảo nghiệm và cho kết quả tốt tại vùng đất phù sa ở huyện Châu Thành.

Ông Nguyễn Hoàng Thoại, giám đốc BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết việc trồng khảo nghiệm 12 giống lúa này tại Long Mỹ nhằm xem xét khả năng phù hợp với điều kiện của vùng phèn mặn. “Sắp tới sẽ trồng ở một số vùng đất khác, nhằm từng bước tìm ra giống lúa phù hợp để xây dựng thương hiệu riêng cho Hậu Giang”, ông Thoại cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, có nhiều giống lúa được khuyến cáo sử dụng tại địa phương và đang được các HTX sản xuất làm nguyên liệu. Từ các giống lúa này, HTX và doanh nghiệp đã gắn với tên địa phương để tạo ra nhãn hiệu riêng như: gạo sạch Vị Thủy, gạo Liên Hưng, gạo Hương Quê, gạo Nàng Chăng…

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho rằng để có thương hiệu gạo phải đi lên từ sản phẩm có nhãn hiệu. Đơn cử như các sản phẩm gạo được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, Hậu Giang hiện có một số sản phẩm gạo đạt chứng nhận này.

“Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu không tự tạo ra được mà do thị trường quyết định qua thời gian”, ông Tân nói.

Từ nhãn hiệu gạo của doanh nghiệp, được sự đón nhận của người tiêu dùng, doanh nghiệp muốn xây dựng thành thương hiệu sẽ được hỗ trợ sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP, hữu cơ… “Doanh nghiệp còn được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ sơ chế, chế biến, xây dựng bao bì đẹp; đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại”, ông Tân nói

Tương tự, An Giang cũng xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo của tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu là phải xây dựng được nhãn hiệu và thương hiệu gạo của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo trên thị trường, nâng cao giá trị hạt gạo…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu gạo An Giang sẽ bắt đầu ở khâu chọn giống trước khi chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa, rồi tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, tổ chức quảng bá thương hiệu gạo…

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Đóng gói gạo để vận chuyển xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Thương hiệu gạo quốc gia, được không?

Thương hiệu gạo quốc gia sẽ được xây dựng từ đâu? Ông Phạm Thái Bình – chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) – cho biết đơn vị có vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và cũng xây dựng thương hiệu gạo từ nhiều năm nay.

Theo ông Bình, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không thể chỉ một giống lúa được mà phải bao gồm nhiều yếu tố như trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói… Chỉ khi được người tiêu dùng tin tưởng, luôn chọn gạo Việt Nam dù có gạo khác bán rẻ hơn, đó mới gọi là xây dựng thương hiệu gạo thành công.

Cũng theo ông Bình, ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển không bền vững, nước nhập khẩu không thích sự thiếu ổn định của gạo do một số doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khi lúc đầu ngon nhưng lúc sau không ngon. Do đó để tạo sự ổn định của gạo Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất với tiêu thụ phải gắn chặt, đầy đủ, có tiềm lực.

“Doanh nghiệp phải có vốn cùng liên kết với nông dân từ khi sản xuất từ trên cánh đồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói đến tận bàn ăn… Rất nhiều khâu mà khâu nào cũng cần có tính thương hiệu gạo. Đặc biệt, muốn ổn định, doanh nghiệp phải có vốn bao tiêu, liên kết với nông dân bền chặt trong sản xuất lúa”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo một chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia chính là xây dựng thương hiệu gạo của các doanh nghiệp. “Chúng ta nên có logo thương hiệu gạo Việt Nam gắn vào bao bì các thương hiệu gạo doanh nghiệp để mọi người nhận diện đây là thương hiệu gạo Việt Nam. Thương hiệu gạo của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu gạo quốc gia”, vị này nói.

Ông Trần Thanh Tâm – chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp – cho rằng thương hiệu gạo phát triển từ nhãn hiệu được người tiêu dùng tin yêu, từng bước nâng chất lượng thành thương hiệu gạo quốc gia là tốt nhất.

 Riêng nhãn hiệu gạo địa phương phải là giống đặc sản địa phương, ví dụ Nàng thơm chợ đào Long An, các giống lúa OM đang được các địa phương canh tác do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất.

“Do đó quốc gia có đưa ra quy định nhãn hiệu “VietNam Rice” nhưng hầu như không có công ty, doanh nghiệp đăng ký. Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua là tác giả và là doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu. Giống gạo này ngon, được trồng tại các vùng lúa tôm. Nhưng khi trồng ở các vùng phù sa như Đồng Tháp, Vĩnh Long thì không ngon”, ông Tâm giải thích.

* Chuyên gia kinh tế TRẦN HỮU HIỆP:

Phải có sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Phát triển thương hiệu gạo Việt không chỉ là việc đăng ký nhãn hiệu, mà là một quá trình liên tục duy trì và phát triển những giá trị vật chất, phi vật chất gắn liền hạt gạo. Vì vậy rất cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết của gạo Việt trên thị trường thế giới.

Nói cách khác, muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần có chính sách và quy hoạch vùng nguyên liệu như cách tiếp cận xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo hướng tăng trưởng xanh. Ngoài ra phải ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp cận thị trường.

Cuối cùng, phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều phối lợi ích, tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cơ chế chính sách hiệu quả để thương hiệu gạo Việt không chỉ là giấc mơ mà phải là hiện thân của giá trị xanh, sạch, cuộc sống lành.

Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Hôm nay (10-12), tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình truyền thông xây dựng thương hiệu gạo Việt do báo Tuổi Trẻ khởi xướng và được tổ chức từ năm 2024 đến hết năm 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một diễn đàn mở, kêu gọi sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm để đưa ra được những đề xuất thiết thực nhằm góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng… để bàn về các ý tưởng, đóng góp, hiến kế nhằm cùng nhau đưa ra một lộ trình và phương hướng sớm xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt trong thời gian sắp tới.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chung-tay-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-ky-3-phai-co-logo-thuong-hieu-gao-viet-20241210085019775.htm

Cùng chủ đề

Phải nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Ấn Độ có Basmati, Thái Lan có Hom Mali và Nhật Bản có Japonica nổi tiếng. Việt Nam cũng nên chọn gạo ST25 để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia bởi khi có gạo ngon nhất thế giới là thương hiệu quốc gia, các loại gạo khác cũng được hưởng lợi. ...

Xưa cân gạo rồi khách xách về, nay túi gạo đóng sẵn, có nhãn hiệu được chuộng hơn

Ông Nguyễn Văn Bảy - phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ - khẳng định có sự quan tâm ngày càng tăng về bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa và liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ. ...

Có làm nhưng chưa “tới”

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu". Đây là chia sẻ của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua tại hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức chiều 10/12,...

Thương hiệu gạo Việt học hỏi gì từ kinh nghiệm của Thái Lan và Nhật Bản?

Ông Sakda Sinives - cố vấn chuyên môn Công ty TNHH A.S Power Green - gợi ý cần chọn tên thương hiệu độc đáo so với đối thủ cạnh tranh, ít bị trùng và không nên quá dài 3 âm tiết để khách hàng dễ nhớ. ...

Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà. Xuất khẩu gạo tăng cả về lượng và giá trị Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội giáo dục lịch sử cho con cháu

Đó là khẳng định của thiếu tướng HỒ SỸ HẬU, nguyên cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), trước sự quan tâm của mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới trẻ, tới quân đội và quốc phòng. Sức mạnh không chỉ...

Khốc liệt cạnh tranh Internet vệ tinh

'Chòm sao vệ tinh' là sáng kiến lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU) trong không gian sau hệ thống định vị Galileo và chòm sao vệ tinh quan sát Trái đất Copernicus. Đầu tuần này EU đã ký các hợp đồng...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 hỗ trợ phòng chống dịch bệnh tả tại Nam Sudan

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả tại bang Unity, Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam đã có những hoạt động dân sự - quân sự (CIMIC) hỗ trợ y tế cho người dân nơi đây nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan. ...

Xây dựng cho được hình mẫu thanh niên mới

980 đại biểu chính thức đã hoàn tất hai phiên làm việc ngày đầu tiên của Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024-2029) hôm qua. Đại hội sẽ làm việc phiên trọng thể và bế mạc vào hôm nay (18-12). ...

Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Phân biệt nhìn mờ...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Nhiều người dùng Việt lo lắng vì dòng code lạ trên Facebook

Một dòng mã lạ hiển thị dưới tên Facebook của mỗi thành viên từ sáng 9-12 đang khiến đông đảo người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hoang mang, lo sợ bị hack. Theo chia sẻ của đông đảo người dùng mạng xã...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Cùng chuyên mục

OnPoint công bố mua lại công ty dịch vụ thương mại điện tử của Thái Lan

Ngày 18/12/2024, OnPoint - nhà cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam - công bố thương vụ mua lại CREA, một trong những công ty hàng đầu về TMĐT tại Thái Lan. Sự hợp tác chiến lược giữa hai tên tuổi lớn trong ngành hứa hẹn tạo nên một hệ sinh thái giải pháp toàn diện hỗ trợ các thương hiệu toàn cầu và trong khu vực phát triển trong nền kinh tế số...

Sáng 18-12, bán vàng miếng SJC ở đâu có giá cao nhất?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục bất động, một số nơi mua vào vàng miếng cao nhất 83,9 triệu đồng/lượng. ...

Công bố lỗ thành lãi, hai doanh nghiệp bị xử phạt

CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp. CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp. ...

Traphaco chốt quyền tạm ứng cổ tức 20% bằng tiền

Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Traphaco sẽ chi gần 83 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông. Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA, sàn HoSE)...

Thua lỗ triền miên, chủ dự án Sunbay Park Ninh Thuận xin gia hạn nợ trái phiếu

Sunbay Ninh Thuận chưa có một năm có lãi kể từ 2021, mỗi năm, công ty này đều lỗ vài tỷ đồng giai đoạn 2021-2023 và đột biến lỗ hơn 14 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024. Thua lỗ triền miên, chủ dự án Sunbay Park Ninh Thuận xin gia hạn nợ trái phiếuSunbay Ninh Thuận chưa có một năm có lãi kể từ 2021, mỗi năm, công ty này đều lỗ vài tỷ đồng giai đoạn 2021-2023...

Mới nhất

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Thông tin mới vụ nữ phụ xe buýt bị tông đến đa chấn thương

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. ...

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm...

Mới nhất