Trang chủNewsThời sựChung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi...

Chung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi xứ Thanh


(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi xứ Thanh
Trò diễn Xuân Phả tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

 Giữ gìn miền di sản

Miền núi xứ Thanh gồm với 11 huyện miền núi và 06 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi – một dải núi rừng trùng điệp, từ huyện Thạch Thành lên huyện cuối cùng Mường Lát. Nơi đây lưu giữ các di chỉ khảo cổ lịch sử và hàng trăm lễ hội, trò diễn dân gian, được bổ sung thêm bởi những tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của các DTTS.

Theo ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, khu vực miền núi của tỉnh là nơi sinh sống của nhiều đồng bào DTTS; trong đó đông nhất là dân tộc Mường (401.967 người), kế đến là dân tộc Thái (258.506 người), Mông (19.166 người), Thổ (12.675 người), Dao (6.551 người), Khơ Mú (1.024 người). Mỗi dân tộc lại có những bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo riêng.

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục dân tộc Thái huyện Như Thanh; tổ chức Liên hoan văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao và Lễ hội “Hương sắc vùng cao” thu hút đông đảo các nghệ nhân, diễn viên, quần chúng các DTTS ở vùng thượng du Thanh Hóa tham gia biểu diễn, sáng tạo, hưởng thụ văn hóa.

Có thể kể đến như trò diễn Pồn Pôông, hát Sắc Bùa, nghệ thuật diễn xướng Xường giao duyên, cồng chiêng của người Mường; lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, múa Cá Sa, múa sạp, múa xòe, điệu khặp, khua luống của người Thái; múa rùa, múa bát, tết nhảy của người Dao; khèn bè, đàn môi của người Mông… Những giá trị văn hóa độc đáo ấy được đồng bào gìn giữ như báu vật trong mỗi cộng đồng dân cư.

Theo thời gian, với sự hội nhập về kinh tế và giao thoa, tiếp biến văn hóa, các lễ hội, nghi thức, phong tục tập quán,… của các DTTS không chỉ là di sản quý của riêng mỗi dân tộc, mỗi vùng đất, mà đã kết tinh thành kho tàng văn hóa miền núi xứ Thanh. 

Vì vậy, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi được tỉnh Thanh Hóa xác định vừa là để giữ gìn nét riêng, độc đáo của mỗi dân tộc, vừa bồi đắp thêm giá trị của miền di sản, trở thành động lực phát triển cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình cho biết, với ý nghĩa đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn được tỉnh chú trọng triển khai. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Gần đây nhất, ngày 31/12/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 4795/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”. 

Mục tiêu của đề án là nhằm chấn hưng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS; thúc đẩy sinh kế đa dạng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trình diễn Pồn Pôông - cồng chiêng cũng là di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu còn được lưu giữ tại vùng núi Thanh Hóa.
Trình diễn Pồn Pôông – cồng chiêng cũng là di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu còn được lưu giữ tại vùng núi Thanh Hóa.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh dự kiến bố trí gần 62,2 tỷ đồng để sưu tầm, biên soạn, hoàn thiện và số hóa tiếng nói, chữ viết của 3 dân tộc: Thái, Mông, Dao (chữ Nôm Dao); sưu tầm tiếng Mường, từng bước nghiên cứu bộ chữ Mường Thanh Hóa; sưu tầm tiếng nói dân tộc Thổ, Khơ Mú; số hóa các tài liệu tiêu biểu về văn học dân gian, âm nhạc, nghệ thuật dân gian, những tri thức bản địa tiêu biểu của 06 DTTS trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, trong 10 năm (2011 – 2020) thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã kiểm kê được 272 di sản văn hóa phi vật thể. Các sở, ngành, địa phương đã phối hợp phục dựng được nhiều lễ hội truyền thống, như: Lễ hội Đền Cọn, Lễ hội Nàng Nga – Hai Mối, Lễ hội Chá Mùn, Lễ cấp sắc …, góp phần tạo môi trường sinh hoạt văn hóa cho đồng bào DTTS.

“Giữ lửa và truyền lửa”

Cùng với nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực tham gia gìn giữ, làm phong phú thêm giá trị di sản văn hóa ở miền núi xứ Thanh. Trong đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã phát huy vai trò của mình, tiên phong “giữ lửa và truyền lửa” trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Việc truyền dạy nói, viết chữ Thái cho nhiều thế hệ học sinh tại Thanh Hóa luôn được quan tâm ( Trong ảnh: Cô giáo Hà Thị Khuyên đã truyền dạy nói, viết chữ Thái cho học sinh Trường THPT Quan Sơn)
Việc truyền dạy tiếng nói, viết chữ Thái cho nhiều thế hệ học sinh tại Thanh Hóa luôn được quan tâm ( Trong ảnh: Cô giáo Hà Thị Khuyên đã truyền dạy nói, viết chữ Thái cho học sinh Trường THPT Quan Sơn)

Là người con dân tộc Thái, hơn 20 năm qua, ông Phạm Bá Thược (sinh năm 1957) Người có uy tín bản Luốc Lầu, xã Mường Mìn (huyện Quan Sơn) luôn mang trong mình niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, sưu tầm chữ Thái cổ, truyền dạy cho nhiều thế hệ.

Với sự quan tâm của các cấp, ngành, ông Phạm Bá Thược đã mở nhiều lớp học chữ Thái tại các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Thường Xuân…, góp phần hồi sinh chữ viết của người Thái. Với những đóng góp đó, ông Thược đã được tôn vinh tại Hội nghị tôn vinh Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân DTTS sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu năm 2023 của huyện Quan Hóa.

Di sản văn hóa miền núi xứ Thanh đã góp phần hình thành nên vùng đất Thanh Hóa “địa linh, nhân kiệt”. Trên địa bàn hiện lưu giữ rất nhiều các giá trị văn hóa dân tộc với hơn 1.500 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; 755 di sản văn hoá phi vật thể với gần 300 lễ hội, lễ tục, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian…

Ông Phạm Bá Thược là một trong hàng nghìn lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang trăn trở, tâm huyết, đóng góp cho sự phát triển của của tỉnh Thanh Hóa. 

Từ nỗ lực của những Người có uy tín như ông Phạm Bá Thược, tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống ở mỗi cộng đồng DTTS của tỉnh Thanh Hóa đã và đang được “giữ lửa và truyền lửa”. 

Nỗ lực đó cũng là đại diện cho ý chí chung của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, được khắc sâu trong Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III – năm 2019. Tại Đại hội lần thứ III, đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa đã nguyện chung sức, đồng lòng để xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, ông Mai Xuân Bình, từ sau Đại hội lần thứ III đến nay, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh tiếp tục phát huy vai trò “hạt nhân” của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở. 

Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực đã đóng góp vào sự phát triển trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa.
Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực đã đóng góp vào sự phát triển trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa.

Ghi nhận những đón góp của những “đầu tàu”, tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2023 (được tổ chức ngày 27/10), Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 109 cá nhân là Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc góp phần củng cố, phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa.

“Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV – năm 2024 dự kiến tổ chức trong tháng 10 tới đây, nhiều cá nhân là Người có uy tín sẽ nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Đây là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những đóng góp quan trọng của Người có uy tín trong sự phát triển của vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa”, ông Bình cho biết.

Trong “Đề án bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2023, các huyện miền núi tổ chức được các chương trình quảng bá, giới thiệu nét đẹp trong trang phục, nghề truyền thống của đồng bào DTTS; xây dựng và nhân bản nhiều mô hình làng, bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch

Hàng năm tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm của đồng bào DTTS, đồng thời tìm kiếm thị trường để đưa sản phẩm của đồng bào DTTS đến với khách hàng trong và ngoài nước để góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Đánh thức tiềm năng du lịch miền núi xứ Thanh





Nguồn: https://baodantoc.vn/chung-tay-giu-gin-phat-trien-di-san-van-hoa-mien-nui-xu-thanh-1725777507153.htm

Cùng chủ đề

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Ngũ Cung đưa Cô đôi Thượng Ngàn, Sơn Đoòng vào nhạc Rock

(Tổ Quốc) - Qua 17 năm thành lập, ban nhạc Ngũ Cung được khán giả nhớ đến với những tác phẩm nhạc rock kinh điển mang hơi thở văn hóa dân gian. Mới đây, Ngũ Cung ra mắt album mới mang chủ đề "Di sản". Đây là đứa con tinh thần...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, bất chấp lịch sử đầy biến động thăng trầm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, bất chấp lịch sử đầy biến động thăng trầm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách...

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm,...

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn...

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Ông Trump: Tôi sẽ ngăn chiến tranh

Ngày 6/11, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói với những người ủng hộ sau chiến dịch tranh cử thành công rằng ông "không thích chiến tranh".Ông Donald Trump tuyên bố chiến thắng khi các dự đoán cho thấy ông đang trên đà giành thêm số phiếu đại cử tri để đảm bảo trở lại Nhà Trắng.Ông Trump cam kết nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ mở ra “thời kỳ hoàng kim...

Cùng chuyên mục

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư khẳng định: Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực...

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11. UAV Nga tấn công dữ dội vào Kiev, hàng loạt khu vực rung chuyển Tình hình chiến sự 1 tuần qua diễn ra rất căng thẳng khi Nga dùng UAV và tên lửa tấn công liên tục vào các khu vực...

Mới nhất

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì...

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo...

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11. UAV Nga tấn công dữ dội vào Kiev, hàng loạt khu vực rung chuyển Tình hình chiến sự 1 tuần qua...

Mới nhất