Trang chủDi sảnChung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật...

Chung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Tỉnh Nam Định có kho tàng đồ sộ di sản văn hóa, trong đó nhiều di sản văn hóa phi vật thể được quốc tế, quốc gia công nhận, ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chính quyền và cộng đồng dân cư quan tâm, có đóng góp tích cực làm phong phú thêm các giá trị văn hóa, đời sống tinh thần và công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của người dân nơi đây.
Thực hành nghệ thuật kéo chữ tại Lễ hội Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, Nam Định) năm 2024.
Thực hành nghệ thuật kéo chữ tại Lễ hội Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, Nam Định) năm 2024.

Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định cho biết: Địa phương hiện có gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó quần thể Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) với hơn 20 công trình đền, đình, phủ, tiêu biểu như: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh, được coi là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Nghi lễ chầu văn, một phần cốt lõi của tín ngưỡng này, đã phát triển mạnh tại Nam Định từ thế kỷ XVII, lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố khác. Chầu văn là kho tàng văn hóa dân gian phong phú, kết hợp huyền thoại, truyền thuyết và các giá trị đạo đức, ca ngợi công trạng của các nhân thần, thiên thần. Từ nghi lễ này hình thành nghệ thuật hát văn và hầu đồng, hòa quyện các lớp diễn xướng, dân ca, dân vũ trên nền nhạc cụ truyền thống, tái hiện hình tượng các vị Thánh sống động và đầy sức hút.

Thời gian qua, Hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định đã tích cực phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, trưng bày, triển lãm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” nói riêng.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh xã hội hóa tạo nguồn lực bảo đảm cho các hoạt động, trong đó có hỗ trợ hội viên thực hành, trao truyền di sản theo đúng nghi thức cổ truyền và quy định của pháp luật; đấu tranh, phê phán những hành động làm sai lệch, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của di sản; đề xuất với các cơ quan nhà nước các giải pháp nâng cao công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa.

Cùng với di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, tỉnh Nam Định tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt như: Nghệ thuật hát Ca trù, từng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Phở Nam Định, một biểu tượng ẩm thực nổi tiếng, đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương để trở thành thương hiệu quốc gia; nghề sơn mài Cát Đằng là nghề thủ công truyền thống độc đáo được trao truyền qua nhiều thế hệ…

Bên cạnh đó là các lễ hội truyền thống nổi tiếng, giàu giá trị lịch sử và văn hóa, góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân và khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của vùng đất Nam Định như: Lễ hội Đền Trần, chùa Keo Hành Thiện, chùa Đại Bi, Thái Bình Xướng Ca…, tái hiện sống động những phong tục, tập quán lâu đời, đồng thời truyền tải các giá trị nhân văn và tinh thần gắn kết cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, cùng với cộng đồng dân cư thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản, từ năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”; lồng ghép trong quy hoạch phát triển du lịch, văn hóa và di sản của tỉnh, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà Chính phủ cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh.

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Nam Định thực hiện nhiều dự án nghiên cứu và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể. Tiêu biểu như sưu tầm tài liệu về nghi lễ Chầu văn; quy trình chế tác sơn mài; nguồn gốc và sự phát triển của phở Nam Định; ngành văn hóa phối hợp ngành giáo dục truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ thông qua các chương trình giảng dạy tại trường và các buổi học ngoại khóa tại các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng tỉnh…

Bên cạnh đó, việc tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân cũng được đặc biệt quan tâm; qua ba lần tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Nam Định đã có 13 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu.

Theo bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định, các nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành và truyền dạy di sản, được đề xuất kịp thời xét tặng danh hiệu nghệ nhân là động lực để các nghệ nhân tiếp tục cống hiến và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định.

Nguồn: https://nhandan.vn/chung-tay-bao-ve-phat-huy-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post856047.html

Cùng chủ đề

Doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt kỷ lục từ trước đến nay

Năm 2024, tổng doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt hơn 422,2 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thông tin trên được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 vào ngày 14/1. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 là năm để lại nhiều dấu ấn mang tính lịch sử trong công cuộc bảo tồn...

Thành nhà Hồ – Di sản và cộng đồng

Triển lãm “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng” không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân xưa. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vừa khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng”, nhằm mang đến cho...

Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025 ghi nhận biến động trái chiều khi các tỉnh miền Bắc bất ngờ giảm nhẹ, trong khi đó miền Nam có sự tăng nhẹ. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được...

Gần 30.000 tài xế vi phạm giao thông ở Thanh Hóa bị phạt nguội qua “mắt thần”

Công tác xử phạt nguội vi phạm giao thông ở Thanh Hóa cao nhất cả nước với số tiền hơn 43 tỷ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Ninh hợp tác toàn diện trong lĩnh vực y tế với bệnh viện Bạch Mai và Hữu nghị Việt Đức

NDO - Chiều 14/1, tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ y tế giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Dự lễ ký kết có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Y tế; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh....

Các công ty Trung Quốc cạnh tranh gay gắt với Apple và Samsung

Sự suy giảm doanh số bán điện thoại thông minh của Apple và Samsung diễn ra trong bối cảnh sự cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Honor ngày càng gia tăng. Theo dữ liệu sơ bộ do công ty nghiên cứu thị trường International Data Corporation (IDC) công bố ngày 13/1, doanh số bán điện thoại thông minh của Apple và Samsung trên toàn cầu đều giảm trong quý 4/2024, khi cả...

Hỗ trợ để sản phẩm OCOP vươn xa

Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên đã áp dụng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, “tiếp sức” cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thành viên Hợp tác xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thu hoạch lúa đặc sản gạo Nếp Tài. Ảnh: Báo Nhân Dân Được “tiếp sức”, các chủ thể sản xuất...

Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

NDO - Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi. Trẻ hóa bệnh nhân bị suy thận mạn Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ đang là một trong những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn....

Trang sử mới của quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện, bền chặt Việt Nam-Liên bang Nga

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15/1. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Liên bang Nga chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30/1/1950-30/1/2025), dấu mốc quan trọng trên chặng đường đồng hành phát triển kéo dài hơn 70 năm qua. Chuyến thăm đồng thời khẳng...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Không gian giao thoa giữa nghệ thuật đương đại và di sản tại ‘Thẩm/Thấu, Thưởng’

Bằng nhiều phong cách khác nhau, triển lãm Thẩm/Thấu, Thưởng khắc hoạ Tết ở nhiều cung bậc khác nhau, ấm cúng và thiêng liêng qua hình và màu của người Việt. Từ ngày 9/1 - 23/1, Màu Việt Nam hợp tác cùng Gallery Medium giới thiệu đến công chúng THẨM / THẤU, THƯỞNG. Tiển lãm nghệ thuật trưng bày gần 50 tác phẩm đến từ 3 nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor ngay trước thềm Tết...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Cùng chuyên mục

Doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt kỷ lục từ trước đến nay

Năm 2024, tổng doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt hơn 422,2 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thông tin trên được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 vào ngày 14/1. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 là năm để lại nhiều dấu ấn mang tính lịch sử trong công cuộc bảo tồn...

Thành nhà Hồ – Di sản và cộng đồng

Triển lãm “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng” không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân xưa. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vừa khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng”, nhằm mang đến cho...

Nghe bảo vật quốc gia nghìn năm tuổi kể chuyện

Đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng bồ tát Tara được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt đầu đều thuộc nền văn hóa Chămpa, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng bồ tát Tara được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt đầu đều thuộc nền văn hoá Chămpa, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng...

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Tòa thành đá độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Thành Nhà Hồ - công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực. Với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận Thành...

Mới nhất

Đấu giá 3,6kg sâm Ngọc Linh, thu hơn 580 triệu đồng để tặng bà con Xơ Đăng

(Dân trí) - UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vừa tổ chức lễ công nhận làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng là làng du lịch cộng đồng và đấu giá thành công 3,6kg sâm Ngọc Linh, thu về hơn 580 triệu đồng. Ngày 14/1, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức...

Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Hai Thủ tướng thống nhất cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều, trong đó có tận dụng hiệu quả FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là thành viên. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã...

Tuyển thủ Việt Nam quá khỏe, HLV cầu nguyện không chấn thương

Doãn Ngọc Tân thi đấu 7 trận trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam. Trở lại câu lạc bộ, tiền vệ này tiếp tục đá chính 2 trận liên tiếp trong vòng 10 ngày kể từ sau ngày nâng cúp tại Thái Lan.Luôn thi đấu năng nổ và thể hiện tinh thần...

Tin tức sáng 15-1: Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm; Mai anh đào Đà Lạt nở sớm

Tin tức đáng chú ý: Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm; Công an TP.HCM cảnh báo tội phạm phổ biến dịp Tết; Việt Nam sắp có thêm nhà máy sản xuất ô tô điện và hybrid... ...

Mới nhất

Nhộn nhịp sách tết