Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết



YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Bạn tri kỷ với chè Shan tuyết

Tiết trời âm u, sương mù, giá buốt khiến con đường độc đạo chạy quanh núi từ Quốc lộ 32 đoạn qua trung tâm huyện Văn Chấn lên xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vốn nhiều khúc cua lại càng trở nên chênh vênh khi tầm nhìn phía trước chỉ cần cách 5m đã không thể nhìn rõ mặt người. Dò theo ánh đèn xe máy yếu ớt trong màn sương dày, ngôi nhà của ông Sùng Sấu Cua cũng hiện hữu trước mắt.

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Phình Hồ quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Trung Quân.

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Phình Hồ quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Trung Quân.

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, ngôi nhà có cột và mái được làm bằng gỗ pơ mu chắc chắn, thiết kế thấp để tránh gió lùa đang “say giấc” chợt bừng tỉnh khi có sự xuất hiện của những người khách phương xa.

Nghe tiếng xe máy, ông Sấu Cua đon đả chạy từ sau nhà ra phía trước. Tiếng bước chân trần chắc nịch trên nền đất cứng của lão nông năm nay đã hơn 100 tuổi khiến cánh thanh niên chúng tôi vừa cất tiếng xuýt xoa vì rét thấy ngượng ngùng dấu vội đôi bàn tay đang run lên vì tê buốt.

Không giống những người Mông tôi từng gặp có phần e dè, khép mình, kiệm lời, ông Sấu Cua lại rất hồ hởi khi có người lạ đến thăm. Theo người con trai út, do tuổi cao nên từ lâu ông Sấu Cua đã không ra khỏi xã, vì thế mỗi khi có người ở xa đến ông vui ra mặt vì lại có cơ hội được nói, được trải lòng về những hoài niệm, bài học nhân sinh mà mình đã dành hơn 1 thế kỉ đúc kết.

Bước vào nhà, đến ngồi cạnh bếp củi đang rực lửa, tôi mới có cơ hội ngắm kỹ người đàn ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”. Sự phúc hậu, chân thành toát lên trên gương mặt chứa đựng dấu tích của thời gian khiến người đối diện thấy ấm lòng.

Chậm rãi đi vào góc nhà, ông Cua nhẹ nhàng lấy một nắm chè Shan tuyết tự tay mình sao cho vào một bát tô lớn, nhấc ấm nước sôi nghi ngút khói trên bếp nhanh tay rót đầy. Khi trà ngấm, ông chia ra các bát ăn cơm nhỏ, mời mọi người thưởng thức. Cách pha, uống trà đặc biệt làm khói gặp sương lạnh lờ nhờ chẳng muốn rời đi, quện với hương trà thơm phức mang đến một cảm giác khoan khoái, bình yên đến lạ thường.

Uống một ngụm trà lớn, ông Sấu Cua đầy tự hào nói: “Chè Shan tuyết Phình Hồ ở núi cao, quanh năm mây mù, khí hậu ôn hoà nên phát triển hoàn toàn tự nhiên, được hấp thụ những gì tinh tuý nhất của đất trời nên có hương vị rất riêng, không nơi nào có được”. Có lẽ với một người cả cuộc đời gắn bó với cây chè Shan tuyết như ông thì việc được nói về “người bạn tâm giao”, “nhân chứng lịch sử” này là một niềm hạnh phúc.

Ông Cua nhớ lại, từ khi biết cầm roi đuổi trâu đi chăn thả đã thấy những cây chè Shan tuyết mọc xanh tốt khắp các triền đồi. Nhận thấy loại cây này có thân gỗ lớn, lớp vỏ giống như mốc trắng, cao đến hàng chục mét, tán lá rộng nên người dân giữ lại nhằm chống xói mòn đất. Lá chè ủ nước uống thấy thanh mát nên các hộ bảo nhau thu về sử dụng hàng ngày chứ chẳng ai biết giá trị đích thực của nó như thế nào.

Cách pha, uống trà đặc biệt của ông Cua mang đến cảm giác khoan khoái, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Trung Quân.

Cách pha, uống trà đặc biệt của ông Cua mang đến cảm giác khoan khoái, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Trung Quân.

Khi người Pháp chiếm đóng Yên Bái, nhận thấy những cây chè tưởng như hoang dại nhưng lại là thức uống tuyệt vời mà đất trời ban tặng, các quan Pháp chỉ đạo thư ký (người Việt làm phiên dịch) vào từng bản thu mua toàn bộ chè đã sao khô của người dân với giá 1 hào/kg hoặc đổi lấy gạo, muối.

Hòa bình lập lại, cái đói, nghèo vẫn bủa vây khắp miền sơn cước. Những cây chè Shan tuyết chứng kiến tất cả, giang rộng vòng tay mình, tạo thành điểm tựa vững chắc để người dân Phình Hồ bám víu, đèo bòng nhau qua từng cơn bĩ cực.

Chàng trai Sấu Cua khi ấy cùng với đám trai tráng trong bản hàng ngày lặn lội từ sớm tinh mơ, cầm đuốc, đeo gùi lên núi hái chè; thi nhau vác những bó củi lớn về làm chất đốt sao chè. Khi có thành phẩm lại khẩn trương khăn gói vượt núi, băng rừng đưa xuống thị xã Nghĩa Lộ bán cho người Thái hoặc đổi lấy gạo, muối… mang về. Chẳng có cân, chè được đóng thành các bọc nhỏ theo ước lượng, người mua căn cứ vào đó trả lại lượng gạo, muối tương đương. Sau này mới đươc quy đổi thành 5 hào/kg (chè khô).

Khó khăn thế nào cũng không bán cây chè Shan tuyết

Thoạt nghĩ, người mới tới Phình Hồ nghĩ người Mông ở đây sướng, bởi cây chè Shan tuyết tự nó mọc lên ở núi rừng, chẳng cần chăm sóc vẫn có thu hoạch. Sướng thì đúng là sướng thật vì không phải nơi nào cũng được ưu đãi như thế, nhưng hành trình đổi chè lấy gạo, muối đâu có dễ dàng như vậy.

Cây chè mọc tự nhiên trên núi nên không tránh khỏi bị sâu bệnh phá hoại. Kiến thức, vật tư phòng trừ sâu bệnh người dân đều thiếu cả. Thương cây, dân bản chỉ biết cầm dao phát quang phía dưới gốc, nhẹ nhàng khoét ổ bắt từng con sâu. Chẳng rõ cách làm đó có khoa học hay không, nhưng mỗi lần một con sâu được đưa ra khỏi cây thì mọi người lại như trẻ thêm 1 tuổi.

Ông Sùng Sấu Cua (ngồi giữa) chia sẻ về những trăn trở trong việc bảo vệ cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Sùng Sấu Cua (ngồi giữa) chia sẻ về những trăn trở trong việc bảo vệ cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ. Ảnh: Quang Dũng.

Không những vậy, để có những búp chè Shan tuyết chất lượng, người dân phải trèo lên tận ngọn cây cao vút, tỉ mẩn chọn từng tôm để hái. Lâu dần, tất cả nhận thấy nếu cứ để cây chè mọc tự nhiên thì không bật được búp và có thể “cao tới tận trời xanh” không thể thu hái. Ngẫm nghĩ mãi, bà con nghĩ cách phải chặt bỏ bớt cành (hiện tại, sau 2 vụ cây chè lại được người dân chặt cành 1 lần).

Tuy nhiên, chặt cành cũng phải có kỹ thuật, nếu không đúng cách cây sẽ bị nứt, gặp thời tiết lạnh, ẩm, nước ngấm vào trong cây sẽ khô héo, chết dần. Vậy là, những con dao được mài sắc lẹm, trao cho người có sức vóc nhất. Những nhát chặt dứt khoát, vát từ dưới lên “ngọt như mía lùi” khiến cây chẳng kịp có cảm giác mình vừa mất đi những cánh tay.

Khi thu hoạch, phải lựa đúng thời điểm chè mới đạt trọng lượng, vừa có chất lượng hảo hạng nhất. Thông thường, 1 năm bà con thu hoạch 3 vụ. Vụ đầu tiên vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 và vụ cuối vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch.

Trước đây không có đồng hồ, các hộ dựa vào tiếng gà gáy để lên núi hái chè. Khi nghe tiếng kẻng, tiếng trống trường ra chơi (9 – 10h) của học sinh sẽ trở về nhà. Chè tươi mang về dù được nhiều hay ít cũng phải đưa vào sao ngay vì nếu để lâu sẽ bị héo, chua. Quá trình sao chè phải cực kỳ bình tĩnh, đảm bảo đủ thời gian và độ chính xác gần như tuyệt đối. Củi sao chè phải là những cây gỗ chắc thịt, không dùng gỗ pơ mu vì mùi gỗ sẽ làm mất hương chè. Ngoài ra, tránh để vỏ ni lông, bao bì… rơi vào bếp tạo mùi khét trong quá trình sao.

Từng loại chè thành phẩm có cách sao khác nhau. Hồng trà khi mang về phải để lá tươi héo mới vò, ủ qua đêm cho lên men rồi mới đưa vào sao. Bạch trà chỉ dùng những búp non được bao phủ bởi lớp lông mao trắng, quá trình chế biến không vò, chậm rãi, vì nếu làm héo, khô trong điều kiện quá nóng chè sẽ trở thành màu đỏ, còn ở điều kiện quá lạnh sẽ trở thành màu đen…

Theo ông Cua, mỗi người có một bí kíp sao chè riêng, nhưng với ông thông thường một mẻ chè phải sao trong thời gian từ 3 đến 4 tiếng. Ban đầu để lửa to, khi nóng chảo gang chỉ dùng hơi nóng từ than. Một kinh nghiệm mà đến nay ông vẫn truyền lại cho các con là khi chưa thể ước lượng được nhiệt độ của chảo gang thì dựa vào độ cháy của thanh củi. Nghĩa là các khúc củi được chặt với kích thước bằng nhau, lần đầu củi cháy đến đâu sẽ cho chè vào đảo thì các lần sau cũng sẽ làm như thế.

“Nhìn có vẻ đơn giản nhưng để cảm nhận được nhiệt độ phù hợp và đưa ra quyết định sao chè cần sự tập trung cao độ và tình yêu mãnh liệt với từng búp chè mới có thể làm được. Bây giờ máy móc hiện đại, có thể hẹn giờ, đo được nhiệt độ, nhưng với chè Shan tuyết tự nhiên, hấp thụ tinh hoa của đất trời thì việc sao bằng bếp củi không chỉ là cách để lưu giữ hồn cốt của chè mà còn là một nét văn hóa trong cách rèn người”, ông Sấu Cua bộc bạch.

Với người dân Phình Hồ, những cây chè Shan tuyết đã trở thành người thân trong gia đình. Ảnh: Trung Quân.

Với người dân Phình Hồ, những cây chè Shan tuyết đã trở thành người thân trong gia đình. Ảnh: Trung Quân.

Khi được hỏi điều mong mỏi nhất điều gì? Ông Cua nhỏ nhẹ: “Mong không ốm, không đau để cùng con cháu, dân bản bảo vệ những cây chè Shan tuyết cổ”. Thật mừng vì trước đây cứ thấy cây nào lá đẹp là người dân đổ xô vào hái, “cha chung không ai khóc”. Bây giờ thông tin, giao thương, du lịch phát triển, giá trị của chè Shan tuyết càng rõ ràng hơn, nhà nhà bảo nhau chủ động đánh dấu, bảo vệ từng gốc chè.

Hội cao niên một mặt vận động người dân trong bản, một mặt kiến nghị với chính quyền địa phương cùng nhau thống nhất dù khó khăn thế nào cũng không được bán đất, bán những cây chè Shan tuyết cho người nơi khác. Rễ chè ôm chặt đất mẹ bao nhiêu thì người Mông sẽ ôm chặt từng gốc chè tới đó.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cho biết, đến 31/12 toàn bộ hoạt động san gạt, xử lý các điểm sạt lở trên địa...

Người đẹp Yên Bái đăng quang Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt Nam 2024

Đêm chung kết Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại TP Đà Nẵng. Sau những vòng thi, người đẹp Phạm Thị Ngọc Thanh giành được ngôi vị cao nhất. Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về Nguyễn Thị Thảo đến từ Bình Định, Á hậu 2 lần lượt là Nguyễn Thị Sim (SBD 031) và Phùng Thị Ngân (SBD 018). Trong đêm chung kết, Phạm Thị Ngọc Thanh gây ấn tượng trong phần...

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho nhân dân

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy tại Hội nghị tổng kết hoạt động Cụm thi đua MTTQ các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc năm 2024, tổ chức vào ngày 7/12 tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. ...

Tặng nhà Đại đoàn kết cho người nghèo ở  Bắc Kạn

Hộ dân được trao nhà là bà Triệu Thị Bình, thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể. Đây là hộ nghèo người dân tộc Dao, sống đơn thân, tàn tật và không nơi nương tựa. Trong quá trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP thế mạnh, đặc trưng

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP theo thế mạnh, đặc trưng như nước mắm, yến sào, rong nho và gạo chất lượng cao... Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa (áo xanh) nghe trình bày sản phẩm trầm hương. Ảnh: NH. Đa dạng sản phẩm OCOP Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Khánh Hòa đã xác định đây là giải pháp quan...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

3,4 triệu lượt xem nhà trai dùng ‘chiếc ô khổng lồ’ che mưa đi hỏi cưới

Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Vỏn vẹn 34 giây, video nhà trai dùng nhà bạt che mưa để sang nhà gái hỏi cưới thu hút 3,4 triệu lượt xem chỉ sau...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024. ...

Năm 2024 là một năm bứt phá của du lịch Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách đã và đang được quảng bá một cách rộng rãi góp phần xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm. ...

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. Chiều 17/12, thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Công ty Cổ phần...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Mới nhất

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Mới nhất