Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcChung tay bảo vệ bản quyền trên môi trường số

Chung tay bảo vệ bản quyền trên môi trường số


Hiện nay, nhiều bạn đọc sẵn sàng trả phí để nghe sách nói. Ảnh: MINH HOÀNG
Hiện nay, nhiều bạn đọc sẵn sàng trả phí để nghe sách nói. Ảnh: MINH HOÀNG

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bà Lee Ha Young, Phó trưởng Phòng Hợp tác thương mại văn hóa (Bộ VH-TT-DL Hàn Quốc), cho biết, quá trình quốc tế hóa, tinh vi hóa việc lưu hành nội dung bất hợp pháp khiến chuyện xem trộm đang ngày càng lan rộng.

Trong bối cảnh đó, Bộ VH-TT-DL Hàn Quốc hợp tác với các bộ, ngành liên quan công bố chính sách phòng chống việc lưu hành bất hợp pháp nội dung số (gọi tắt là K-content). Chính sách này đi kèm với các biện pháp cụ thể, gồm: Ứng phó nhanh và nghiêm chỉnh; Hợp tác quốc tế; Điều tra khoa học; Thay đổi nhận thức.

Tuy nhiên, một trong những động thái tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ bản quyền chính là việc thành lập Bảo tàng Bản quyền Quốc gia Hàn Quốc, được đặt tại thành phố Jinju, tỉnh Gyeongnam.

Bảo tàng được thành lập vào ngày 22-11-2023, gồm 5 không gian: Phát hiện bản quyền trong cuộc sống hàng ngày; Hiểu về bản quyền; Trải nghiệm và sử dụng tác phẩm; Không gian sáng tác; Nhận thức về tầm quan trọng của bản quyền. Ngoài 5 không gian này, bảo tàng còn có các tiện nghi khác như phòng học, thư viện, kho tư liệu…

Hiện tại, Bảo tàng Bản quyền Quốc gia Hàn Quốc lưu trữ 839 tài liệu, được sắp xếp thành các nhóm chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, theo bà Lee Ha Young, mục tiêu chính của bảo tàng không phải là trưng bày các tài liệu mà là để du khách có thể trải nghiệm những vấn đề liên quan đến bản quyền. Khách tham quan có thể trực tiếp sử dụng tác phẩm, sáng tác và đăng ký bản quyền.

“Thông qua các hoạt động này, khách tham quan sẽ có trải nghiệm và cảm giác trở thành tác giả. Và khi đó, họ cũng sẽ cảm nhận được những quyền lợi chính đáng của mình. Từ đó, giúp họ nhận thức được rằng, mọi người cần phải tôn trọng bản quyền”, bà Lee Ha Young nói.

Theo bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Hàn Quốc hiện đang có những hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam trong các hoạt động, đặc biệt là trong vấn đề bản quyền.

“Các nội dung của Hàn Quốc đã được khai thác và sử dụng rất nhiều tại Việt Nam, nhất là nội dung số liên quan đến các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngược lại, văn hóa của Việt Nam cũng được khai thác rất nhiều ở thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh việc chia sẻ thông tin về mặt pháp lý, thực tiễn thì Việt Nam và Hàn Quốc có thể hợp tác với nhau trong việc khai thác, thực thi và bảo vệ bản quyền, cùng nhau xử lý các vấn đề vi phạm bản quyền, đặc biệt là trên môi trường số”, bà Kim Oanh thông tin.

Chúng ta đã là thành viên của các hiệp ước quốc tế về bản quyền, mỗi hiệp ước có gần 200 quốc gia thành viên. Chính vì vậy, trong môi trường số rất cần sự hợp tác để có thể cùng nhau thực thi, và chúng ta cũng sẽ được bảo vệ ở mỗi quốc gia thành viên đó.

Bà PHẠM THỊ KIM OANH, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả

Những chuyển biến tích cực

Không riêng gì Việt Nam và Hàn Quốc, bản quyền trên môi trường số đang là vấn đề nhức nhối của không ít quốc gia trên thế giới. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng mỗi quốc gia mà cần sự chung tay hợp tác giữa các quốc gia với nhau.

Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 8 Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, gồm: Berne (2004), Geneva (2005), Brussels (2006), Rome (2007), TRIPs (2007), WCT (2022), WPPT (2022) và Marrakesh (2023). Cùng với đó, hành lang pháp lý cũng dần được hoàn thiện, bám sát với thực tiễn đời sống. Nhờ vậy, vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực.

CN3 tieu diem.jpg
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách nói Voiz FM

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, đến năm 2022, toàn bộ số tiền thu được từ âm nhạc trực tuyến trên thế giới vào khoảng 26,2 tỷ USD, chiếm hơn 80% số tiền từ âm nhạc nói chung. Nếu so sánh với năm 1999, doanh thu từ âm nhạc vật lý chiếm đến hơn 95% thì rõ ràng, tình hình hiện nay đã thay đổi hoàn toàn.

“Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam, thì 80% số tiền thu được của đơn vị này đến từ âm nhạc trực tuyến. Trung bình một người Việt Nam chi trả 1 USD/năm (khoảng 25.000 đồng) cho việc nghe nhạc trực tuyến. Con số trên mặc dù chưa lớn nhưng cho thấy, người Việt Nam bắt đầu có thói quen trả tiền để nghe nhạc”, luật sư Phan Vũ Tuấn chia sẻ.

Ở lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất bản phẩm điện tử, cũng đang có những chuyển biến tích cực.

Theo số liệu từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, tính đến hết năm 2023, có 24/57 nhà xuất bản tham gia xuất bản và phát hành điện tử (tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2022), chiếm 42,1% tổng số nhà xuất bản. Trong năm 2023, xuất bản phẩm dạng điện tử đạt 4.000 xuất bản phẩm (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2022) với ước tính khoảng 36.000 bản (tăng 11%). Doanh thu từ hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử đạt hơn 9 tỷ đồng, lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Một số đơn vị có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên như Nhà xuất bản Trẻ (1,2 tỷ đồng), Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam (3,1 tỷ đồng), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (1 tỷ đồng), Nhà xuất bản Hà Nội (1 tỷ đồng).

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Kim Oanh cho rằng, dù vấn đề hành lang pháp lý đã được hoàn thiện hơn, ý thức của mọi người được nâng cao hơn nhưng thực tế vẫn còn không ít xâm phạm xảy ra, đặc biệt là trên môi trường số. Nhiều người vẫn có thói quen dùng miễn phí, hay lợi dụng môi trường số để thu lợi. Để giải quyết vấn đề này, cần sự chung tay hợp tác cùng rất nhiều giải pháp đồng thời để thực thi.

“Phải tiếp tục nâng cao về mặt nhận thức, đặc biệt là sự chủ động của các chủ thể quyền. Trong môi trường số, cần áp dụng các biện pháp công nghệ để có thể theo dõi, khai thác, sử dụng và trả bản quyền một cách công khai, minh bạch”, bà Kim Oanh bày tỏ.

Thông tin từ Cục Bản quyền tác giả cho biết: Theo số liệu khảo sát của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về đóng góp kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền thì tại Hoa Kỳ đóng góp này chiếm khoảng 11,99% GDP và ở Hàn Quốc là 9,89% GDP; tại Trung Quốc đóng góp này chiếm khoảng 7,35% GDP, ở Malaysia là 5,7% và ở Thái Lan là 4,48% GDP.

Tại Việt Nam, qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số liệu có sự sụt giảm, chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%; đến năm 2022, các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng, ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Những số liệu này cho thấy việc bảo hộ hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.

HỒ SƠN





Nguồn

Cùng chủ đề

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

PGS.TS Nguyễn Thị Thu PhÆ°Æ¡ng - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tiết lộ doanh thu của "Anh trai vượt ngàn chông gai" có thể đạt 340 tá»· đồng. Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Điện Quang thua lỗ, khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh 2024 còn khá xa

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang (DQC) vừa công bố...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang (DQC) vừa công bố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tư lệnh TPHCM gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 20-12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2024). Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau xem phim tài liệu ôn truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 80 năm qua, dưới...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Bài đọc nhiều

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền

DNVN - Tập đoàn công nghệ Meta (Mỹ) vừa giới thiệu thêm các tính năng mới trên ứng dụng Messenger, bao gồm hỗ trợ gọi video chất lượng HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo phông nền. ...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Cùng chuyên mục

Tàu lớn nhất thế giới sử dụng công nghệ đẩy bằng năng lượng gió

Interesting Engineering hôm 19/12 đưa tin tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu. ...

Giảng viên cười ra nước mắt với sinh viên sao chép ‘nguyên con’ lời chúc của ChatGPT

Thay vì biến trí tuệ nhân tạo trở thành công cụ phục vụ việc học tốt hơn, một số sinh viên đã sao chép 'nguyên con' khiến thầy cô giáo dở khóc dở cười. Theo bạn đọc Lại Thị Ngọc Hạnh, trong thời buổi...

Còn nhiều dư địa tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Pháp

NDO - Đánh giá cao tiềm lực của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại sứ Pháp cho rằng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là cơ hội để Việt Nam tăng cường hơn nữa năng lực của ngành, cũng như mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. NDO - Đánh giá cao...

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Hợp tác xây dựng mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu

NDO - Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, ngày 19/12, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) - Pháp và 3 Points Aviation - Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ; đồng thời ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung với Network Cable Co., LTD (NWC) - Hàn...

Mới nhất

4 nguyên nhân bất ổn khiến nhịp tim đập dồn dập

Tim đập nhanh là tình trạng mà tim đột ngột đập mạnh hơn, nhanh hơn hay nhịp tim không đều. Người mắc có...

Miss Charm 2024: Quỳnh Nga đoạt á hậu 2, đại diện Malaysia đăng quang

Chung kết Miss Charm 2024 (Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế) diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TPHCM với màn tranh tài của 37 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga đoạt á hậu 2. Ngôi vị hoa hậu chính thức gọi tên Rashmita Rasindran - đại diện đến từ...

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12....

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm...

Mới nhất