Ngày 17/5, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Đêm chung kết Hội thi Văn nghệ Việt – Trung năm 2024. Tại đây, 20 tiết mục xuất sắc với thể loại như: hát, nhảy, múa mặt nạ, kịch… đều thể hiện sự kết hợp sáng tạo, mang đậm bản sắc văn hóa của hai dân tộc
Đưa quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh trở thành hình mẫu về hợp tác địa phương
|
Trung Quốc đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu trong vấn đề Đài Loan
|
Đêm chung kết Hội thi Văn nghệ Việt – Trung năm 2024. (Ảnh: UEF) |
Hội thi thu hút sự tham gia của nhiều trường Đại học khu vực phía Nam như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia TP.HCM; Trường Đại học Công thương TP.HCM; Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành…
Thông qua nhiều thể loại như hát, nhảy, múa mặt nạ, kịch… mỗi tiết mục đều là sự kết hợp sáng tạo, mang đậm bản sắc văn hóa của cả hai dân tộc Việt – Trung. Các tiết mục cụ thể như: hát múa, đàn “Sứ Thanh Hoa”; múa “Tuyết liên đôn hoàng”; đơn ca Hồ Quảng “Lưu kim đính giải giá thọ châu”…
Tiết mục múa mặt nạ Trung Quốc. (Ảnh: UEF) |
Đại diện Ban giám khảo, ca sĩ, nhạc sĩ Sỹ Luân cho biết: “Tôi hoan nghênh tinh thần tham gia thi đấu hết mình và nghiêm túc của sinh viên. Đồng hành với hội thi qua hai mùa, tôi nhận thấy năm nay các thí sinh đã mạnh dạn hơn, có sự đầu tư nhiều hơn và sáng tạo hơn. Các tiết mục dự thi chung kết đều xuất sắc, thể hiện tinh thần gắn kết, giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia thông qua việc sử dụng đạo cụ, trang phục, cảnh trí kết hợp với khả năng ca hát, vũ đạo, diễn xuất…”
Sự kết hợp văn hóa Việt Nam – Trung Quốc thông qua trang phục, bối cảnh. (Ảnh: UEF) |
Sau phần thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn các tiết mục đạt giải Nhất, Nhì, Ba cùng giải Ấn tượng và giải Triển vọng. Ngoài ra, Viện Văn hóa – Nghệ thuật, trường Đại học Kinh tế Tài chính (UEF) còn trao tặng các suất học bổng “Dancing Musical” có giá trị từ 30% đến 70% cho các giải Nhất, Nhì, Ba.
Ban Giám khảo lựa chọn những tiết mục xuất sắc nhất để trao giải. (Ảnh: UEF) |
Đồng hành với hội thi từ những ngày đầu tiên, TS. Nhan Cẩm Trí, Trưởng Ban tổ chức cho biết, hội thi đã tạo nên sân chơi uy tín và chất lượng dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng và những bạn trẻ yêu thích văn hóa Trung Hoa nói chung. Đây cũng là dịp để các cơ sở đào tạo về tiếng Trung giao lưu và kết nối cùng nhau. Các trường rất nhiệt tình ủng hộ cho các em sinh viên đăng ký tham gia dự thi. Nhiều đơn vị đầu tư dàn dựng các tiết mục công phu, hoành tráng tạo nên những đêm thi cuốn hút, thể hiện sâu sắc tinh thần gắn bó giữa hai dân tộc Việt – Trung.
Theo ông Từ Châu, đại diện Lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại TP.HCM, hội thi là hành động thiết thực cho việc khuyến khích người trẻ tìm hiểu về Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Trong thời gian tới, ông mong muốn có thêm nhiều hoạt động tương tự làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa sinh viên, thanh niên hai quốc gia, cùng nhau kiến tạo cộng đồng sẻ chia, gắn kết.
Đồng thời, ông Từ Châu khẳng định, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc luôn coi trọng việc hỗ trợ cho giáo dục tiếng Trung trong các trường đại học ở Việt Nam, sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò là cầu nối, đồng hành với các trường đại học ở khu vực miền Nam.
Việt Nam là điểm đến ưa thích của khách Đài Loan (Trung Quốc)
Các địa điểm ở châu Á, bao gồm Việt Nam, luôn nằm trong danh sách ưa thích của du khách Đài Loan (Trung Quốc). |
Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay, dịch vụ logistics (giao, nhận, vận tải hàng hóa, xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, đóng gói, khai báo thủ tục hải quan…) vẫn còn là “điểm nghẽn”. Để tạo bước đột phá trong giao thương hàng hóa nông sản với Trung Quốc, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics cần được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. |
Nguồn: https://thoidai.com.vn/chung-ket-hoi-thi-van-nghe-viet-trung-nam-2024-sang-tao-dam-ban-sac-van-hoa-hai-dan-toc-200041.html